Thứ Tư, 30 tháng 11, 2011

20.11.2011

Nếu xem ngày "toàn nhất" 11/11/11 là ngày đặc biệt thì Ngày "Nhà giáo Việt Nam" năm nay, 20.11.2011, cũng là một ngày đặc biệt như vậy!

Với Lớp Nga 2, ngày này năm nay còn thêm phần đặc biệt bởi lẽ, thay vì tới thăm các thầy cô giáo tại nhà riêng hay họp mặt ở trường cũ hoặc mời các thầy cô giáo tới 1 địa điểm sang trọng, lịch sự nào đó, thì thầy và trò Lớp Nga 2 lại gặp nhau tại 1 nơi rất dân dã: Quán bia hơi 19C Ngọc Hà, phía sau lưng Lăng Bác. Kết thúc buổi gặp gỡ lúc ngoài 2h chiều, hẳn nhiều đứa trong Lớp đã có cùng suy nghĩ: Tại sao từ trước tới nay chúng nó chưa bao giờ tụ tập bia hơi như thế này nhỉ?

Thứ Bảy, 26 tháng 11, 2011

Mùa đông cũng biết hát tình ca

Tác giả: Việt Anh

Mùa đông cũng biết hát tình ca

Tôi bắt đầu nhận ra hơi hướm mùa đông về từ đợt gió mùa cuối tháng 10. Thời khắc giao mùa luôn được ghi dấu bằng kiểu thời tiết điển hình: ngày rất nắng, và đêm thì rất lạnh. Mùa thu đang cố sải những bước đơn độc cuối cùng, trước khi nhường hẳn cho cái lạnh giá của mùa đông. Từ ban công nhà mình, mỗi buổi chiều, khi trời trở nên tối nhanh hơn, khi màn sương mỏng bắt đầu hiện hữu, khi mọi người vội vã trở về sau một ngày tất bật…và cả khi nhận ra chỉ một tấm áo mỏng không đủ giữ ấm mình, tôi nhận ra mùa đông. Háo hức, say mê, và cả phút bối rối rất điển hình khi lâu lắm mới được tái ngộ một người bạn cũ.

С Днём Рождения Nguyễn Nam Sơn!


Thứ Sáu, 25 tháng 11, 2011

Bài hát Nga - Мой адрес Советский Союз

Hồi còn nhỏ đây là một trong những bài hát luôn được nghe thấy trên đài và đặt chân lên đất nước Liên Xô tươi đẹp là một niềm mơ ước của đám trẻ con chúng tôi. Các bạn cùng nghe bài hát Мой адрес Советский Союз này nhé!



Thứ Tư, 23 tháng 11, 2011

“Ấm lắm các cô chú ơi…”

Chuyến đi công tác Mèo Vạc đã lùi lại phía sau nhường chỗ cho công việc thường ngày khác nhưng những hành động để có thêm “Quần áo ấm và chăn bông cho trẻ em miền núi” vẫn luôn tiếp tục. Trong ngày Hà Nội đổi thời tiết, anh chị em bảo nhau “mưa phùn cứ như sắp Tết ấy nhỉ”, chúng tôi nhận được những lá thư cùng hình ảnh gửi về từ Xín Mần, Hoàng Su Phì và Mèo Vạc – Hà Giang. Phấn  khởi hơn nữa, hôm nay đếm số tiền nhận từ đồng nghiệp và các bạn trong khi đi Mèo Vạc từ tuần trước nữa đến hôm nay lại đủ mua thêm 50 cái chăn bông mới nữa. Ai cũng vui lắm. Xin chia sẻ tới tất cả các đồng nghiệp và bạn bè, những người đã đồng hành và mong các bạn tiếp tục đồng hành.

Trong những lá thư đấy có những đoạn viết giản dị, chân thành:

Các anh chị thân mến,

Hôm nay nhiệt độ ngoài trời tại thôn Há Tầu, xã Cán Chu Phìn, Mèo Vạc là 9 độ C. Trời mưa phùn càng làm cho cái rét khủng khiếp hơn. Thời tiết khắc nghiệt đã, đang và sẽ gây rất nhiều khó khăn cho trẻ em và cộng đồng dân tộc thiểu số. Trong những ngày lạnh cắt da, cắt thịt với sương mù bao phủ kín, hình ảnh những em bé chân đất, quần áo phong phanh tím tái da thịt bởi cái rét vùng cao luôn làm chúng em trăn trở. “Tấm Lòng” của các chị và những người bạn đã đến tận tay các em. Thay lời cho các gia đình, các em nhỏ và các thầy cô giáo, em gửi lời cảm ơn tới các anh các chị đã quyên góp quà cho Mèo Vạc đợt vừa qua.

Chỉ cần một bộ quần áo ấm, một cái chăn bông từ các anh chị cũng đủ giúp cho các em nhỏ và gia đình các em cảm thấy ẤM LÒNG để vượt qua được mùa đông khắc nghiệt năm nay. Mũ len, dép nhựa, giầy bata cho trẻ đều rất hữu dụng.

Đội công tác của Plan tại Mèo Vạc sẽ là Cầu nối giữa các anh chị với gia đình và các em nhỏ thiệt thòi nơi đây.

Một lần nữa xin chân thành cảm ơn các anh chị.”

Chủ Nhật, 20 tháng 11, 2011

Biết đâu đấy, một ngày nào đó mình lại trở thành cô giáo ….

Ngày 20/11 đã đến, nhớ các thầy cô giáo đã từng dậy mình, nhớ các bạn đã từng học cùng trường sư phạm, lại chạnh nghĩ là đáng ra mình cũng trở thành cô giáo. Ít nhất mình cũng có ba kỳ thực tập ở cả trường cấp I, cấp II và cấp III, cũng đã từng có học sinh sụt sùi khóc khi chia tay cô giáo và tặng hoa nhân ngày 20/11. Thế mà ra trường là hết luôn cơ hội làm cô giáo. Không những thế, có lần khi nói đến chuyện là sau này khi đã có thêm nhiều kinh nghiệm, mình muốn quay lại nghề giáo, chồng mình bảo “Em chưa làm được cô giáo đâu. Em chưa phải là người kiên trì. Em mà làm cô giáo, có ngày cáu, nổi sung lên, quát mắng và đánh học sinh, gia đình người ta bắt đền cho đấy”. Chắc chồng “sợ” khi mỗi lần thấy vợ “dậy con”. Kể ra cũng có phần đúng. Làm nghề giáo không hề dễ nhưng cũng đã từng có lần mình được làm và gọi là cô giáo đấy chứ.

Thời gian trôi đi vùn vụt. Thế mà đã tròn 20 năm kể từ ngày cậu học sinh đầu tiên mới học lớp một có tên Đê Nhíc ở một trường tiểu học ở thành phố Minsk cứ thập thò đứng ở cửa lớp đợi cô giáo thực tập. Câu bé cứ lẽo đẽo đi theo, chắc phần vì hiếu kỳ về cô giáo không phải là người bản xứ, chắc phần vì cũng thấy hơi lạ vì buổi sinh hoạt lớp cuối tuần được nghe kể về đất nước Việt Nam với cái thứ tiếng Nga lơ lớ của cô. Ngày hôm sau, cậu bé lại đợi tìm bằng được lớp cô giáo có tiết dạy và mời bằng được cô giáo về nhà chơi. Đấy cũng là lần đầu tiên mình thực sự cảm nhận được sự hiếu khách và nồng hậu của một gia đình người Nga. Lúc chia tay, cậu bé tặng cô giáo bức ảnh đẹp nhất của mình. Món quà kỷ niệm của gia đình là một chiếc vòng sắt do bố cậu bé tự gò, có gắn đá Biển Đen, nơi gia đình đã từng có dịp đặt chân tới. Sau này nghe chuyện mình mới biết đấy là một trong những vật kỷ niệm rất quý của gia đình. Người bố kỳ công không biết bao nhiêu ngày làm được chiếc vòng đấy và một đôi hoa tai. Đôi hoa tai được giữ lại cho cô con gái lớn, chị của Đê Nhíc và chiếc vòng được tặng cô giáo thực tập từ Việt Nam. 

Thời gian trôi đi với nhiều biến động, liên lạc giữa cô giáo thực tập và gia đình Đê Nhích không còn giữ được nữa, viên đá to nhất của chiếc vòng đã bị rơi tuột từ khi nào nhưng chiếc vòng vẫn còn đó như một kỷ niệm tuyệt đẹp của một thời được học làm cô giáo ở nước Nga xa xôi.

Thêm một bất ngờ nữa là cách đây không lâu, trong một buổi liên hoan, vợ một người bạn sau một ánh nhìn hơi ngỡ ngàng đã nói “Nghe tên chị thì em biết em không thể nhầm được. Em đã từng là học sinh của chị khi chị về trường em thực tập đấy. Chị ơi chị có nhớ là….” Thì ra, thời đi thực tập, đứng trên bục giảng đấy, cô giáo cũng chỉ hơn học trò lớp 12 ấy có 4 tuổi thôi. Thêm một sự trùng hợp thú vị nữa là cô bé học trò đấy giờ cũng cùng nghề với mình.

Lại chơt nhớ hồi mới gần ra trường, có một gia đình “có điều kiện” nhờ kèm cho con, một cậu bé, lúc bợm trợn lúc hiền khô. Ngày 20/11, cậu bé cũng ngượng ngùng mang đến tặng cô giáo một bó hoa phăng đỏ. Cậu bé dúi bó hoa thật nhanh vào tay cô giáo. Một lúc sau cậu bé lí nhí hỏi “Chị có thích cái mũ có buộc những dải ruy băng hoa không?” (Thời đấy loại đấy là mốt nhất Hà Nội). Chưa kịp phản ứng, cậu bé đã tiếp lời “Chị thích cái nào thì chỉ cho em nhé, lúc nào đi đường em giật cho chị một cái”. Mình chỉ kịp lắp bắp “Chị không thích đâu đấy nhé…” Sau này có lần gặp lại, cậu bé giờ đã thành bố của một cô con gái xinh xắn, tủm tỉm giới thiệu với vợ con “Đây là cô giáo của bố đấy nhé.”

Làm thầy cô giáo luôn có những niềm vui vô tận. Và biết đâu đấy, một ngày nào đó mình lại trở thành cô giáo ….

PTB 19/11/2011

Chúc mừng ngày Nhà giáo !

Nhân ngày Nhà giáo chúc mừng các thầy cô lớp Nga 
và cũng nhân dịp này chúc tất cả các bạn trong lớp mọi sự vui vẻ, hạnh phúc !
Cám ơn các bạn, nhất là Thu Ba và Quang, đã làm cho Nga 2 tiếp tục đồng hành với mỗi chúng ta !
Phương Ngọc

Kính chúc các Thầy các Cô nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam!

Thứ Bảy, 19 tháng 11, 2011

Công thức nhân sự "20C" - Vĩnh Thanh

Con hãy ráng lên giữ chức quyền
Cháu ơi! Có chức nhớ giữ yên
Các bác, các cô tình thân cả
Cụ nói vài câu được giúp liền
Cả chuyện nhà cửa xen bổng lộc
Cần biết khéo khôn chớ bỏ qua
Chăm lo cái chức cho bền vững
Chút hớ hênh thôi sẽ phiền hà
Coi tìm kẻ hở chui luật pháp
hội đến tay phải giật nhanh
Cấu đây một mớ kia một mớ
Chọn đối tác “xôm” mới tiến hành
Chỗ đứng rất cần cho đánh quả
Cho tiền những chỗ đáng bịt che
Chúng nó có gan đòi kiểm túi
cụ đây rồi dám máu me
Cái quyền cái chức lo bền vững
Chức vị ăn thua biết lót lo
Chủ chi cân đối đừng va đụng
Chốt được giàu sang tỉ phú… khò.


Nguồn:  trannhuong.com

Thứ Sáu, 18 tháng 11, 2011

Chuyện Mèo Vạc

Sao nhiều người nói về Hà Giang thế? Nhưng thực sự Hà Giang và những đứa trẻ nơi ấy luôn "ám ảnh" những người đã từng đặt chân đến nơi đây. Mình thực sự vui khi lại có thêm một người bạn cùng đồng hành và mong có thêm nhiều bạn đồng hành nữa với một mong muốn làm được thêm điều gì đó cho trẻ vùng cao. Xin gửi tới các bạn thêm "Chuyện Mèo Vạc" của bạn HBM nhé.
 
Bạn sẽ làm gì khi có trong túi 166.000 đồng? Nếu ở Hà Nội, đó có thể là một đôi vé xem phim ở cụm rạp Megastar. Thực dụng hơn là năm bát phở kèm quẩy. Nhưng đối với mỗi học sinh người Mông ở huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang, đây là số tiền nhà nước chi để ăn hai bữa một ngày trong cả một tháng.
 
Tất nhiên với chi phí như vậy, bữa ăn của các em tại trường dân tộc bán trú không thể đủ, dù thầy cô giáo và gia đình có cố gắng bổ sung từ nguồn thu nhập ít ỏi. Một cán bộ xã Giàng Chu Phìn, huyện Mèo Vạc, nói thu nhập bình quân ở đây là 3,6 triệu đồng/người/năm (hay 300.000 đồng/tháng) và các hộ gia đình rất khó khăn dù chỉ phải góp 20.000 đồng/năm/hộ cho các cháu có thêm bữa đậu phụ, cá mắm, mỗi món ăn một lần trong tuần.
Bữa trưa ở trường dân tộc bán trú xã Giàng Chu Phìn

Thứ Tư, 16 tháng 11, 2011

Mèo Vạc mầu sắc và hồn hậu


Dù Mèo Vạc vẫn còn rất nhiều khó khăn nhưng luôn đầy đầy ắp mầu sắc, tiếng cười và những con người hồn hậu giữa thiên nhiên hùng vĩ và trong trẻo. Xin chia sẻ vài hình ảnh cùng các bạn – PTB 11/2011

 Bạn có thể đi tắt qua đá. Nhưng nếu cẩn thận hơn thì cứ đường dân sinh mà đi nhé.

Thứ Hai, 14 tháng 11, 2011

Mẹ Sam lại lên núi

Chia sẻ với các bạn một trong rất nhiều câu chuyện mình vừa được trải nghiệm ở Mèo Vạc- Hà Giang nhé - PTB

Mẹ Sam lại lên núi


Mới cách đây hơn một tháng, hết sức tình cờ khi thăm các trường ở Trung tâm Xã Cán Su Phìn, nơi không quá xa trung tâm Huyện Mèo Vạc, mẹ Sam gặp cô bé Hạ Thị Già. Mẹ Sam nhìn thấy Già cùng bạn ăn cơm trưa của trường nội trú trên cái vuông chợ con con mới được lát xi măng trước cửa trường. Già mặc áo hồng, quấn khăn hồng che nửa mặt, cắm cúi ngồi ăn cùng 5-6 bạn. Cô bé Già rụt rè, nói tiếng kinh chưa sõi lại thêm bệnh đau gáy do phải làm việc nặng sớm, nhưng xinh xắn, có làn da trắng hồng như trái đào trên núi và cặp mắt màu nâu điển hình của người H’Mông . 12 tuổi, học lớp 5 nhưng Già bé hơn nhiều so với bạn cùng trang lứa ở Hà Nôi. Nghe cô giáo kể chuyện về Già, mẹ Sam như không tin vào tai mình nữa.

Một tình yêu Hà Giang


Em ở đâu?
nụ hoa nhỏ của tôi?
Đêm Đồng văn ly cà phê thật đắng
Cung đường xa tôi tìm trong hoang vắng
Ở đâu Em?
Sơn nữ của lòng tôi


Vách đá cheo leo sương đã xuống lưng trời
Ngược Phó Bản sang Sà Phìn lộng gió
Tôi tìm hoài
hình bóng Em bé nhỏ
Em nơi nao?
Tam giác mạch của tôi?


Cao nguyên mịt mờ
Em quá xa xôi
Em cứ trốn bắt tôi tìm vô vọng
Nắng Lũng Cú đốt con tim cháy bỏng
Em trong tôi
hay tôi phải lòng Em?


Như nàng tiên
Em chân chất dịu hiền
Nét thánh thiện giấu mình thung lũng nhỏ
Em đây rồi!
hạnh phúc òa trong gió
Mênh mang Em
Tam giác mạch thơ ngây


Ruộng bậc thang mươn mướt gió ngàn lay
Tôi muốn buông mình trên thảm Em ngợp nắng
Xoa dịu giùm tôi ký ức nào cay đắng
Để tôi yêu
thăm thẳm sắc màu Em.


Chẳng kiêu sa, lộng lẫy một cái tên
Em là thế,
tôi yêu Em vì thế!
Về cùng tôi nơi phố phường-Em nhé?
Em mãi là
Tam giác mạch của riêng tôi.


Chủ Nhật, 13 tháng 11, 2011

Bài hát Nga - Дорогой длинною

Một trong những bài yêu thích của mình từ hồi còn chưa đi Nga. Chắc các bạn cũng không xa lạ với bài hát này đâu.
Cuối tuần vui vẻ!

Baku



Thứ Bảy, 12 tháng 11, 2011

Sự kiện gì tiếp theo vào ngày 12.12.2012?

10.10.2010
Rất rất rất... nhiều công sức và tiền của đã được bỏ ra trong nhiều năm trời để chuẩn bị cho sự kiện hoành tráng này. Kết quả như thế nào tùy mỗi người tự đánh giá.

11.11.2011
Từ đầu 2008, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tổ chức lễ phát động bình chọn Vịnh Hạ Long là kỳ quan thiên nhiên mới của thế giới trên new7wonders.com. Ròng rã gần 4 năm trời, không biết sự kiện này tốn kém ra sao và kết quả sẽ như thế nào. Chờ lời giải đáp!

12.12.2012
Sự kiện gì sẽ tiếp theo đây?
Liệu có ngày 13.13.2013 hay 14.14... nữa không nhỉ?!
Trong thời buổi khó khăn mà cứ có những sự kiện lớn như thế này thì cũng ngại lắm!

Kính tặng Hạ Long













Trầm ngâm trên biển xanh
Hạ Long không nói về mình …

Vượt ra ngoài dục vọng
Khổng lồ mà thong dong …

Ngày 12.11.2011
Nguyễn Khoa Điềm


Nguồn: Quê Choa

Hé lộ 7 kỳ quan thiên nhiên thế giới mới


Theo trang web New7Wonders, theo kết quả cuộc kiểm phiếu đầu tiên, 7 kỳ quan thế giới mới bao gồm rừng rậm Amazon ở Nam Mỹ, Vịnh Hạ Long của Việt Nam, thác Iguazu ở Argentina và Brazil, đảo Jeju - Hàn Quốc, công viên quốc gia Komodo - Indonesia, dòng sông ngầm Puerto Pricesa - Philippines và núi Bàn -Nam Phi.

Kết quả trên được xếp theo thứ tự chữ cái, không phải theo thứ tự được bầu chọn.

Theo trang web này có thể sẽ thay đổi giữa những kỳ quan giành chiến thắng tạm thời trên, cũng như kỳ quan giành chiến thắng chung cuộc.

Hiện công tác kiểm phiếu bầu đang được kiểm tra, phê chuẩn và xác minh một cách độc lập. Kỳ quan chiến thắng cuối cùng sẽ được công bố vào đầu năm 2012, trong lễ công bố chính thức.

Thứ Tư, 9 tháng 11, 2011

Đi Hà Giang những ngày đầu đông

Đi công tác đã là một phần không thể thiếu của công việc bao năm nay. Có tháng cao điểm  đi đến hai tuần thế mà lần này đi cảm giác lạ thế không biết. Chắc chặng đường dài hơn và khó khăn hơn. Điểm đến là Mèo Vạc  Hà Giang. Vài dòng cập nhật mời mọi người cùng tham gia chuyến đi qua ảnh nhé – PTB 11/2011
 
Ngày thứ 1: Hà Nội – Thành phố Hà Giang

Xuất phát từ Hà Nội muộn hơn thường ngày vì còn tranh thủ lấy đồ, chất đồ, đón mọi người. Mỗi chuyến công tác, chẳng ai bảo ai, người nào cũng “thu vén” để có thêm ít đồ, ít quà cho các cháu ở vùng cao. Lần này, có chăn bông mới, áo rét mới, vở viết, báo, mỳ tôm và một số quần áo cho trẻ 1-3 tuổi. 

Chặng đường như ngắn hơn và dễ dàng hơn vì những câu chuyện không đầu, không cuối của anh chị em đồng nghiệp và cả những “địa chỉ” trên đường đi.


Trạm dừng chân Hàm Yên, Tuyên Quang

Thứ Ba, 8 tháng 11, 2011

Không đề gửi mùa đông



















Tác giả: Thảo Phương

Dường như ai đi ngang cửa,
Hay là ngọn gió mải chơi?
Chút nắng vàng thu se nhẹ,
Chiều nay,
Cũng bỏ ta rồi.
Làm sao về được mùa đông?
Chiều thu – cây cầu…
Đã gãy.
Lá vàng chìm bến thời gian,
Đàn cá – im lìm – không quẫy.
Ừ, thôi…
Mình ra khép cửa,
Vờ như mùa đông đang về..

Nguồn: BMM Blog

Chủ Nhật, 6 tháng 11, 2011

Bài văn lạ của học trò nghèo gây “sốc” với giáo viên trường Ams

Đề bài văn nghị luận cô giao là “Nêu quan điểm của anh (chị) về vai trò của đồng tiền trong cuộc sống” 



Thư gửi mẹ.

Mẹ thân yêu của con !

“Trời ơi là trời ! Anh ăn đi cho tôi nhờ, đừng có nhịn ăn sáng nữa. Đừng có dở hơi đi tiết kiệm mấy đồng bạc lẻ thế, anh tưởng rằng thiếu tiền như thế thì tôi chết à ?”. Đó là những “điệp khúc” mẹ cất lên hàng ngày dạo gần đây vì con quyết định nhịn ăn sáng đi học để tiết kiệm chút tiền cho mẹ, cho gia đình. Có lúc mẹ còn gắt lên, hỏi con “Sao cứ phải đắn đo khổ sở về tiền đến thế nhỉ ?” . 

Đi chơi công viên Thống nhất… ối cái hay đáo để!!! (tiếp)


Công viên là nơi của những nụ cười

 Cả nhà chiều nhau đi công viên

 Bố mẹ đang vui hơn con

Thứ Bảy, 5 tháng 11, 2011

Đi chơi công viên Thống nhất… ối cái hay đáo để!!!

Vẫn “ám ảnh” với hình ảnh công viên Thống nhất (trước kia là công viên Lê Nin) tuềnh toàng, không sạch, dịch vụ gì cũng ở mức như phân phối nên chẳng mấy khi nghĩ đến vào đấy làm gì. Con được đi công viên Thống nhất cũng chỉ do nhà trường tổ chức. 

Ngày cuối tuần, con cứ nằng nặc đòi đạp xe đạp, giữa phố phường đầy xe cộ đi lại và công viên thì chỗ nào hợp với việc đấy hơn, chắc công viên vẫn là sự lựa chọn hợp lý hơn. Đã chiều con thì chiều một thể, đi một vòng xung quanh công viên cho biết. Thế mà đi chơi công viên Thống nhất…ối cái hay đáo để!!! – PTB 10/2011

Đi công viên thì “phải” chụp ảnh

“Con cười lên tí nào!!!!”

Bài hát Nga - Ты меня любишь

Александр Серов
 
Xin giới thiệu ca khúc "Ты меня любишь" gắn liền với tên tuổi của Александр Серов



Đố vui về các loại bánh



1.  Bánh gì ăn ít mà nhiu ?
2.  Bánh gì c thúng vn kêu chưa va?
3.  Bánh gì nhn ta răng cưa?
4.  Bánh gì nên nghĩa sm trưa v chng?
5.  Bánh gì cm cm trng bông?
6.  Bánh gì ăn din nghênh ngông vi đi?
7.  Bánh gì nh, gi mp đùng?
8.  Bánh gì sng ao cùng rong rêu?
9.  Bánh gì tra vn đ điu?
10. Bánh gì ct rượu ra chiu nng thơm?
11. Bánh gì ăn c ăn rơm?
12. Bánh gì mà li bc trong che ngoài?
13. Bánh gì b bp rõ hoài?
14. n cong sp ch, đ ai bánh gì?

Thứ Sáu, 4 tháng 11, 2011

10 đặc sản tiến vua nổi tiếng của người Việt

Để được đưa vào cung tiến vua, món ăn phải có giá trị dinh dưỡng cao và hương vị tuyệt vời hiếm thấy. Có thể nói, những món đặc sản tiến vua này là "vua" của các loại đặc sản.

Nền ẩm thực phong phú của Việt Nam từ thời xa xưa đã sản sinh ra hàng trăm, hàng nghìn món ăn đặc sắc. Một phần nhỏ trong số những món ăn đó hưởng vị trí trang trọng đặc biệt khi được đưa vào cung đình để cung tiến các bậc vua chúa. Để được tuyển chọn, đó phải là những món ăn có giá trị dinh dưỡng cao và hương vị tuyệt vời hiếm thấy. Có thể nói, những món đặc sản tiến vua này là "vua" của các loại đặc sản.

Dưới đây là một số đặc sản tiến vua nổi tiếng ở Việt Nam:

1. Bánh Phu Thê
Là nơi phát tích của vương triều nhà Lý, Đình Bảng (Từ Sơn, Bắc Ninh) thường được gọi là đất vua. Đây cũng vùng đất của một đặc sản nổi tiếng, đã được đưa vào tận kinh đô Huế để tiến vua, đó là bánh phu thê.



Đúng như tên gọi của mình (phu thê nghĩa là vợ chồng), món bánh này không lẻ chiếc mà đi theo cặp. Phía sau những lớp là chuối, chiếc bánh hiện ra với lớp vỏ làm bằng bột nếp óng ánh màu vàng tươi. Nhân bánh là đỗ xanh giã nhuyễn, nhào đường, có thể cho thêm dừa.

Thứ Năm, 3 tháng 11, 2011

CNN: 20 món ngon Việt Nam

Từ phở đến bún, món ăn Việt Nam ngon nhất khi bạn ngồi húp xì xụp, nhai rào rào trên một chiếc ghế nhựa... 40 món ngon Việt Nam vừa được CNNGO - chuyên trang về tin tức, du lịch châu Á của CNN - giới thiệu.

Ẩm thực Việt Nam không giành điểm vì sự phức tạp. Nhiều trong số những món ăn phổ biến nhất có thể được nấu ngay bên vệ đường cũng ngon lành như trong một nhà hàng thượng hạng. Nhưng chính sự đơn giản này, các biến thể món ăn tinh tế theo vùng và nguyên liệu tươi xanh khiến chúng ta cứ muốn ăn thêm nữa.

BM blog đã giúp giới thiệu 20 món ngon trong số đó.

1. Phở
image
Phở bò 

Thứ Tư, 2 tháng 11, 2011

Có phải người Việt Nam đang muốn hủy diệt nhau?


Chẳng phải đến bây giờ, các phương tiện truyền thông mới nói nhiều về vệ sinh an toàn thực phẩm. Nhưng cái sự việc "biết rồi, khổ lắm, nối mãi" này có nhắc đi nhắc lại mãi vẫn không thừa, có lẽ, cho tới khi nó không còn hoặc chỉ hãn hữu xảy ra mới thôi.

Ở Việt Nam, khi đi chợ có thể mua (có khi cố tránh cũng không tránh được):
  1. Chân gà trắng phau là món từng bị phát hiện ngâm ôxy già. Sau công đoạn rút xương, phần da và gân của chân gà sẽ được ngâm tẩy để từ màu trắng ngà trở thành trắng tinh.
  2. Bì lợn được “phù phép” để biến những mảng da bốc mùi hôi thối trở thành những sợi bì trắng nhờ ngâm hóa chất và dung dịch ôxy già.
  3. Thịt bò quá hạn sử dụng, thậm chí nhiều lô thịt bị hỏng được chế biến thành khô bò.
  4. Vịt quay được quét phẩm màu.
  5. Gà vàng là do nhuộm, da căng là do người bán bơm nước dưới mặt da làm cho mặt căng. Con nào mà khớp đùi, cánh dô lên thì rất có thể do bị bơm nước, để làm tăng trọng lượng.
  6. Măng bị ngâm tẩm hóa chất vì dễ đổi màu.
  7. Đặc sản bì lợn: Bì lợn nguyên liệu được chất thành đống dưới nền đất hoặc trong các thùng chứa cáu bẩn. Nhiều mảng bì lợn chứa trong thùng xốp chờ chế biến đang phân hủy bốc mùi hôi nồng nặc, các thùng nhựa ngâm da có màu vàng ố, sủi bọt bẩn.
  8. Nước uống đóng chai hiệu Aquarphar, Golf có chứa vi trùng gây mủ Pseudomonas.
  9. Thịt trâu nhập khẩu từ Ấn Độ bốc mùi hôi thối nồng nặc, chảy dịch trong kho lạnh chuẩn bị mang đi tiêu thụ.
  10. Chân gà nhập khẩu từ Ba Lan không đạt vệ sinh còn nguyên lông, da lụa, móng, được đóng thùng để bán ra thị trường.
  11. Mỡ trâu, bò, lợn được thu mua từ khắp nơi vứt xuống nền đất bẩn chờ “chế biến”, sau đó bán ra các tỉnh. Từ đấy phân phối cho các bếp nấu ăn tập thể, công trình xây dựng, khu công nghiệp, nhà hàng, quán ăn…
  12. Mỡ bẩn sau khi chế biến được đựng trong những thùng hóa chất bẩn thỉu.
  13. Bì lợn được luộc, ngâm vào ôxy già, tẩy trắng bằng hóa chất công nghiệp. Sau đó được cán nhỏ, chế biến thành món bì bán trong các cửa hàng cơm, bánh mỳ.
  14. Trên 80% mẫu hạt dưa, bột ớt có chứa chất gây ung thư (chất Rhodamine).
  15. Ngô được chiên bằng mỡ phế thải.
  16. 56% các mẫu thực phẩm được xét nghiệm bị nhiễm vi sinh vật và nhiều loại thực phẩm bị nhiễm chất hóa học, chất kích thích tăng trưởng, chất hỗ trợ chế biến, chất chống oxy hóa…
  17. Sản xuất mỡ bột, tóp mỡ từ lòng phèo, da, mỡ động vật còn dính phân.
  18. Nguyên liệu làm mứt đựng trong các thùng phuy với hằng hà sa số dòi bọ…
  19. Nằm cùng những miếng nguyên liệu mứt là dòi, ruồi nhặng, thằn lằn và cả phân gián.
  20. Sản phẩm mực đông lạnh trương thối, mốc xanh mốc đỏ được tẩy bằng hóa chất để “biến” thành mực… tươi, trắng phau. Có cả một hệ thống máy quay tạo lực ly tâm làm trắng mực. Công nghệ chế biến được các nhân công mô tả chính xác như những nhân viên kỹ thuật đích thực: mực bẩn đông lạnh được bóc sạch, sau đó cho vào thùng có chứa nước rồi đổ nửa cân muối, 1/3 cây đá và khoảng 250ml hóa chất hydrogen peroxide vào ngâm trong vòng 1 tiếng. Sau đó, mực được đưa vào máy quay ly tâm “làm trắng”, rửa sạch và đóng thùng xốp đem đi tiêu thụ.
  21. Ruốc thịt được “làm hàng” bằng phẩm màu, hương thịt tổng hợp. Bóng bì mốc meo, bốc mùi, phơi trên bãi rác. Miến giăng từ góc chuồng lợn tới miệng cống…
  22. (còn tiếp)

Thứ Ba, 1 tháng 11, 2011

Những tấm lòng thơm thảo

Tiếp theo chương trình "Bữa cơm có thịt" cho trẻ em trên Suối Giàng do anh Trần Đăng Tuấn phát động, mới có một chương trình "Đưa gạo đến cho đồng bào Rục" ở Quảng Bình, những bà con dân tộc thiểu số đã bị đói và không biết đến miếng cơm nhiều tháng nay, do anh Minh Phong, tác giả Cu Làng Cát blog phát động. Các bạn hãy đọc bài viết này, hưởng ứng và theo dõi chương trình trên trang blog của anh Minh Phong nhé.
Các bạn có thể đọc trước chùm bài viết này để biết thêm thông tin.

Lần đầu tiên Cu Làng Cát kêu gọi một chương trình đưa gạo đến đồng bào Rục. Được nhà văn Nguyễn Quang Lập đăng bài trên Quê choa của ông và trang Mai Thanh Hải rồi nhiều trang khác dẫn lại, đã nối dài sự quan tâm, yêu thương góp gạo đến đồng bào Rục của chúng ta.
Bà con đang được chia sẽ

          Đó như một bảo chứng về lòng tin mà bạn đọc dành cho Cu Làng Cát. Nhiều bạn đọc chia sẽ, làm thế nào để biết được những giúp đỡ từ 50.000 đồng đến gần mười triệu đồng đều đến tay đồng bào, không chỉ trong nước mà cả bà con Việt ở nước ngoài đều hỏi thế. Bạn đọc hỏi rất có lý, bởi Cu Làng Cát rất vô danh ở cộng đồng mạng, và thật nghĩa, hoàn toàn không có ai biết mình như thế nào. Nhưng qua gần một tuần kêu gọi, nhiều bạn đọc vẫn gửi tiền và có hai đơn vị đến Quảng Bình trao gạo cho bà con. Mình rất mừng. Đó là tin tưởng.