Thứ Bảy, 21 tháng 9, 2013

Nhật Bản khác ta những gì?

Nước ta có hơn 90 triệu người, đứng thứ 13 trong 200 nước trên thế giới, nếu kể cả Việt kiều là trên 94 triệu người. Như vậy chắc chắn không phải là nước nhỏ.

Chúng ta có một lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, đã đánh bại chiến tranh xâm lược của hầu hết các cường quốc trên thế giới. Chắc chắn không phải là nước yếu. Thế hệ trẻ Việt Nam vứt vào môi trường Đại học nào ở nước ngoài đều học giỏi và rất nhiều người gốc Việt đang giữ các trọng trách tại các Trung tâm khoa học và công nghệ tiên tiến ở các nước phát triển . Chắc chắn trí tuệ dân mình chẳng chịu thua ai khi có điều kiện phát huy.


Nhưng chúng ta là nước nghèo và kém phát triển so với rất nhiều nước trên thế giới. GDP/PPP bình quân đầu người chỉ được có 1168 USD (2010). Mỗi năm hiện nay bình quân còn phải trả nợ nhiều tỷ USD và càng ngày càng nhiều hơn nữa (!)

Do điều kiện công tác tôi có nhiều dịp sang Nhật Bản và lần nào tôi cũng không thể không tự hỏi: Vì sao nước Nhật có thể phát triển nhanh đến như vậy ?

Thứ Tư, 18 tháng 9, 2013

Đèn Trung Thu


Những đốm sáng trung thu,

Chẳng phải là cổ tích đâu, cũng mới đây thôi… đám trẻ còn đuổi theo những bóng đom đóm trong đêm chấp chới đi vào những vòm cây tối âm âm, u u.  Cả đám kháo nhau rằng đốm sáng ấy chính là ma chơi! Trong tiếng vạc sành những đêm sáng trăng nhuốm chút huyền bí lúc trầm lúc bổng. Những đứa trẻ rắn mắt  thi nhau lao vào vòm cây tối để đuổi bắt những đốm sáng xanh lu lu ấy.  Chúng khum đôi bàn tay vào nhau và những đốm sáng chớp tắt tỏa ra qua những kẽ ngón tay. Chúng bước ra từ bóng tối như một nghi thức cùng với chiến lợi phẩm. Và đám bạn còn lại tròn mắt thán phục, chen nhau gỡ từng ngón tay của người hùng, và giải thoát cho đốm sáng vụt qua rồi lại chớp tắt trêu ngươi. Những ngày này, vầng mây xuống thấp, tỏa vào không trung những bụi nước li ti mát lạnh, thấm vào tóc, vào tay ướt đậm. Cây lá ung dung và trầm mặc. Đêm thực là đêm.

Thứ Ba, 17 tháng 9, 2013

ПОДМОСКОВНЫЕ ВЕЧЕРА - CHIỀU MATXCƠVA


Xin trân trọng giới thiệu cùng các bạn bản dịch bài hát nổi tiếng "Подмосковные вечера" của thầy Vũ Thế Khôi. Thầy dịch bài này để kỷ niệm 50 năm đến Matxcơva học tiếng Nga.(1954-2004)

Не слышны в саду... даже шорохи: Rừng dương đứng lặng im không một tiếng rì rào
Всё здесь замерло до утра! Màn đêm đang buông xuống im ắng sao!
Если б знали вы, Bạn ơi biết chăng là
Как мне дороги Chiều ngoại ô Matxcơva
Подмосковные вечера. Với tôi sâu nặng tình nghĩa ngày nào

Речка движется и не движется: Dòng sông vẫn cuộn trôi hay dừng bước lững lờ
Вся из лунного серебра. Bàng bạc trăng suông chiếu sáng đôi bờ
Песня слышится Vẳng trong gió mơ hồ
И не слышится Bài tình ca tha thiết
В эти тихие вечера. Tiếng ngân xa đêm hè lặng như tờ.

Что ж ты, милая, смотришь искоса, Này em gái người Nga sao lặng lẽ mơ màng
Низко голову наклоня. Nhìn nghiêng nghiêng mái tóc óng tơ vàng
Трудно высказать Làm anh xốn xang lòng
И не высказать Ngập ngừng không lời nói
Всё, что на сердце у меня. Nói chi đây khi lòng chứa chan tình.

А рассвет уже всё заметнее Bình minh sắp bừng lên: chân trời nhuốm ánh hồng
Так пожалуйста, будь добра: a) Người anh thương yêu ơi! Xin ghi lòng
Не забудь же ты Từng giây phút tâm đồng
Эти летние Bên rừng dương thanh vắng
Подмосковные вечера Matxcơva đêm hè xuống thanh bình

b) Người anh thương yêu ơi! Xin chớ quên
Từng giây phút êm đềm
Bên rừng dương thanh vắng
Matxcơva đêm hè xuống bình yên.


Bài hát http://www.youtube.com/watch?v=KairmsARpyo



Thứ Hai, 16 tháng 9, 2013

Người Việt - Người Nhật.


Rất nhiều người Việt nam gán cho người Nhật một câu so sánh giữa người Nhật và người Việt mà chính tôi dù quen biết khá nhiều người Nhật chưa bao giờ nghe họ nói: "Một người Việt hơn một người Nhật, nhưng ba người Việt nam hợp lại thua ba người Nhật". Câu nói đó có vẻ như một nhận xét khiêm nhường, nhìn nhận sự thua kém về khả năng làm việc tập thể của người Việt,nhìn nhận khuyết điềm chính của người Việt là thiếu đoàn kết. Tuy vậy trong cách nói vẫn có sự thỏa mãn : "Một người Việt hơn một người Nhật", vế đầu này có vẻ được nhấn mạnh hơn vế sau.

Nếu quả thực người Nhật nào đã có nói câu đó thì nó cũng chỉ là một câu khẳng định sự hơn hẳn của dân tộc Nhật, nó phải được hiểu là: "Ngay cả nếu một người Việt nam có hơn một người Nhật đi nữa, thì ba người Việt nam hợp lại vẫn thua ba người Nhật". Nói một cách khác, sự thua kém của dân tộc Việt nam so với dân tộc Nhật là tuyệt vọng, hết thuốc chữa. Còn một người Việt nam có hơn một người Nhật hay không lại là một vấn đề khác. Tôi tin là không, theo nhưng kinh nghiệm sống.

Lúc còn đi học và ở cư xá đại học Paris, tôi đã có dịp làm quen với nhiều bạn Nhật.

Trước hết họ là những người đáng tin. Họ hứa điều gì, họ làm hết sức để giữ lời hứa, rủi làm không xong họ khiêm tốn và thành thực nhận lỗi, không viện dẫn một lý do nào cả. Thứ hai là họ thực sự chuyên cần, làm cái gì đều làm đến nơi đến chốn, học cái gì đều cố gắng học cho hiểu thật tường tận, không như người mình chỉ làm cho xong, học tắt, học tủ đẻ thi đậu, bất chấp có thực sự hiểu hay không. Người Nhật hiểu biết một cách chắc chắn, vì họ học đễ lấy kiến thức, nhưng thi có thể thua người Việt vì người Việt học để đi thi lấy bằng. Bằng cấp của người Nhật có thể thấp hơn bằng cấp của người Việt mà sự hiểu biết của họ vẫn hơn. Tôi có được đọc một luận án của một sinh viên Nhật về xã hội Việt nam dưới thời Tự Đức. Anh ta dày công sưu tập tài liệu, suy nghĩ chín chắn và nhận định rất chính xác. ít có một công trình biên khảo nào của người Việt về nước Việt có giá trị như thế, nhưng luận án của anh chỉ là một luận án tiến sĩ đệ tam cấp, nghĩa là một bằng cấp tiến sĩ thấp nhất trong thứ bậc các bằng tiến sĩ, và anh ta ghi rõ như vậy trong luận án. Dầu vậy, luận án của anh ta được đánh giá cao, và được một nhà xuất bản Pháp in, được quần chúng Pháp đọc, trong khi nhiều luận án tiến sĩ quốc gia, cấp tiến sĩ cao nhất, của người Việt về nước Việt không được như vậy.

Người Nhật rất yêu nước, và vì yêu nước họ học hỏi rất kỹ về những khả năng của đất nước họ. Các bạn Nhật của tôi thường nói: Nước Nhật chúng tôi kẹt lắm, đất hẹp, người đông, tài nguyên thiên nhiên không có, con người lại không thông minh, chúng tôi cố gắng làm cũng không thể bằng được các nước khác . Nhờ sự lo âu thường trực đó mà họ đã xây dựng ra cường quốc số một tại châu á, và trên nhiều địa hạt cũng số một trên thế giới. Họ không tự hào là có giang sơn gấm vóc, dân tộc tinh anh.

Nhưng trên thực tế họ rất thông minh. Tôi đã đọc trên tuần báo Newsweek, một bài so sánh hệ số thông minh (I.Q.) của các dân tộc, và thấy người Nhật đứng đầu khá xa. Tuy vậy tôi chưa hề gặp một người Nhật nào tự hào dân tộc họ là thông minh. Thì ra họ vừa thông minh vừa khiêm tốn. Sự khiêm lốn đó tôi đã thấy ngay trong các bạn Nhật của tôi.

Trong cư xá đại học tôi có một cô bạn người Nhật là Ichiko học về hội họa và điêu khắc. Thân nhau rồi, Ichiko rủ tôi về phòng và cho tôi xem các tác phẩm của cô, con mắt mỹ thuật kém cỏi của tôi cũng phải bắt buộc tôi nhìn nhận đó là những tác phẩm rất hay. Tôi rủ một người bạn Pháp mê hội họa và điêu khắc tới xem, ra về anh ta tấm tắc khen hay. Thế nhưng khi tôi bảo Ichiko nên làm triển lãm thì cô dẫy nẩy từ chối, bảo rằng mình còn dở quá. Dầu vậy, Ichiko có lý do để tin mình không dở, cô đã được giải nhất về điêu khắc trong một cuộc triển lãm của Trường Cao Đẳng Mỹ Thuật.

Người Việt nam, nhất là đám sinh viên Việt nam tại Paris chúng tôi, thường hay chê người Nhật là kém về ngôn ngữ. Quả thật họ nói tiếng Pháp rất dở. Ông thày dạy võ của tôi chẳng hạn, sang Pháp đã mười mấy năm mà tiếng Pháp chẳng ra đâu vào đâu cả. Ông nói những tiếng thật tức cười như levez pieds (nhắc chân lên), baissez bras. Nhưng khi tới thăm ông, tôi gặp ông đang đọc một cuốn sách tiếng Nhật, hỏi ra thì được biết thú tiêu khiền chính của ông là đọc sách tiếng Nhật. Nhìn cách bố trí căn phòng có thể thấy ngay là ông chuẩn bị rất chu đáo đẻ tận hưởng thú đọc sách. Ông có cả một cái bàn thấp để ngòi xếp bằng đọc sách, trên bàn là một cái giá sách nghiêng do ông đóng lấy. Cách sắp xếp trong phòng rõ ràng là để có thể đọc sách trong những điều kiện tốt nhất. Các bạn Nhật của tôi đâu nói tiếng Pháp kém cả, nhưng bù lại họ nói rất dề hiểu, bởi vì họ hiểu rõ những gì họ nói và khi không hiểu họ nói rõ ràng không hiểu chỗ nào. Dần dần tôi hiểu rằng họ không nói giỏi tiếng Pháp là vì họ chú trọng học lấy kiến thức và vì họ coi trọng văn hóa của họ. Là một dân tộc lớn, họ cho học tiếng mẹ đẻ là quan trọng hơn cả, họ học hỏi tiếng nước ngoài như một phương tiện đễ hiểu và học hỏi người khác. Người Nhật chác chắn không phải là một dân tộc có biệt tài về hùng biện, nhưng tôi phải thú nhận họ diễn tả rõ ràng và mạch lạc hơn người Việt. Người Việt là một trong những dân tộc dở về truyền thông nhất, điêu này tôi sẽ có dịp đề cập đến.

Nhưng hãy trở lại với người Việt mình. Nếu ngay cả lấy ba người Việt có khả năng hơn ba người Nhật mà kết quả cũng chỉ là để tạo ra một nhóm ba người dở hơn nhóm của ba người Nhật kia thì chắc chắn là người Việt mình không có khả năng làm việc chung. Mà đã không cố khả năng làm việc chung được thì không thể nói là mình hay được bởi vì khả năng quan trọng nhất, khó khăn nhất chính là khả năng làm việc chung. Nó đòi hỏi trước hết sự lương thiện, bơi vì một tập hợp của chung con người chơi gian, chơi xấu, chơi gác nhau không thể kéo dài. Nó cũng đòi hỏi vô số đức tính khác : nhạy cảm, biết lắng nghe, biết truyền đạt ý kiến, có ý kiến hay, đủ bao dung để hiểu cái lý của người khác và nhất là đủ thông minh đễ thấy sự cần thiết của tổ chức và để thích ứng quyền lợi của mình với quyền lợi của tổ chức. Nếu con người chỉ sống và làm việc một mình thôi thì sự hay dở có lẽ không đặt ra, mình làm mình hưởng, mình làm mình biết, làm sao đánh giá được hay, dở? Cái trí thông minh lớn nhất chính là khả năng làm việc chung. Đã không biết làm việc trong khuôn khổ một tổ chức thì không thể nói là mình thông minh.

~ Trích "Tổ Quốc Ăn Năn", Nguyễn Gia Kiểng

Thứ Sáu, 13 tháng 9, 2013

Thứ Sáu


 
Tác giả: Cội Thông Già


Sáng thứ sáu dường như những gương mặt

Trông rạng rỡ hơn những gương mặt thường ngày

Thứ sáu chẳng ai hay câu nệ

Những bực mình, phiền muộn đã xa bay



Thứ sáu dẫu có việc nhiều thì cũng vậy

Chẳng ai vội vã, hối thúc để làm gì ?

Ngay cả boss cũng dễ dàng hơn thường nhật

chẳng bắt lỗi nhân viên dù có những điểm sai



Thứ sáu chả ai thèm mang lunch theo ăn cả ?

Cả nhóm xúm nhau order tại nhà hàng

Thứ sáu: ngày lãnh lương nên chả việc gì phải tiết kiệm

cả một tuần vất vả, nay chơi một bữa - xài sang !



Thứ sáu, thời gian bỗng qua nhanh như gió

Ngày ngắn đi, thóang chốc đã tới giờ về

Những bước chân rộn rã niềm vui tìm về mái ấm

Nơi đó có sự đợi chờ của

- vợ,

- chồng,

- con cái.....và những người thân....



Thứ sáu, bao giờ cũng là ngày rất đẹp

chỉ riêng một người, thứ sáu.....chẳng thiết thân....

Thứ Hai, 9 tháng 9, 2013

Áo dài Việt Nam trong truyện tranh Nhật Bản

Nhật Bản Today - Các họa sỹ Nhật đã đưa áo dài truyền thống Việt Nam vào truyện tranh Manga và hoạt hình. 
 

Áo tứ thân, áo dài cung đình và áo dài nữ sinh

Manga/Anime Nhật Bản không còn xa lạ đối với người Việt Nam. Cuộc sống đa dạng được tái hiện dưới những nét vẽ ngộ nghĩnh, độc đáo đã làm mê hoặc hàng triệu người trên thế giới. Đây được xem như là một cách PR khôn ngoan của nước Nhật khi mang văn hóa Nhật, con người Nhật đến gần hơn với bạn bè thế giới.

Đa phần manga/anime Nhật tập trung phác họa đất nước của họ, nhưng ít ai biết rằng, Việt Nam cũng được các họa sĩ Nhật lấy làm cảm hứng sáng tác. Thậm chí, hình ảnh Việt Nam được thể hiện theo phong cách Nhật Bản khiến không ít người Việt phải ngỡ ngàng bởi sự mới lạ và độc đáo.

Chủ Nhật, 8 tháng 9, 2013

Gặp lại Thầy cô và các bạn ở Đám cưới Con gái Thầy Huy

Bộ ảnh này đã được chụp từ hôm đám cưới con Thầy Huy từ tháng 4/2013, giờ đưa lên đây hơi muộn nhưng cũng lưu lại những hình ảnh mình gặp lại được nhiều Thầy Cô cũ và các bạn  - PTB

Bức thư ngỏ của Ams K1 nhân ngày khai trường

Thời gian trôi thật nhanh. Cũng đã 25 năm kể từ ngày ra trường mình mới có dịp quay lại trường cùng các bạn, hát Quốc ca chào cờ và nghe tiếng trống trường ngày khai giảng. Cảm xúc thật khó tả...Cảm ơn các Thầy Cô và các Bạn đã dành cho mình "Một vé đi Tuổi thơ".
Bức thư này được bạn Phan Phương Đạt – "Cậu bé vàng" thời đấy và giờ là "Bang Trưởng" của Ams K1 "anh chị cả" có 3 năm học trọn vẹn đầu tiên ở trường Hà Nội – Amsterdam viết theo đề nghị của cô Lê Thị Oanh - tân Hiệu trưởng nhà trường và có sự tham gia góp ý của các bạn trong Ban liên lạc. Thư được đọc sáng qua, 5/9 tại Lễ Khai giảng của trường. Mình vẫn nghĩ là Đạt viết không phải chỉ cho các em học sinh năm học 2013-2014 mà cho cả chúng mình. Xin phép bạn Đạt và các bạn cho mình tiếp tục đọc và chia sẻ bức thư này. – PTB 06/09/2013

Thứ Năm, 5 tháng 9, 2013

Chuyện học của 'người phi thường' Nguyễn Ngọc Ký

Cái tên Nguyễn Ngọc Ký đã trở thành điển hình cho tấm gương vượt khó không chỉ cho ngành giáo dục từ những năm 60-70 ở miền Bắc mà đã trở thành “thương hiệu” vượt qua nghịch cảnh mọi lúc, mọi nơi khắp cả nước ta. Thậm chí, trên thế giới, cái tên Nguyễn Ngọc Ký không phải xa lạ bên cạnh những tấm gương phi thường như nhà vật lý người Mỹ Stephan Hawking

Thầy Ký tâm sự: Tôi còn nhớ như in buổi sáng thức dậy sau cơn bạo bệnh.
Năm ấy 4 tuổi, tôi bước ra sân. Mẹ tôi đưa quả cam, tôi đưa tay cầm nhưng lạ quá, cánh tay tôi không cử động được.

Tôi cố nhấc bàn tay lấy quả cam nhưng cánh tay tôi không chịu nghe lời tôi, tôi cố mấy nó cũng buông thõng, lủng lẳng.
Từ cậu bé Nguyễn Ngọc Ký ngày nào vượt lên số phận
Tôi òa khóc, mẹ tôi ôm chầm lấy tôi. Sau này tôi mới biết, mẹ tôi còn khóc nhiều hơn tôi.
Nhiều lúc tôi phát hiện mẹ khóc, thấy tôi, mẹ vội lau nước mắt, ôm chặt tôi vào lòng. Mắt mẹ đỏ hoe.
Có lần, mẹ không kiềm chế, khóc nức nở: “Con ơi, mai kia bố mẹ mất con làm gì để sống đây hả con?”.

Nước mắt của mẹ rơi xuống vai tôi. Tôi nghẹn ngào khóc theo, định đưa tay ôm chặt mẹ mà không được, cánh tay mềm nhũn cứ thõng xuống.

Mẹ cầm và ôm cánh tay tôi: “Trời ơi, sao cánh tay con tôi ra nông nỗi thế này hả trời? Nếu tôi có tội, hãy bắt tôi chịu, cho con tôi lành lặn cánh tay, để tôi chịu liệt cho!”.

Lúc ấy, tôi thèm ôm lấy mẹ như trước kia vô cùng, hay nắm lấy tay mẹ cũng được. Nhưng cánh tay nào có hiểu cho lòng tôi. Bất lực, tôi dụi đầu vào lòng mẹ, nước mắt mẹ ướt đẫm tóc tôi. Mẹ con tôi khóc rất lâu.
Tối hôm đó, trong bữa cơm mẹ nói: “Tôi sẽ để mấy sào ruộng cho chị cả, sau này chị làm và nuôi em. Mai mốt chị có chồng, nhớ luôn quan tâm đến em nhé”. 

…đến thầy giáo, nhà văn, nhà tư vấn Nguyễn Ngọc Ký hiện nay là cả một quá trình nỗ lực vượt lên chính mình.
Gần nhà có ông thầy chấm tử vi, ông đến xem cho tôi và bảo với mẹ tôi: “Thằng Ký bị liệt 2 tay nhưng nó sẽ nên người, sau này nó sẽ có nhà to hơn nhà bà!”.

Mẹ tôi: “Ôi giời ơi, người ta lành lặn, chưa biết ra sao, huống chi em nó bị liệt mất 2 tay. Tôi chỉ mong chị nó cưu mang , thương em, đùm bọc cho em sau khi tôi mất!”.

Thầy tử vi: “Ấy, vậy mà sau này nó giúp chị nó đấy!”. Ai nghe cũng cười vì cứ nghĩ ông thầy an ủi, động viên tôi và mẹ tôi….

Có một thời như thế


Có một thời như thế-Thời của chúng tôi
Ký ức chiến tranh còn hằn trên nét mặt
Cơm ăn chưa no, áo chưa đủ ấm
Nhưng con người sống thực sự vì nhau.
***
Có một thời như thế-Thời của chúng tôi
Tay trong tay sóng bước tới trường
Mái trường thân yêu-lớp tôi ở đó
Chẳng bao giờ vắng tiếng cười vang.
***
Có một thời như thế-Thời của chúng tôi
Mồ hôi thầy thẫm ướt trên lưng áo
Những áng văn hay, những vần thơ đẹp,
Thầy dạy chúng tôi cốt cách làm Người
***
Có một thời như thế-Thời của chúng tôi
Mắt bất chợt nhìn nhau, đủ làm bối rối
Dòng lưu bút viết còn đang dang dở
Nụ hôn đầu mới chỉ dám trong mơ.
***
Có một thời như thế-Thời của chúng tôi
Trống trường điểm –giờ chia ly đã đến
Im lặng nhìn nhau, mắt long lanh ngấn lệ
Biết có ai còn nhớ tới ai không?
***
Chúng tôi giờ mỗi đứa một phương
Nhưng vẫn sẻ chia những vui buồn, hạnh phúc
Bởi trái tim vẫn hòa chung nhịp đập
Về một thời như thế- Thời của chúng tôi...


Nguồn: Phạm Thanh Xuân, Lớp Nga 1, Khóa 1985-1988, Trường PTTH Hà Nội - Amsterdam
http://www.facebook.com/groups/477172682320795/permalink/478044395566957/

Nhân Ngày khai giảng: Hãnh diện về 8 người Việt hải ngoại...

 
Phó Thủ Tướng Đức: Philipp Roesler

image
 
Philipp Roesler 38 tuổi, sinh tại Khánh Hưng (tỉnh Ba Xuyên - nay là Sóc Trăng). Khi được 9 tháng tuổi, cậu bé mồ côi người Việt này được một cặp vợ chồng người Đức nhận làm con nuôi và đưa sang Đức. Năm 4 tuổi, bố mẹ nuôi của ông ly dị và ông được cha là một sĩ quan quân đội nuôi dưỡng. Ông kết hôn với vợ là Wiebke là bác sĩ, 31 tuổi và có hai con gái Grietje và Gesche, sinh đôi vào năm 2008.

Philipp Roesler đã trở thành người gốc Việt thành đạt nhất thế giới khi nắm giữ cương vị Chủ tịch trẻ nhất trong lịch sử của Đảng Dân chủ Tự do (FDP) - đảng trong liên minh cầm quyền của nữ Thủ tướng Angela Merkel.
Năm 2000, Rösler trở thành thư ký của FDP tại tiểu bang Niedersachsen.
Tháng 4 năm 2008, Rösler chính thức trở thành chủ tịch FDP tại Niedersachsen.
Tháng 6.2007, tại hội nghị bên liên bang đảng FDP, Rösler được tái bầu làm thành viên của Ban chấp hành Trung ương Đảng.
Ngày 8.10.2009, ông trở thành Bộ trưởng liên bang trẻ nhất nước Đức và cũng như là người gốc Việt đầu tiên làm bộ trưởng tại một quốc gia Châu Âu.
Ngày 13.5.2011, ông Philipp Rösler đã được bổ nhiệm làm lãnh đạo Đảng Dân chủ tự do (FDP) đồng thời giữ chức Phó thủ tướng của đất nước này.