Thứ Bảy, 28 tháng 4, 2012

Bài hát Nga - Желаю Счастья В Личной Жизни

Dạo này bận quá! Không có dịp lướt web nghe đài đọc báo.:D

Đầu hè rồi! Giới thiệu cùng các bạn bài hát mình rất thích của Алла Пугачева trong album nổi tiếng "Счастья в личной жизни!"

Chúc các bạn ngày lễ vui vẻ cùng gia đình!

BAKU



Thứ Sáu, 27 tháng 4, 2012

Kỳ nghỉ của mỗi người

Hưng viết giấy xin nghỉ gần hai tuần. Những ngày quay phim dồn dập và công việc không tên chất như núi để chuẩn bị cho chương trình TV mới khiến anh mệt rời rã trong nhiều ngày. Bây giờ, khi mọi thứ dường đã vào guồng một cách suôn sẻ, anh quyết định dành cho mình ít thời gian.

Anh nhờ cô trợ lý đặt giúp phòng ở một resort gần biển. Anh đã xem qua trang web và rất thích thú với những căn biệt thự nằm rải rác trên sườn đồi hướng biển, trông có vẻ biệt lập và yên tĩnh lạ lùng. Cô trợ lý ái ngại thông báo cho anh rằng ở đó hiện chưa có hệ thống Internet. Hưng cười, không sao, anh cũng chẳng cần Internet làm gì. Có gì em cứ gọi điện cho anh là được. Đột nhiên trong đầu Hưng hiện ra một đoạn quảng cáo từng xem đâu đó, hình như là quảng cáo của một resort ở nước ngoài. Bạn cần internet? Bạn cần truyền hình cáp? Bạn cần điện thoại? Vậy bạn ở nhà đi, đến resort làm gì? Đại khái thế. Nghe hơi vớ vẩn, nhưng không phải là không có lý.

Xuống xe bus, anh phải bắt xe ôm vào thêm 20 km nữa mới đến resort. Ông xe ôm hơi say, lao vèo vèo qua những đoạn quanh một bên là núi, một bên là vực biển. Ngồi sau bám chặt yên xe, Hưng thầm nghĩ nếu chết kiểu này chắc vô duyên tệ. May sao, anh cũng đến nơi an toàn. Ông xe ôm vẫn còn đủ tỉnh táo để dặn dò Hưng ?oÊ cậu kia, buổi chiều đừng tắm biển. Sóng mạnh lắm!? Hưng gục gặc, nhét túi ông một tờ tiền lớn và gói thuốc vừa móc trong balô ?oXỉn, chạy vừa thôi nghe bố!?. Giọng địa phương trọ trẹ nhưng đầy vẻ quan tâm lúc nãy bỗng nhiên làm Hưng xúc động. Và một chút cô độc nữa, anh thấy vậy.

Ngày hè trở rét

Ngày hè trở rét

Thơ: Lưu Quang Vũ

Giữa mùa hè nắng chang
sớm nay ngày trở lạnh
heo may và mưa xám
se lòng như chớm đông
phố phường ngỡ rộng hơn
gió lùa khung cửa rét
như một chiều đông trước
em về mưa ướt vai
“nỗi buồn riêng trong cây
chỉ có mình em biết
suốt đời không ngủ được
là ngọn gió heo may”
vòm lá ướt sớm nay
sau mưa càng óng mượt
người đi xe tíu tít
phải em đang mong chở

Ôi cái rét trái mùa
đất trời kỳ lạ thật
khó hiểu như lòng người
những vui buồn trái ngược
Hôm qua còn nóng bức
và mai lại nắng thiêu
ngày lạnh được bao nhiêu:
một nụ cười bé bỏng
một lá thư đến chậm
từ đâu ngọn gió về?

Thương ngày lạnh giữa hè
không theo mùa định trước
thương em, thương chẳng hết
năm tháng đã qua nhanh
em ở giữa lòng anh
một ngày hè trở rét…

Nguồn: BMM Blog

Chủ Nhật, 22 tháng 4, 2012

"Ông Lê-nin ở nước Nga..."

Hôm nay là ngày sinh V.I.Lenin, tình cờ đọc được bài viết "Ông Lê Nin ở nước Nga...". Chỉ thấy có 2 tấm hình này thú vị, post lại chia sẻ với các bạn. Theo chú thích tại nguồn bài viết thì 2 tấm hình này được chụp tại Quảng trường Đỏ - Nga, do tác giả giaophuong, thành viên Diễn đàn Otofun.net thực hiện.

2 tấm hình này chứng tỏ 1 điều: Vẫn còn có những người muốn chụp ảnh với V.I.Lenin bằng xương bằng thịt, không biết vì nhớ Ông hay vì 1 lý do gì khác. Bất luận vì lý do gì, V.I.Lenin vẫn là 1 phần không thể thiếu của nước Nga!

Mừng Ngày sinh của V.I.Lenin!

Nguồn ảnh: MTH blog

Nghe lại "Earth Song" nhân Ngày Trái đất 22-4


Thứ Sáu, 20 tháng 4, 2012

Vài hình ảnh khám phá Tháp Rùa, Hồ Hoàn Kiếm

Thư gửi con trai: Mối tình đầu


Con trai yêu quý,

Hồi con học lớp một, trời mưa to, mẹ đã nhìn thấy con giữ chặt cái ô nhỏ trong tay, bước mạnh mẽ và tự hào phía sau để che cho L suốt chặng đường  từ trường về nhà bạn. Mẹ đã được thấy con và L lớn lên cùng nhau, thân thiết với nhau suốt những năm tiểu học. Mẹ biết con vui đến thế nào khi bạn mang quà sang cho con vào ngày sinh nhật và đã buồn biết bao khi không được học cùng trường với bạn khi chuyển cấp.
Mẹ cũng biết, suốt ba năm trung học, con vẫn đạp xe qua nhà bạn mỗi chiều tan học, dẫu đường về nhà bạn ngược một đoạn so với nhà mình. Và con đã rất vui mỗi khi được nói chuyện với bạn dăm ba phút khi tình cờ gặp nhau ở bến xe buýt gần nhà.

Nhưng mẹ đã bất ngờ khi con thổ lộ với đôi mắt đỏ hoe: "Bạn ấy từ chối con rồi mẹ ạ!"
Dẫu con đã đọc hết cuốn "Cẩm nang cho các chàng trai trẻ", đã cao hơn mẹ và đi chật giày của bố, đã bắt đầu cạo râu và rửa mặt bằng đồ của đàn ông, dẫu giọng nói của con đã vỡ ồ ồ và mặt con lấm tấm đầy trứng cá, mẹ không ngờ rằng con mẹ đã là chàng trai trẻ biết yêu.

Thứ Hai, 16 tháng 4, 2012

Giới thiệu blog "Vui-Khỏe-Ấm-No"


Các bạn bên Tổ chức Plan International đã chính thức mở Quỹ Vui-Khỏe-Ấm-No sau khi thực hiện thành công Chương trình "Áo ấm cho em" từ 8/2011.

Mời các bạn ghé thăm Blog của Quỹ Vui-Khỏe-Ấm-No tại địa chỉ http://vuikhoeamno.wordpress.com/2012/04/04/donh-hanh-vi-nu-cuoi-tre/ để biết thêm chi tiết và cùng đồng hành vì trẻ em vùng cao, vùng sâu, vùng xa.

Quỹ Vui-Khỏe-Ấm-No đã lên báo rồi, các bạn nhé!

Thân mến.

Thứ Sáu, 13 tháng 4, 2012

Tháng Tư


Tháng Tư về, gió chưa hát mùa hè, nhưng tôi đã bắt đầu thấy nhớ nhung những giấc mơ nào xa lắm. Về hoa loa kèn trắng tinh khôi, về Hà Nội những ngày bỏng nắng, và về chúng ta. Làm sao cho tôi được quay về ngày đó, được bạn chở đi trên chiếc xe máy cà tàng xuôi dọc theo các con đường hối hả của thành phố mới quen, nói đủ các thứ chuyện vẩn vơ trên đời. Bạn có nhớ không? Tuổi trẻ của chúng ta ở đó. Tuổi trẻ của chúng ta đã có những ngày tháng đó. Chúng ta đã từng nghe thấy tiếng khóc thanh xuân nhói lòng của nhau, giữa lúc đô thị lên cơn sốt hầm hập. Tôi sẽ không quên. Sẽ không bao giờ quên. Rằng chúng ta đã có một mùa hè như thế.
+
Thỉnh thoảng tôi cũng muốn viết về Hà Nội. Thỉnh thoảng tôi cũng muốn nói cho em biết, rằng đôi khi, chỉ gọi tên Hà Nội thôi, tôi đã thấy chùng lòng. Không phải nơi chôn rau cắt rốn, không phải nơi gắn bó tuổi thơ, Hà Nội đối với tôi chỉ giống như người chủ nhà đối với tên khách trọ. Nhưng tôi đã phải lòng cô chủ nhà ấy, từ lúc nào không hay. Vào một buổi sáng mùa đông đi làm, ngắm nhìn màn sương mờ mờ giăng trên các nóc nhà xiêu vẹo biển quảng cáo. Vào một buổi tối mùa hè an nhàn, ngồi cạnh bạn bè, hít hà hương cà phê thơm nồng tỉnh thức. Vào một buổi đêm khuya sau cơn mưa, xách xe ra khỏi nhà, chạy lên Bờ Hồ trà đá, tận hưởng vẻ yên tĩnh của một thành phố ngủ say. Vào một ngày hoa sưa nở. Vào một ngày loa kèn bỗng trải trắng các thúng hoa rong ven đường.
Tất cả tất cả, tôi cứ yêu Hà Nội dịu dàng như thế. Như một gã si tình yêu một nàng thơ. Dù rằng, nàng thơ ấy chẳng bao giờ là của tôi, em ạ.
+
“Tiếc quá, mùa loa kèn thì ngắn mà hạ lại chóng tàn.”
Nhưng em, tôi vẫn yêu loa kèn, nhiều lắm.
.JJ.

Nguồn: BMM Blog

Thứ Ba, 10 tháng 4, 2012

Thi thoảng

Thi thoảng, vào những ngày nắng đẹp, khi không thể chạy rong ngoài phố, chọn mua một cuốn sách mới ở Nguyễn Xí rồi túc tắc sang Tràng Tiền ăn một cái kem va-ni hay ngồi nhâm nhi một tách cà phê và ngắm phố, tôi tự thưởng cho mình một track nhạc hay và tách trà nhài xanh thơm nóng. Đời bình yên như một khoảng trời xanh!

Thi thoảng, khi cả ngày tất bật mà mãi không hết việc, đầu bẩn tóc rối và người ngợm lôi thôi, tôi ôm con vào lòng thật chặt, bỗng thấy hài lòng vì đã được làm một người đàn bà bình thường đúng nghĩa, được nấu ăn giặt áo, được giận được thương, được yêu được ghét, được nằm bên chồng con ngủ ấm áp trong những đêm mưa, được ra oai mắng con trai ở bẩn, con gái học lười.  Các con tôi là tuổi trẻ và hy vọng mà chúng tôi để lại, như bố mẹ, ông bà đã để tuổi cho con. Tự thấy mình may mắn vì trong nhà có cả bước chân người già và tiếng cười con trẻ.

Thi thoảng, những lúc thật buồn, những lúc lòng trùng xuống và thế giới tối tăm, chỉ muốn nằm xuống và không thức dậy, hay vào những khoảng lặng khi bão dông đang cuồn cuộn tới, tôi gọi điện cho mẹ và kể những chuyện vui. Giọng nói của mẹ là đủ để tôi thấy sự hồi sinh của một cây xanh từng bị bão lũ vùi dập mà vẫn quyết đi đến tận cùng cuộc sống. Ừ, nếu không có những đoạn bão dông, thì sao ta biết yêu thương ngày nắng đẹp.

Thứ Hai, 9 tháng 4, 2012

7 món ăn quý hiếm của Từ Hy Thái Hậu

Trên thế giới có hàng ngàn bữa tiệc sang trọng, lạ lùng, tốn kém. Nhưng khi nói đến chuyện ăn uống, tiệc tùng, phải kể người Trung Hoa dẫn đầu, cầu kỳ nhất. Và trong suốt chiều dài lịch sử nhân loại cho đến ngày nay, chưa có yến tiệc nào linh đình, trọng thể, vĩ đại… bằng tiệc Xuân năm Canh Tý (1874) do Từ Hi Thái Hậu (Tây Thái Hậu), đời nhà Thanh Trung Hoa, tổ chức để khoản đãi phái đoàn Sứ Thần, tướng lãnh các quốc gia Tây phương.

Tiệc được chuẩn bị 11 tháng 6 ngày trước, sử dụng 1750 người phục vụ, tốn kém 98 triệu hoa viên thời đó tương đương 374 ngàn lượng vàng ròng, gồm 400 thực khách và đại tiệc kéo dài suốt 7 ngày đêm bắt đầu từ giao thừa (12 giờ đêm) Tết nguyên đán Canh Tý.

Thực Ðơn
Gồm tất cả 140 món. Theo chiếu chỉ của Tây Thái Hậu, mỗi tỉnh tuyển lựa mười đầu bếp tài giỏi. Các đầu bếp này họp nhau ở thủ đô từ ngày rằm tháng hai năm Kỷ Hợi (1873) nghĩa là 11 tháng 6 ngày trước đại tiệc để cùng nhau soạn thảo các món ăn ngon, lạ.
Sau gần hai tháng thảo luận, một thực đơn gồm 140 món được chế biến, trong số này có 7 món thật bổ dưỡng, thật đặc biệt, thật lạ lùng, mỗi ngày chỉ thiết đãi một món, thực khách ăn vào chẳng những không thấy đầy bụng mà sự mệt mỏi, bực bội như tan biến đi, tinh thần sảng khoái gấp bội.
 

Bảy món ấy là:

Chủ Nhật, 8 tháng 4, 2012

Những hình ảnh về Hà Nội... 'quái lạ' trong mắt khách Tây


Đối với du khách quốc tế, Hà Nội luôn là một điểm đến đầy bất ngờ. Họ có thểbắt gặp tại đây những hình ảnh lạ lùng ít nơi nào có...
Dưới đây là một số hình ảnh độc đáo về Hà Nội do các nhiếp ảnh gia quốc tếghi lại, được đăng tải trên trang Corbisimages.com.
Giao thông ở Hà Nội luôn là nguồn cảm hứng muôn thuở đối với du khách quốc tế vì sự hỗn độn một cách... khó hiểu của nó.

Thứ Ba, 3 tháng 4, 2012

Cơm vợ nấu

Một người bạn của chồng suýt phá vỡ sự êm ấm của gia đình chỉ từ một hộp cơm trưa có món thịt viên xốt cà chua, trong khi vợ ở nhà luôn than phiền bận rộn nên món thịt lúc nào cũng luộc cho nhanh. Chồng nghĩ mình không bao giờ rơi vào hoàn cảnh đó. Nhưng, chồng cũng chỉ là một người đàn ông!



Khi chuẩn bị điện thoại tới quán cơm văn phòng để đặt cơm, cô vui vẻ hỏi từng người thích ăn món gì khiến chồng bỗng chú ý tới cô. Dường như đã lâu chồng không còn nhớ mình thích ăn món gì. Trong mâm có gì thì ăn món đó. Cũng chưa bao giờ vợ hỏi chồng thích ăn món gì.
Anh nói: "Cô gọi món gì cũng được". Cô chọn cho anh món cá kho với lý do "ăn cá tốt hơn ăn thịt".
Bất giác anh gõ lên Google, đúng là người ta khuyên nên ăn cá. Cô hẳn là người vợ rất biết cách chăm sóc chồng con. Anh giật mình nhận ra mình đang thoáng có sự so sánh.
Chiều về nhà, chồng chợt chú ý, bữa cơm có món thịt sườn kho và canh cải cũng nấu với thịt. Chồng nói, giữ giọng của mình thật tự nhiên: "Đọc báo nghe nói ăn cá tốt cho sức khỏe hơn". Đứa con lớn vừa nhai vừa láu táu: "Thịt kho ngon quá mà ba".
Vợ mát mẻ: "Ba của con có bao giờ thèm chú ý tới chuyện tầm thường như nấu nướng, ăn uống đâu". Chồng đỏ mặt, nhớ ra mình cũng chưa bao giờ để ý vợ nấu gì, cũng chưa bao giờ khen vợ nấu món này thơm món kia ngọt… Giờ muốn thốt lời khen món sườn ngon nhưng vẻ trách móc của vợ khiến chồng ngượng. Giá như vợ đừng có vẻ trách móc kia…
Buổi sáng trôi qua, anh nhận ra mình đang mong tới giờ cơm trưa. Câu hỏi vang lên với giọng nồng nhiệt: "Ai thích món gì, nhà hàng hân hạnh phục vụ". Mọi người vui vẻ đọc tên món mình muốn ăn. Mở nắp hộp cơm của mình, cô hít hà khen "ngon quá chừng", rồi cô nhìn sang hộp của anh, cũng hít hà "hấp dẫn quá hả?". Cô lại le lưỡi "ăn cơm quán này chừng một tháng chắc mình mất eo quá, trời ơi, ngày mai phải tìm quán nào nấu dở hơn mới được".
Không thể không bật cười. Ăn cơm với cô thật vui.
"Quán không phân biệt nam nữ nên hộp nào cũng nhiều quá trời", cô vừa nói vừa xúc bớt cơm ở hộp của cô sang hộp của anh. Và cả canh nữa. Cơm hộp, thức ăn mặn thì đầy đặn nhưng canh chỉ lưng chén, vậy mà cô cũng kiếm cớ để san bớt cho anh.
Và những hộp cơm sau đó, cô luôn nhớ hôm qua anh đã ăn món gì để gọi không bị trùng lặp.
Anh lờ mờ nhận ra điều gì đó. Anh sợ. Nhưng những sợi tơ vẫn len lỏi và cứ dài thêm ra. Nó theo anh về đến bữa cơm chiều ở nhà. Tim anh thắt lại khi thằng cu lớn hỏi: "Sao ba ăn ít vậy?".
Không phải là vợ hỏi.
Nhưng, chồng có bao giờ để ý vợ ăn ít hay nhiều đâu. Ừ, mình cũng như vợ thôi mà.
Anh vẫn chờ đến giờ cơm trưa, vẫn cảm thấy nóng mặt khi chạm ánh mắt cô, nhưng cuối cùng anh cũng nói ra được điều mình cần nói khi cô gắp bớt thức ăn sang hộp của anh: "Món này ở nhà bà xã nấu ngon lắm".
Ánh mắt cô khựng lại, rồi cô gượng cười: "Ăn ngoài mà nhớ tới bà xã nấu là nhất anh đó nghe".
Anh thầm cám ơn cô đã thấu hiểu, rồi tự hỏi mình có thể là nhất được không? Không, anh biết là không. Khen là để cô hiểu chứ thật tình anh chưa khen vợ nấu ngon bao giờ. Sự so sánh giữa cô và vợ khiến anh tình cờ nhận ra mình còn tệ lắm.
Anh sẽ cố gắng. Ừ, anh sẽ bắt chước cô, sẽ khen cơm dẻo, món xào thơm, món kho đậm đà, sẽ xúc thức ăn vào chén cho vợ, sẽ biến bữa cơm thường ngày thành bữa tiệc vui.
Ừ, ngay chiều nay anh sẽ… cho dù trong mâm là cá chiên xù, thịt nướng sả ớt hay chỉ là cái trứng luộc vội.
Theo Nguyên Hương
PNO

Thứ Hai, 2 tháng 4, 2012

Lễ hội thả diều Bá Giang

Hội thả diều làng Bá Giang ở xã Hồng Hà, huyện Đan Phượng, tỉnh Hà Tây (nay thuộc Hà Nội), diễn ra vào ngày rằm tháng ba âm lịch. Hội thả diều này gắn với "tiệc" ông Nguyễn Cả, một danh nhân của làng, nguyên là tướng giỏi của Đinh Tiên Hoàng. 
 


Sau khi giúp vua Đinh thu giang sơn về một mối, dựng nền độc lập, ông Nguyễn Cả từ quan, về quê dạy dân trồng trọt, mở mang cơ nghiệp. Có truyền thuyết cho rằng, ông Nguyễn Cả vốn là con của một Hầu Công (ông khỉ). Về cuối đời, ông sống cảnh điền viên và bày những trò vui thanh cao, trong đó có chơi diều cùng đám trẻ mục đồng. Một hôm, trên gò đất ông hay cùng mọi người chơi diều, bỗng Hầu Công xuất hiện. Ông cúi đầu làm lễ kính cẩn. Khi đó, hiện ra mây trắng sà xuống nâng hòn đá bay lên. Mây trắng bọc hòn đá thoắt biến thành mây ngũ sắc. Và văng vẳng có giọng đọc thơ:

"Giáng sinh trần thế tại gò này
Nay lại về trời tựa áng mây..."


Tiếng thơ vừa dứt thì sấm chớp, mưa gió. Ông Nguyễn Cả cũng hóa lúc đó. Nhân dân tiếc thương lập miếu thờ ông Nguyễn Cả ngay ở gò đất này. Hiện nay, miếu ông Cả còn đôi câu đối:

"Sinh tiền tích trứ Đinh triều soái
Hóa hậu linh chiêu Bá ấp thần"

(Khi sống triều đình lừng tướng giỏi
Hóa rồi ấp Bá rạng thần thiêng)

Ngày nay, miếu Bá Giang đã được Nhà nước xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa. Cửa miếu nhìn ra cánh đồng rộng và con đê sông Hồng. Đây cũng là địa điểm hằng năm mở hội thả diều.

Tháng ba mới là hội thi, nhưng từ tháng tám năm trước, trong làng đã rục rịch làm diều. Người ta chọn tre, mua giấy, khoét sáo, chuốt dây... rất tỷ mỉ, công phu. Xưa kia, dây diều làm bằng tre bánh tẻ vót chuốt đều, nối dài, rồi cuộn lại ngâm vào nước quả cây chuối hột và muối, rồi ninh sôi trong nồi ba mươi cả một ngày, thành dây vừa dai vừa mềm. Làm sáo diều bằng cách dùng nan tre đan thành ống, dùng sơn ta đun mà gắn với miệng sáo khoét bằng gỗ vàng tâm. Chiếc sáo vừa nhẹ, lại có tiếng vừa thanh, vừa ấm. Giấy dán diều bồi bằng giấy bản. Thời nay, dây diều là dây ni-lông, diều càng nhẹ càng dễ bay cao.

Mở màn hội thi thả diều là lễ rước bánh dày tưởng nhớ thần nhân. Sau đó, cuộc thi diều bắt đầu. Một người khéo tay nhất làng được cử làm chiếc diều tượng trưng to nhất, dài 5m, rộng 1,5m dán giấy hồng điều, trên cánh diều có đề bài thơ:

Gió hát trăng thanh hồn non nước
Sải cánh diều bay nhạc sáo ngân
Khi thiêng tướng Cả lưu truyền thống
Anh hùng rạng rỡ sáng lòng dân.


Mở đầu cuộc thi là lễ trình diều. Mọi người dự thi đều mang diều đến trình trước cửa Miếu. Mỗi năm có dăm, sáu chục người dự thi, ngoài người Bá Giang, còn có người Hạ Mỗ, Tân Hội, Liên Trung... Diều dự thi có thể dài đến 3 m, nhỏ thì cũng dài tới 1 m. Trong gió nồm nam của buổi chiều quê, mấy chục cánh diều cùng bay lên. Dưới đồng, lúa đang thì con gái rì rào. Trên trời, tiếng sáo vi vút bay xa. Người ở trên bờ đê, ở trước sân đình, ở trong làng đều có thể ngắm diều bay và nghe tiếng sáo hòa âm nhiều giọng rất đa cảm. Thỉnh thoảng, có con diều đứt dây, bay về phía sông Hồng. Người xem hội hò reo huyên náo và cười vang rất sảng khoái. Trẻ nhỏ trong làng đua nhau thả lên trời hàng trăm diều nhỏ có đuôi bay phấp phới. Như vậy, trên không gian có mấy tầng diều cao thấp bay chấp chới nhiều vẻ. Tiếng sáo càng cao lại càng vang xa, làng diều trông thật ngoạn mục.

Hội diều diễn ra chừng hai tiếng đồng hồ thì một số diều bị đứt dây, tự loại khỏi cuộc thi. Số diều đạt đến tầng cao và bay đậu giữa trời đã giảm dần. Vào giai đoạn chung kết chỉ còn mươi chiếc diều. Ban tổ chức hội thi tập trung ở đền Châu Trần, ngay cạnh miếu Bá Giang. Những người ứng thí lùa dây diều vào buộc ở hàng cột trước cửa đền Châu Trần. Các giải nhất, nhì, ba trao cho những người có diều bay cao, không chao đảo và có tiếng sáo hay nhất. Sau khi người trúng giải đem phần thưởng vào lễ tạ nhân thần, hội thi kết thúc.

Vậy nhưng, những con diều vẫn còn bay đến tận đêm khuya. Làng Bá Giang trong đêm trăng với tiếng sáo diều thật thanh bình, thật thương mến...

Lưu Anh (Hà Nội Ngày Nay )