Thứ Hai, 31 tháng 12, 2012

Hà Nội và Sài Gòn nên học cái hay của nhau

Hà Nội nên học tập Sài Gòn về thái độ phục vụ, ý thức giao thông và ngược lại Sài Gòn cần quản lý tình hình an ninh và ngập úng tốt như thủ đô. Nếu những điều này được áp dụng hiệu quả thì người dân sẽ an cư lạc nghiệp, khách du lịch hài lòng.

 

Ảnh: Internet

Hà Nội và TP HCM là hai đô thị lớn của nước ta. Đến hai thành phố này, ai cũng nhận thấy có những điểm khác biệt. Riêng tôi nhận thấy có những điểm mà 2 thành phố nên học tập lẫn nhau. Xin nêu ra ở đây một số điều dễ nhận biết nhất.

Một số điều Hà Nội nên học tập TP HCM:

Thứ Bảy, 29 tháng 12, 2012

Món quà cuối năm - Số phận kỳ lạ của Bài hát "Chiều ngoại ô Mat-xcơ-va"

Xin chia sẻ với các bạn một món quà cuối năm của anh Vũ Mạnh Cường (PTB)
TP - Nước Nga trong trí nhớ của những người Việt từng sống và học tập ở Nga cách đây mấy chục năm rất khác với nước Nga của những sinh viên Việt Nam bây giờ. Thế nhưng, bài hát "Chiều ngoại ô Matxcơva" có lẽ là một trong những điều "bất biến" trong cái "vạn biến" của thời thế, của lịch sử và xã hội.

Còn nhớ, cách đây hơn 20 năm, khi lần đầu tiên nghe bố tôi hát bài hát này, tôi, khi ấy còn nhỏ, vẫn cảm thấy rất rõ sự xúc động của người.

Người hát như thoát ra khỏi hiện thực, trở về một nước Nga riêng trong lòng mình với những chiều hè thanh vắng, nơi có dòng sông dường như đang trôi, dường như đang đứng lặng, nơi có những vườn cây im phắc suốt canh dài, và tâm hồn có biết bao điều muốn nói.

Chiều thanh vắng là đây âm thầm gió rì rào
Rừng cây chim muông lắng suốt canh thâu
Hỡi em, thấu chăng tình anh bao trìu mến
Mátxcơva bên em trong chiều vắng êm đềm

Dòng sông nước nhẹ trôi xuôi về phía chân trời
Màn đêm lung linh sáng ánh trăng soi
Vời vợi xa thoáng đưa lời đây bài ca đầm ấm
Matxcơva chứa chan vui trong chiều vắng yêu đời

Kìa em ngước nhìn ai đôi màu mắt nâu huyền
Dường như bao lưu luyến mối tơ duyên
Sao không nói nên lời, trong lòng anh nàng hỡi
Muốn chia em chung ngàn nỗi tâm tình

Vừng đông chiếu tràn lan, mây dần sáng sương tàn
Cầm tay nhau em nhé ta vui lên
Hỡi em nhớ chăng mình đêm hè bao đầm ấm
Matxcơva nhớ tới em trong chiều vắng thanh bình

Sau này, khi lớn lên, sang Nga và may mắn được ở một thành phố ngoại ô Matxcơva, tôi mới hiểu sâu sắc những cảm xúc mà bài ca mang lại. Tôi mới hiểu vì sao những người Việt như bố tôi và những thanh niên thế hệ sau này nữa, biết bao người đã hát và yêu mến "Chiều ngoại ô Matxcơva".

Và đương nhiên không chỉ người Việt chúng ta, mà bài hát còn được phổ biến khá rộng ở nhiều nước khác. Tại Matxcơva, chúng tôi đã từng cùng hát bài này với bạn bè quốc tế. Cùng một giai điệu, nhưng lời hát lẫn lộn tiếng Việt, tiếng Trung, tiếng Nhật, tiếng Ấn, tiếng Anh…

Tôi còn nhớ, các cô giáo người Nga đã kinh ngạc và cảm động như thế nào khi nghe tiết mục trình diễn đặc biệt ấy!

Những người Nga cũng yêu bài ca này. Một thời, vào cuối những năm 50 của thế kỷ trước, nó từng đứng vào top những ca khúc được đề nghị phát sóng nhiều nhất theo thư yêu cầu của thính giả.

Trên làn sóng của đài phát thanh "Mayak" (Ngọn hải đăng), có một dạo, bài hát được phát đi phát lại, cứ 15 phút một lần, và suốt nửa thế kỷ qua, giai điệu "Chiều ngoại ô Matxcơva" đã trở thành nhạc hiệu của đài, hơn thế nữa, là một trong những biểu tượng âm nhạc của đất nước Nga Xô viết.

Nhưng có lẽ không nhiều người biết rằng, xuất xứ của ca khúc kỳ diệu ấy lại rất… bình thường. Lạ hơn, người ta đã từng nói về nó như một tác phẩm thất bại!

Thứ Sáu, 21 tháng 12, 2012

Hịch… Khoa học công nghệ!

Xin giới thiệu tới quí bạn đọc một bài Hịch hay. Tuy tên tác giả bài Hịch không thật rõ ràng nhưng quan trọng là nội dung của bài Hịch rất đáng để đọc và suy ngẫm.

Ảnh: Internet
Ta cùng các ngươi
Sinh ra phải thời bao cấp
Lớn lên gặp buổi thị trường.

Trông thấy:
Mỹ phóng Con thoi lên vũ trụ chín tầng
Nga lặn tàu ngầm xuống đại dương nghìn thước
Nhật đưa rô bốt na nô vào thám hiểm lòng người
Pháp dùng công nghệ gen chế ra cừu nhân tạo.

Thật khác nào:
Đem cổ tích biến thành hiện thực
Dùng đầu óc con người mà thay đổi thiên nhiên!
Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa
Chỉ giận chưa thể đuổi kịp nước Nga, vượt qua nước Mỹ …
Dẫu cho trăm thân này phơi trên sao Hỏa, nghìn xác này bọc trong tàu ngầm nguyên tử, ta cũng cam lòng.
Các ngươi ở cùng ta,
Học vị đã cao, học hàm không thấp
Ăn thì chọn cá nước, chim trời
Mặc thì lựa May Mười, Việt Tiến
Chức nhỏ thì ta… quy hoạch
Lương ít thì có lộc nhiều.
Đi bộ A tít, Cam ry
Hàng không Elai, Xi pic.
Vào hội thảo thì cùng nhau tranh luận
Lúc tiệc tùng thì cùng nhau “dô dô”.
Lại còn đãi sỹ chiêu hiền
Giáo sư, tiến sỹ, thạc sỹ, cử nhân, ai cũng có phần, không nhiều thì ít.
Lại còn chính sách khuyến khoa
Doanh nghiệp, giáo viên, trí thức, nông dân nhận cúp, nhận bằng còn thêm tiền thưởng.

Thứ Năm, 20 tháng 12, 2012

19/12/2012 How to Celebrate Christmas In Newtown Connecticut

Trẻ em luôn là nạn nhân của sự điên cuồng ,Tham lam, Ích kỷ của người lớn !
Những ai có con mới dễ hiểu và thông cảm !


Thế giới nguyện cầu cho nạn nhân vụ xả súng

click-> Thiên thần và tội ác (How to Celebrate Christmas In Newtown Connecticut) <-click

Thế giới nguyện cầu cho nạn nhân vụ xả súng

Chỉ còn tuần nữa là đến ngày lễ Giáng Sinh để nhớ lại kỷ niệm Chúa Giesu giáng trần ban ân phước cho con người. Mọi người và nhất là trẻ em khắp nơi trên thế giới đang chờ đợi, mơ ước nhận được quà Giáng Sinh của cha mẹ, ông bà và ông già Noel. Những cây thông cao lớn được trang trí đủ màu sắc, hình tượng lấp lánh ánh đèn. Mọi người mong chờ đêm thánh vô cùng để chung hưởng hạnh phúc, sum họp và vui chơi. Nhưng một vụ thảm sát đã diễn ra tại trường tiểu học Sandy Hook, thành phố Newtown, tiểu bang Connecticut, khiến cả nước Mỹ bao trùm một màu tang tóc. Mọi người bàng hoàng sửng sốt. Hàng triệu trái tim vỡ nát, nước mắt của họ đã rơi xuống khóc thương cho 26 nạn nhân bị bắn chết và hung thủ cũng đã tự sát. Trong số nạn nhân bị giết có 20 thiên thần xinh đẹp, thơ ngây, vô tội đã bị cướp đi sinh mạng trong mùa Giáng Sinh an bình.

Family handout photo of Emilie ParkerSandy Hook ShootingNoah   Pozner
 Sandy Hook Hình ảnh một số nạn nhân. Ảnh: ABC News
Charlotte, Daniel, Olivia, Josephine, Ana, Dylan, Madeline, Catherine, Chase,
Jesse, James, Grace, Emilie, Jack, Noah, Caroline, Jessica, Benjamin, Avielle, Allison

Dân chúng tại Newtown đã tháo gở tất cả đèn, hoa trang trí trong nhà và ngoài sân. Mọi người mặc áo quần màu đen  và tụ tập về nhà thờ ở đường Rose tại vào tối thứ Sáu cầu nguyện cho linh hồn các nạn nhân. Nhiều nguyên thủ quốc gia trên thế giới đã gởi lời chia buồn cùng gia đình nạn nhân và nhân dân Hoa Kỳ. Tổng thống Obama đã gạt nước mắt nói rằng ông chia sẻ nỗi mất mát lớn lao này đối với gia đình các nạn nhân với tư cách một người cha hơn là cương vị của một tổng thống.
Những vòng hoa tưởng niệm, những ánh nến lung linh và di ảnh của các nạn nhân đã được đem đặt trước cổng trường. Những món quà Giáng Sinh mà tiếng khóc và những dòng lệ tiếc thương cho những thiên thần bé bỏng và những nạn nhân vô tội sẽ tiếp tục vang lên trong những đêm đông giá buốt. Niềm vui của những thiên thần nhỏ đang chờ đợi Đêm Thánh Vô Cùng đã vụt tắt. Giờ đây 27 thiên thần sẽ được khắc hình bằng gỗ đặt trên một ngọn đồi tại Newtown trong ngày 16 tháng 12 năm 2012. Xin nguyện cầu cho những thiên thần bé nhỏ và những nạn nhân vô tộ tìm được một mùa Giáng Sinh an bình trên trời cao. Chúa ơi! Amen!
Thông tín viên RFA 18 - 12 - 2012

Thứ Ba, 18 tháng 12, 2012

Ngày này 40 năm trước

Toàn cảnh diễn biến 12 ngày đêm "Điện Biên Phủ trên không" 1972

 
Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và chống đế quốc Mỹ xâm lược của dân tộc ta đã giành được thắng lợi hoàn toàn, kết thúc bằng Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử mùa Xuân năm 1975. Để đi đến thắng lợi cuối cùng, dân tộc ta đã phải trải qua biết bao khó khăn, gian khổ, mất mát và hy sinh, đồng thời cũng đã lập nên biết bao chiến công hiển hách. "Điện Biên Phủ trên không" là một trong những chiến công như thế.
Siêu pháo đài bay B52
Siêu pháo đài bay B52
Diễn biến Điện Biên Phủ trên không 1972:

Những ngày giữa tháng chạp năm 1972, tình hình diễn biến rất khẩn trương, sôi động. Ngày 13 tháng 12, do thái độ ngoan cố, lật lọng của chính quyền Mỹ Kit xinh Giơ, cố vấn đặc biệt của tổng thống Mỹ tuyên bố đình chỉ vô thời hạn Hội nghị Pari về Việt Nam.
Ngày 17 - 12, Ních xơn chính thức ra lệnh mở cuộc tiến công bằng không quân vào Hà Nội và Hải Phòng. Chiến dịch mang tên Lainơbêchcơ II.

Về phía ta đã chuẩn bị sẵn sàng. Bộ Tổng Tham mưu ra lệnh cho Quân chủng Phòng không - Không quân chuyển vào trạng thái sẵn sàng chiến đấu cao nhất, đề phòng B 52 đánh từ vĩ tuyến 20 trở ra.

10g 30 phút, Bộ tư lệnh Quân chủng Phòng không - Không quân trực tiếp chỉ thị cho các đơn vị toàn quân chủng, đặc biệt là hai khu vực Hà Nội - Hải Phòng: "Tình hình rất khẩn trương, các đơn vị cần thực sự chuẩn bị cho bộ đội sẵn sàng chiến đấu, có kế hoạch tiếp tế đạn cho tên lửa, bảo đảm vũ khí trang bị sẵn sàng chiến đấu với hệ số kỹ thuật cao nhất; thông tin liên lạc phải thường xuyên thông suốt; tổ chức báo động kiểm tra các đơn vị".

Toàn Quân chủng Phòng không - Không quân cũng quân và dân miền Bắc đã làm tốt công tác chuẩn bị, sẵn sàng chiến đấu, quyết đánh bại cuộc tập kích đường không chiến lược bằng B- 52 của Mỹ nếu chúng liều lĩnh leo thang ra đánh phá Hà Nội, Hải Phòng.

Thứ Hai, 17 tháng 12, 2012

Không lời


Đó là blog của một người mẹ.
Chị viết rằng: “Mẹ muốn làm cho con một blog, như những người khác. Nhưng mẹ nghĩ mãi mà vẫn không viết được cái gì hay ho cả. Buồn quá!”.
Blog trống không, chỉ có vài dòng. Thỉnh thoảng là những bài viết copy và paste, lưu giữ những thông tin về nuôi dạy con. Blog hầu như không cập nhật thường xuyên.
Nhưng tôi cứ đi ra đi vào blog ấy, rất nhiều lần. Và cũng rất nhiều lần tôi thấy rưng rưng.
Tôi nghĩ đến, những entry mà người mẹ ấy không viết ra được, và có lẽ, chẳng bao giờ viết ra được. Tôi nghĩ đến, những yêu thương không thể nói thành lời.
Nếu bạn có thể nói ra, hay viết ra được những gì mình nghĩ, bạn quả thật là người may mắn. Sử dụng từ ngữ theo ý mình một cách nhuần nhuyễn đòi hỏi một năng khiếu. Và trong thực tế có nhiều người gặp khó khăn trong việc đó.
Tôi đã viết rất nhiều bài báo, vậy mà vẫn không viết nổi nhiều hơn một đoạn ngắn dành cho con trai mình. Tôi cũng không viết được về những tình cảm riêng tư của mình dành cho ba mẹ, những đứa em, và cả chồng tôi. Tôi không viết được. Có thể do tôi e thẹn, cũng có thể trong vốn từ của tôi không có từ ngữ nào đủ nặng để tôi diễn tả tình yêu của chính mình.
Vì vậy, tôi chia sẻ với sự bất lực trước từ ngữ của chị.
Thêm vào đó, ý nghĩ để cho một người – dù xa lạ hay thân thuộc – phải lên blog của tôi để tìm xem tôi nghĩ gì về họ – thay vì nghe chính tôi nói – quả thật khiến tôi khó thẩm thấu.
Đã mấy lần tôi muốn chia sẻ ý này với người mẹ ấy, bằng cách comment trong blog của chị. Nhưng tôi vẫn ngần ngừ, gõ rồi lại xoá, vì sợ rằng nếu không khéo léo, lời chia sẻ của mình sẽ có vẻ gì trịch thượng, như kiểu động viên của một người chuyên viết lách dành cho người không chuyên viết lách vậy. Nên tôi viết entry này trong blog của mình.
Tôi tin rằng không có người mẹ hay người cha nào yêu con mình nhiều hơn so với những người mẹ hay người cha khác. Không nhất thiết phải có một trang web cho con, hay một blog cho con, để chứng tỏ rằng ta yêu nó biết dường nào. Nếu tôi có thiết kế một trang web dành riêng cho con trai mình, thì đó chỉ là một thú vui thoả mãn ý thích của chính bản thân tôi mà thôi. Trang web đó, đối với tôi, bản thân nó không đại diện cho tình mẫu tử, thậm chí không thể hiện một phần nào của tình mẫu tử.
Tình mẫu tử, là thứ riêng tư giữa tôi và đứa con của tôi, giữa bạn và (mỗi) đứa con của bạn. Điều duy nhất chúng ta cần, là con của chúng ta hiểu và cảm nhận được rằng: ta yêu nó. Nếu cả thế giới này đều biết điều đó, trong khi bản thân con không cảm nhận được thì tất cả sẽ thành vô nghĩa.
Và tôi tin rằng mỗi ông bố bà mẹ đều có cách riêng, hoặc mỗi chúng ta sẽ tìm được cách riêng để thể hiện điều đó. Bởi mỗi đứa trẻ là một thế giới riêng biệt, và mỗi đứa, sẽ tiếp nhận tình yêu theo cách riêng của chúng.
Có những người mẹ yêu con và viết rất hay về tình yêu của mình dành cho con, thì cũng có những người mẹ yêu con và không thể thốt nên lời, như chúng ta vậy.
Thế cho nên, chẳng có gì phải buồn khi không viết được những entry đầy tình cảm. Ta yêu con, và ta chỉ cần nói điều đó với con, với chính con chứ không phải là bất cứ ai khác.
Đôi khi, thậm chí, không cần phải bằng lời.

Đặng Nguyễn Đông Vy

Ảnh minh họa: Mother and Child – Brett Rogers 
Nguồn bài: BMM Blog

Blog ra đời như thế nào?


Giờ đây, blog đã trở nên quá quen thuộc với cộng đồng Internet trên khắp thế giới. Nhưng trong số những người đã đọc hoặc đã làm blog, có lẽ không phải ai cũng biết blog đã ra đời như thế nào?

Trước khi thú viết Blog trở nên phổ biến, cộng đồng Internet chia sẻ quan điểm, tâm tư tình cảm của mình qua nhiều hình thức như Usenet, mail lisl, hệ thống bảng tin (BBS)...

Theo Wikipedia, năm 1994, những blog ầu tiên đã xuất hiện trên Internet. Justin Hall (sinh năm 1974 tại Chicago - Mỹ) được coi là một trong những người viết blog đầu tiên trên thế giới. Hall đã viết blog liên tục trong suốt 7 năm, kể từ năm 1994, thời kỳ Hall còn là một sinh viên của tường Cao đẳng Swarthmore (Bang Philadelphia).

Thủa ban đầu, người ta gọi blog là loại nhật ký trực tuyến (online diary). Thuật ngữ Weblog do Jorn Barger đặt ra ngày 17/ 12/ 1997. Còn dạng viết tắt là blog xuất hiện vào tháng 4 hay tháng 5 năm 1999 khi Peter Merholz chơi chữ bằng cách tách Weblog thành We blog (chúng ta viết Blog) và ghi lên thanh Sidebar trên blog Peterme.com của mình. Thuật ngữ này lập tức được cộng đồng blog chấp nhận và được dùng dưới cả hình thức danh từ và động từ.

Tốc độ phát triển của blog trên Internet nhanh đến mức kinh khủng. Chẳng hạn, site Xanga (ra đời năm 19996) chỉ có 100 blog vào năm 1997 nhưng đến tháng 12/2005, số lượng này đã lên đến con số 50 triệu. Hiện tại, khó có thể biết chính xác hiện nay trên thế giới có bao nhiêu blog. Căn cứ vào số liệu các blog được hình thành tại các host lớn trên thế giới, The Blog Herald công bố tổng số blog vào tháng 10/ 2005 là hơn 100 triệu blog.

(Theo VTV)

Chủ Nhật, 16 tháng 12, 2012

Đón bạn Thúy Hương và ăn món Mầm đá chất lượng không cao lắm!

Lớp gặp bạn Thúy Hương, từ "bển" về thăm quê nhà, hôm thứ Sáu, 7/12/2012.
Địa điểm: Trung Nguyên Café, bên hông Nhà hát Lớn Hà Nội.

Theo những người trong cuộc, "...cả bọn phải đợi ở quán rất lâu, phục vụ rất chậm và không chuyên nghiệp, nhầm lẫn lung tung cả, đồ ăn ở đấy chán nữa. Chắc chỉ ngồi cafe để ngắm cảnh xung quanh là được thôi...". Vì vậy admin quyết định đặt tiêu đề của post là "Đón bạn Thúy Hương và ăn món Mầm đá chất lượng không cao lắm!".

Mời các bạn xem lại những hình ảnh của buổi gặp mặt này. Bạn Thúy Hương trông rất khác so với thời đi học, khi đó còn để tóc dài, tết đuôi sam 2 bên.

Xin lỗi các bạn vì không thể post thông tin sớm hơn.

Thân mến.

Từ trái sang phải: Thúy Hương, Hồng Vân, Thanh Hương.

Thứ Sáu, 30 tháng 11, 2012

Phố tháng mười một


















Việt Anh

Thời gian cứ trôi
Nơi tôi đang sống
Vẫn tiếng cười đùa của tụi trẻ phố trên
Và cả bếp lò mới nhóm lên
Cho gánh phở đêm
Nước dùng béo ngậy.
Hà Nội tự nhiên buồn vậy
Lác đác loài hoa cuối mùa
Lá xào xạc rơi
Chẳng thiết tha đùa
Cô bé nhà bên
Không tập dương cầm tối nữa
Rồi một vài bữa
Bác bảo vệ già chẳng còn ra quán uống bia
Thiếu tiếng cười như Liên Xô kia
Phố buồn phố ngóng.
Tâm trạng thế này là hỏng
Anh nhà thơ thôi sáng tác rồi
Cái chị xinh xinh anh ý thích
Vừa ăn hỏi hôm qua thôi…

Thời gian cứ trôi
Phận người không bạc như vôi
Cũng xanh xao như lá
Những cụ già
Quen kể chuyện ngày xưa
Giờ đã thành người thiên cổ cả.
Tụi trẻ lớn lên rồi
Cũng bỏ phố mà đi.

Tháng mười một hình như đâu dành cho những cuộc chia ly?
Thế mà bầu trời sáng nay nhìn như muốn khóc.

Nguồn: BMM blog

Thứ Ba, 27 tháng 11, 2012

Mùa đông


Mùa đông đã về!

Thân tặng các bạn Lớp Nga 2 và Bè bạn, đặc biệt là các bạn đang ở xa quê hương, bài hát "Mùa đông" trong Album "Chat với Mozart" của ca sĩ Mỹ Linh, lời nhạc Dương Thụ, viết trên nền nhạc bản Concerto No. 4 in F minor, Op. 8, RV 297, "L'inverno"/ LargoAntonio Vivaldi.

Mùa đông

Làn gió heo may đưa mùa đông về
Và lá cây khẽ rơi rụng gió cuốn đi.

Những ngày mùa đông nắng
Nắng chớm lạnh ngoài hiên vắng
Bỗng nhớ về thời thơ ấu
Bên bóng mẹ hiền yêu dấu tóc bạc màu.
Cánh đồng thật xa
Cánh cò thật trắng
Như lời mẹ hát ru ngày xưa bé dại
Ấm áp tiếng ru con vang lên trong mùa đông lạnh lùng.

Chiều nhớ thương ai bếp lửa cháy hồng,
Làn khói dâng thơm trên đường quyến rũ ai
Và tiếng chim kêu trong vườn nhắc đến ai
Những ngày mùa đông ấy
Chan chứa một tình yêu thương xao xuyến lòng
Người tha hương man mác buồn.

Và mùa đông không còn lạnh giá rét mướt cơn mưa phùn
Về đi anh bên ngọn lửa ấm nơi chốn quê hương mình
Tuổi ấu thơ đưa ta về trong mơ.

Thứ Hai, 26 tháng 11, 2012

2.0.1.1.2.0.1.2

Cố tình đặt tiêu đề theo kiểu mật mã cho có vẻ huyền bí, chứ kỳ thực cũng chẳng có gì bí mật. Đó là Ngày Quốc tế Nhà giáo 20.11 năm nay.

Như mọi năm, thầy trò Lớp Nga 2 lại có dịp gặp gỡ, trò chuyện. Không thể tổ chức vào đúng ngày lễ vì nhiều lý do "khách quan", buổi gặp gỡ "Hậu 20/11/2012" diễn ra vào chiều 25/11/2012 tại Nhà hàng "Vườn Hà Nội" - 36 Hàng Mành, rốt cuộc, lại kéo dài tới hơn 5h.

Có mấy chi tiết lưu ý trong buổi gặp năm nay:
  • Ngoài các gương mặt quen thuộc, lần đầu tiên xuất hiện 2 bạn: Kiều Thu và Thu Huyền.
  • Có mấy bạn đã xác nhận nhưng, vì việc đột xuất hoặc kế hoạch từ trước, đã không thể tham gia hoặc không thể "Châu Phi" đến được như: Kim Oanh, Nam Phương, Ngọc Yến. Đáng tiếc nhất là Thúy Hương. Nghe nói bạn Thúy Hương về nước có việc gia đình và rất muốn tham gia, nhưng đang có công chuyện ở quê nhà, mãi tận Nghệ An - Hà Tĩnh.
  • Thầy Vĩnh, tuy nhà rất gần đó (phố Hàng Gai), nhưng đã tới trễ hơn chút, nhưng vẫn như những lần trước, luôn góp vui bằng nhiều câu thơ, bài vè dân gian hiện đại, chẳng hạn "Đường đi Văn Điển đầy hoa. Đi sau đi trước, cũng là đi thôi". Không biết có phải vì câu này mà các Thầy sợ cầm hoa?
  • Blogger TMQ, do việc gia đình, đã đến muộn 2h nên không ghi lại được nhiều tư liệu thú vị lúc đầu giờ. Xin lỗi các bạn! Sẽ sưu tầm từ các bạn đến trước và cập nhật sau.

Post nhanh một vài hình ảnh về buổi gặp. Tiếp tục cập nhật trong Album, mời các bạn xem thêm.






Ành chụp không có hoa vì các Thầy nói "Các Thầy sợ cầm hoa vào tuổi này"!


С Днём Рождения Nguyễn Nam Sơn!


Thứ Bảy, 10 tháng 11, 2012

Người đàn bà được hát nhiều nhất

Hôm nay là sinh nhật lần thứ 83 của nữ nhạc sĩ Nga nổi tiếng Александра Пахмутова, tác giả của những ca khúc bất hủ mà nhiều thế hệ người Việt đã say sưa hát như: Bài ca thanh niên sôi nổi (Песня о тревожной молодости), Belorussia (Белоруссия), Niềm hy vọng (Надежда), Tạm biệt Moskva - До свиданья, Москва (bài hát bế mạc Olympic Moskva 1980), Hãy đợi đấy - bài hát trong phim hoạt hình Ну погоди!, Cây phong già (Старый клён), Chim hạnh phúc (Птица счастья), Em không thể khác (Я не могу иначе)...

Bà là nữ nhạc sĩ có sáng tác được hát nhiều nhất ở Liên Xô trước đây và nước Nga ngày nay.
...
Tên bà được đặt cho tiểu hành tinh được các nhà thiên văn học Liên Xô phát hiện ra năm 1968.

Пахмутова hiện vẫn đang sống khỏe mạnh và tiếp tục sáng tác.

Giới thiệu cùng cả làng bài hát Надежда, do Пахмутова phổ thơ của chồng là Николай Добронравов, qua sự thể hiện của các ngôi sao nhạc pop Nga năm 1997.

Vũ Mạnh Cường

Thứ Tư, 7 tháng 11, 2012

95 năm ngày Cách mạng Tháng 10 Nga (7/11/1917 - 7/11/2012)

Kỷ niệm 95 năm ngày CM Tháng 10 Nga ( 7/11/1917 - 7/11/2012 ) , em có sưu tầm được bài viết của nhạc sỹ Nguyễn Đình San về Giai điệu Nga. Đối với những người Yêu nước Nga,Âm nhạc Nga, Tâm hồn Nga....mỗi người đều có những ký ức,kỷ niệm...của riêng mình với thế giới Nga này. Đây là ký ức, cảm nhận của Nhạc sỹ Nguyễn Đình San, và rất có thể trong đó phảng phất những ký ức , kỷ niệm của mỗi chúng ta.... (Nguồn: Like.ten - Viettennis.net)

Mời các bác đọc và cảm nhận:


Con người ta, bao nhiêu sự kiện có thể quên, nhưng những kỷ niệm tâm hồn thì sẽ nhớ mãi, có khi ám ảnh suốt đời. Tôi còn nhớ như in, đó là những năm 60, 61 của thế kỷ trước. Khi ấy, tôi mới chỉ là một cậu bé ở tuổi vị thành niên, nhưng trái tim đã biết rung động trước một đôi mắt có “Rặng mi dài xao động ánh dương vui”. Một lần, tôi rủ một bạn nữ đi xem chiếu bóng ở rạp Long Biên tại phố Hàng Chiếu, Hà Nội. Lần ấy rạp chiếu phim Liên Xô có tên Khát khá hay, được tuổi trẻ lúc đó rất ưa thích. Nhân vật chính của phim là Ma-sa một cô gái xinh đẹp và có một tình yêu say đắm, lãng mạn. Nội dung tình tiết phim tôi không còn nhớ rõ, nhưng có một bài hát do cô Ma-sa hát trong phim thì ngay sau khi xem xong, đã để lại ấn tượng thật đặc biệt cho khán giả. Và cô bạn khi ấy đã vô cùng thích thú bài hát này, đến nỗi sau đó tôi phải mua vé vào xem bộ phim một lần nữa để nghe lại bài hát cho thuộc, đặng sẽ hát cho cô nghe (hồi ấy, tôi là một cậu bé hát hay). Đó là bài Đôi bờ. Rất may là sau đó một thời gian, bài hát này trở nên nổi tiếng và có ai đó đã dịch ra lời Việt, mà lúc xem phim, dĩ nhiên là nhân vật Ma-sa hát bằng tiếng Nga. Bài hát ngắn gọn, được tổ chức ở thể một đoạn với bốn câu nhạc khá vuông vức, âm vực lại được khống chế trong quãng 10, quả là quá lý tưởng để bất kỳ ai cũng có thể hát được dễ dàng. Và giai điệu thì rất lôi cuốn. Chỉ nghe qua một lần, người ta có thể nhập tâm và thuộc ngay: “Đêm dài qua dưới mưa rơi em mong chờ anh tới. Cây cỏ hoa như nói nên lời em hạnh phúc nhất đời. Lòng em tin thắm thiết yêu anh với tình yêu thiết tha. Một dòng sông sóng nước long lanh đôi bờ đâu cách xa”. Tất nhiên lời bài hát hay hơn phần dịch ở trên nhiều. Dễ hiểu vì người dịch phải tuân thủ thanh điệu (các dấu) của tiếng Việt, chỉ có thể dịch ý mà không thể chuẩn xác từng từ.

Cô bạn gái của tôi khi ấy quá mê bài hát này. Cứ ở bên tôi là cô lại yêu cầu tôi hát. Khi giai điệu bài ca vẫn còn đang lan truyền khắp nơi thì tuổi trẻ Việt Nam lúc ấy lại biết đến một bài hát Nga khác cũng rất quyến rũ. Đó là bài Chiều ngoại ô Mát-xcơ-va của V.Xa-la-vi-ốp Xe-đôi và M.Ma-tu-xốp-xki: “Chiều thanh vắng là đây âm thầm gió rì rào. Rừng cây chim muông lắng suốt canh thâu. Ôi thân thiết những chiều ngoại thành bao trìu mến. Mát-xcơ-va bao lời hát ân tình…”. Có thể nói đó là hai bài tình ca Nga in đậm dấu ấn trong tâm khảm người Việt Nam lúc bấy giờ. Ai yêu âm nhạc không thể không thuộc lòng rồi hàng loạt các bài hát Nga nổi tiếng khác đã lần lượt đến với công chúng Việt Nam: Cuộc sống ơi! Ta mến yêu (E.Kôn-ma-nốp-xki và K.Van-xen-kin), Xi-bê-ri nở hoa (V.Mu-ra-ne-ri và E-xôt-cốp-xla), Hắc Hải của tôi (Ô.Phen-sman và M.Ma-tu-xốp-xki), Tiếng hát trái tim, Thời thanh niên sôi nổi, Ka-chiu-sa, Nghệ sĩ với cây đàn, Đỉnh núi Lê-nin, Nụ cười, Chiều hải cảng, Triệu bông hồng…

Đặc điểm của bài hát Nga là luôn ngắn gọn, khúc triết, có cấu trúc âm điệu giản dị, âm hình tiết tấu không rắc rối, âm vực không rộng. Ca khúc nghệ thuật nhưng mang tính đại chúng rõ rệt, dễ vào lòng người, phổ cập. Chủ đề nội dung thì luôn làm nổi rõ sứ mạng công dân của người Nga đối với Tổ quốc, đất nước. Những bài tình ca đằm thắm, tha thiết, sôi nổi mà lại thâm trầm, nổi rõ một tính cách Nga nhất quán: nồng nhiệt, đôn hậu, cởi mở, chân thành, luôn lạc quan. Có lẽ những yếu tố này đã rất gần gũi với tâm hồn người Việt Nam nên chúng ta nhanh chóng trở nên yêu thích và cảm thấy rất gần gũi, thân quen, gắn bó với những bài hát Nga. Điều đặc biệt thú vị là có rất nhiều người Việt chúng ta, dẫu chưa một lần được đặt chân tới nước Nga nhưng luôn cảm thấy xứ sở này thân quen như quê hương mình vậy. Đó chính là một phần đáng kể nhờ ở sức sống của những bài hát vừa nhắc tới đã trú ngụ lâu bền trong tâm khảm công chúng Việt Nam.

Tôi có một người bạn Nga tên là Lút-mi-la Cốp-xê-lốp-na. Chị đã nhiều lần sang Việt Nam, nói sõi tiếng Việt và khá am tường văn hóa dân tộc ta. Chị đặc biệt yêu thích âm nhạc Việt Nam, thuộc khá nhiều dân ca, đặc biệt là quan họ Bắc Ninh. Ngoài ra, chị cũng hát được một số ca khúc mới. Chị đã có một so sánh giữa âm nhạc Nga và âm nhạc Việt Nam như sau: “Âm nhạc Việt Nam thì điệu đà, bóng bẩy, nghe rất thích nhưng khó hát, tập lâu mới được vì giai điệu lên xuống quá uốn lượn, nhiều khi lắt léo, cầu kỳ còn nhạc Nga thì dung dị, chất phác, rất dễ hát, càng hát càng thích thú…”.

Với riêng tôi, những âm điệu Nga là cả một thế giới kỳ thú, luôn làm rung trong trái tim những xao động êm đềm, gắn với bao kỷ niệm tâm hồn của một thời hoa niên, dẫu đã lùi xa vào dĩ vãng, nhưng đến hôm nay, vẫn còn nguyên vẹn sức hấp dẫn và chắc chắn sẽ còn đi theo suốt cuộc đời.

Một Bài hát nổi tiếng minh họa : Thời thanh niên sôi nổi



(ST)

Thứ Sáu, 2 tháng 11, 2012

Nguyễn Thu Thủy thám hiểm Nam Cực

Hôm nay sực nhớ ra là trên một chuyến bay, mình nhìn thấy ảnh của bạn Nguyễn Thu Thủy lớp mình tham gia đoàn thám hiểm Nam Cực năm 2009 được đăng trên tạp chí Heritage Fashion số tháng 9-10/2012. Các bạn cùng xem nhé - PTB

Thứ Năm, 1 tháng 11, 2012

Đông lăng lẽ đang về!



















Chút lá vàng rơi cho lòng ai xao xuyến,
mùa thu qua! đông lặng lẻ đang về!
còn chút gì, cho người đi trở lại

Hà Nội ơi! thu đọng mãi trong ai!
Ngày đầu đông gió mơn man se lạnh
Cần một bàn tay, một hình bóng

Để yêu thương!

Một chút nhớ cho lòng biết vấn vương,
một chút thương cho đông thêm ấm áp
Để biết yêu!

Đông lăng lẻ đang về!

(ST)

Thứ Bảy, 20 tháng 10, 2012

Đều là vợ cả…


“Thà làm BÉ của ông LỚN, còn hơn làm LỚN của ông BÉ ! ”

“Vợ cả, vợ hai, vợ ba
Cả hai ba vợ đều là vợ cả.” (vè dân gian)

Đảm đang phụ nữ Việt Nam

Người phụ nữ này đang gói ghém trái cây bên gánh hàng rong của mình trên phố phường Hà Nội.

Thứ Tư, 17 tháng 10, 2012

Lời khuyên của Giáo sư Havard

LỜI KHUYÊN CỦA GIÁO SƯ HAVARD

Các giáo sư Harvard thường có những lời khuyên bổ ích dành cho sinh viên của mình. Dưới đây là tập hợp những lời khuyên có giá trị nhất đặc biệt dành cho các sinh viên châu Á.

1. Đừng mắc nợ. Nếu phải lựa chọn giữa một đại học công lập nhỏ, bình thường với một đại học tư lớn, danh giá nhưng đắt đỏ, hãy chọn cái đầu tiên. Việc không mắc nợ tiền học phí sẽ khiến bạn nhẹ nhõm và có lợi hơn nhiều.

Tháng chín nhớ rươi

Ấy là tháng chín âm lịch, khi những cơn gió heo may dìu dịu thổi qua làng mạc một nỗi buồn vơ vẩn, qua những ruộng đồng lờ lợ nước biển sông, là lúc sắp tới mùa rươi.

Rươi là một giống hải trùng sống dưới biển. Tháng giêng, tháng hai âm lịch, mùa trăng huyền ảo khi nước biển rút xuống là lúc những con rươi bắt đầu đẻ trứng vùi sâu xuống đất. Lúc trứng rươi nở thành con, theo dòng thủy triều dâng vào định cư tại ruộng. Đó cũng là lúc người ta đánh bắt rươi.

Chả rươi. Ảnh: Internet

Người miền Bắc thích nhất món chả, nên chả rươi là tiêu chí số một để chọn. Bởi làm chả rươi chẳng mất bao nhiêu công cán. Chỉ cần có rươi, có thịt nạc băm, có trứng, có thì là, có vỏ quýt bằm nhỏ cùng nước mắm ngon là đủ. Trứng đánh đều, trộn vừa rươi vừa gia vị thật đều, rồi cho vào chảo mỡ đặt trên bếp lửa liu riu. Trong chốc lát, mùi chả rươi lan tỏa khắp không gian, khiến bà con lối xóm ai cũng thơm nồng cánh mũi.

Chả rươi phải ăn khi vừa sớt ra khỏi chảo, còn bốc hơi nóng nghi ngút. Trước khi dọn ra bàn, rắc lên mặt miếng chả một ít tiêu xay, vừa làm duyên vừa tăng thêm mùi vị món ngon. Cạnh bên miếng chả là mấy nhánh thì là xanh mướt cũng vừa điểm xuyết vẻ đẹp đĩa chả vừa như nàng thiếu nữ quyến rũ thị giác người ăn.

Đũa cầm tay, dẽ miếng chả rươi chấm nước mắm nhĩ dầm ớt, cho vào miệng cắn. Úi chu choa, cái mùi chả rươi khi chiên so mùi chả rươi khi ăn biết nói sao cho vừa. Mùi thơm của chả, của nước mắm hảo hạng; vị ngọt của thịt, vị cay của ớt, của tiêu bột; vị béo của trứng, của rươi chưa kịp tan biến trong khẩu cái, thì mùi thơm của thì là chiên trong miếng chả hòa quyện mùi thơm vỏ quýt dâng lên khứu giác.

Rươi còn có món hấp. Món này không “trần tục” như chả rươi, dù vẫn dùng đến thịt nạc băm, hành củ, vỏ quýt, mộc nhĩ, thì là và nước mắm. Tất cả các nguyên liệu cho vào cái bát, đánh trộn thật đều, cho vào nồi hấp cách thủy. Để biết món ăn được chưa, bà nội trợ dùng chiếc đũa xăm sâu vào bát rươi. Rút đũa ra thấy đầu đũa khô quánh là lúc tắt bếp, dọn bát rươi hấp ra bàn. Đây cũng là món ăn nóng, rươi hấp “thanh” hơn chả rươi, vì không có dầu mỡ “nặng nề”. Rươi hấp chấm nước mắm ớt, miếng nào xứng đáng miếng nấy, vì đều đem lại cho ta cái sự sướng khoái của thú ẩm thực mùa thu.

Thưởng thức rươi bằng cách chế biến nào đi nữa cũng cần có nước chấm. Nhưng không có thứ nước chấm nào qua mặt nước mắm rươi. Để biến rươi thành nước mắm cũng chẳng khó khăn gì. Chỉ cần có rươi và muối hột, trộn đều theo định mức, đựng trong chiếc lu, để ngoài trời, chiều đậy kín, sáng giở ra đón ánh nắng mặt trời. Để chừng bốn tháng thì rươi hòa tan vào muối, “sắc” lại. Càng phơi nhiều nắng chừng nào, nước mắm rươi càng “dậy” chừng nấy, càng thêm quyến luyến bất cứ món ăn nào...

Thứ Tư, 10 tháng 10, 2012

Hà Nội thực ra cũng bình thường thôi


Viết cho các bạn đang ở, hoặc đang xa Hà Nội. Để thấy là Hà Nội mình cũng bình thường thôi. Không có gì để mà nhớ nhung nhiều như thế.

Thực ra, người ta có nhiều cách yêu Hà Nội. Có người yêu Hà Nội vì những hàng cây, những mùa hoa. Có người yêu Hà Nội vì những con phố ngăn ngắn, ngăn cách nhau đôi khi chỉ bởi tấm biển đường. Lại có người yêu Hà Nội theo tình yêu của một con người chưa bao giờ đặt chân đến mảnh đất này. Có người yêu Hà Nội vì chỉ đến một lần trong đời. Cũng có người yêu Hà Nội vì những món ăn ngon.

Có quá nhiều lí do để yêu Hà Nội. Tôi tự hỏi một ngày, khi những mùa hoa cứ năm này qua năm khác lặp lại, khi những con phố được nới dài ra về không gian, khi đã một lần đến Hà Nội, hoặc khi những người biết làm ra những món ngon nhất ở Hà Nội này không còn nữa, người ta sẽ yêu thành phố của tôi vì điều gì?

Vì thế, tôi thích cách người ta yêu Hà Nội như yêu những kỉ niệm. Bởi dù thời gian có đi nhanh thế nào, kỉ niệm vẫn là điều gì đó thiêng liêng trong tâm trí mỗi người, mà không bao giờ mất đi. Tôi biết một người thích Hà Nội điên đảo vào những ngày mưa. Lúc đấy, anh ấy có thời gian cho một ly cafe hoặc vài ba chén rượu. Có chúa mới biết được anh ấy nghĩ gì vào những ngày như thế. Chỉ có vẻ, Hà Nội những ngày mưa, hơi giống một cô gái đỏng đảnh, khó chiều. Mà đôi khi đàn ông vẫn thích điều gì đó ở những cô nàng đỏng đảnh…

Sau buổi cafe đêm rất vội với một cậu bạn, tôi có cơ hội nhìn lại thành phố của mình trong đêm mưa. Thực ra nó chẳng đẹp như thơ và mơ mộng như câu hát. Vẫn có những ngổn ngang gạch vữa, những vũng nước to oành xấu xí, những chiếc ô tô thô lỗ phóng đi như điên bất chấp các ánh đèn lẻ loi ngược chiều. Những quả mâm xôi nát bét sau mưa, gieo màu đỏ cực nhạt nhòa trên vài con ngõ, gợi dáng vẻ bẩn thỉu và thảm hại. Mà lại còn buồn nữa chứ. Cũng là dáng dấp đô thị, nhưng về cơ bản, Hà Nội đêm không sôi động bằng Sài Gòn.

Nên có thể, Hà Nội đẹp vì nơi ấy có nhà tôi ở, có những con đường tôi vẫn đi quen, có cả những cái tên với tôi đã thành yêu mến. Tôi chẳng kì vọng gì vào một thành phố thay da đổi thịt. Tôi vẫn tin vào một thành phố còn kẹt xe và còn ngập úng ít nhất trong nửa thế kỉ nữa. Tôi cũng không nghĩ rằng người ta sẽ đến với mảnh đất này vì một Hồ Gươm, Hồ Tây…hoặc một địa danh được chỉ tên abcxyz nào đó. Có thể người ta sẽ đến vì tò mò, vì một lời hứa, hoặc vì những kỉ niệm còn dang dở. Hoặc cũng có thể, trong nhu cầu đi và đi, người ta tick vào Hà Nội, chứ cũng chẳng có lí do gì đặc biệt.

Hà Nội nhiều khi buồn bã và xấu xí lắm. Cũng không mến khách lắm đâu. Thế mà tôi vẫn yêu, có vẻ hơi mù quáng. Bạn thì thế nào?

TRẦN VIỆT ANH

Nguồn ảnh: Piero
Nguồn bài: BMM Blog

Thứ Hai, 8 tháng 10, 2012

Người luôn giúp đỡ chúng ta

Khi có khó khăn, ta thường vội chạy khắp nơi tìm người giúp đỡ, mà quên mất một người có thể giúp mình tốt nhất.

Đêm hôm đó, khi các vị thần mưa gặp nhau, họ hân hoan cười nói đến nỗi làm mưa trắng xóa một vùng trời. Những con đường lầy lội, các ổ gà bị nước ngập hết miệng. Đó cũng là ngày mà Raju phải đánh xe ngựa vào thị trấn bán hàng vì mai là phiên chợ duy nhất trong tháng. Anh cẩn thận chất hàng hóa lên xe và từ từ bám theo con đường nhỏ tiến vào thị trấn.
Quả là khó khăn và vất vả cho những chú ngựa khi phải đi lại trên một con đường lầy lội và nhiều những "hố tử thần" giấu mặt. Đúng như lo sợ, đi được một quãng, đột nhiên chiếc bánh xe bị thụt xuống bùn.
Những chú ngựa càng kéo mạnh, bánh xe càng lún sâu. Raju phải trèo xuống, đứng tần ngần cạnh những giỏ hàng của mình. Nếu không đến được chợ sớm, anh sẽ không bán được nhiều hàng. Anh đưa mắt tìm kiếm sự giúp đỡ nhưng không có một ai. Raju trở nên thất vọng và bắt đầu cáu giận. Anh chửi thề và nguyền rủa con đường, những vị thần mưa và những cái ổ gà chết tiệt. Anh ngước mắt lên trời và gào toáng: "Thưa Chúa, con quả là người không may mắn! Tại sao những chuyện đen đủi thế này lại xảy ra với con? Thôi nào Chúa, hãy xuống đây và cứu con đi!"
Sau một hồi chờ đợi rất lâu, Chúa cuối cùng cũng xuất hiện trước mặt Raju. Ngài hỏi Raju: "Con có nghĩ là con có thể cứu được chiếc xe bằng cách nhìn vào nó và rên rỉ không? Không ai có thể giúp con trừ khi con nỗ lực giúp chính mình. Con đã làm gì để kéo bánh xe lên? Hãy tiến lại đó, đặt vai vào những vòng bánh xe, con sẽ biết con phải làm gì."
Raju rất xấu hổ về chính mình. Anh cúi xuống và đặt vai lên bánh xe, sau đó thúc giục những chú ngựa di chuyển. Sau một hồi cố gắng, chiếc bánh xe cũng thoát được vũng lầy. Raju đã học được một bài học cho riêng mình. Anh cảm ơn Chúa và tiến vào thị trấn cùng bài học ngày hôm đó.
Khi có khó khăn, chúng ta thường vội vàng chạy khắp nơi tìm người giúp đỡ, mà quên không tìm đến một người luôn bên cạnh bạn... Đó không phải Chúa, cũng chẳng phải Trời! Không ai khác, đó chính là bản thân bạn! Chúa sẽ giúp ai tự giúp chính mình.
Thay vì ngồi ca thán và đổ lỗi cho hoàn cảnh, hãy đối diện với vấn đề, nỗ lực tự mình giải quyết mọi việc. Không ai có thể giải quyết vấn đề tốt hơn chính bạn. Mọi lời khuyên trong mọi trường hợp chỉ là tương đối, vì họ không phải là bạn. Mà đã là tương đối thì chưa chắc đã đúng. Vì vậy, tin tưởng bản thân và tự mình giúp mình trước, sau đó mới nhờ thêm những giúp đỡ từ bên ngoài. Đó mới là cách tốt nhất để đi đến thành công.
Linh Hoa
(Dịch từ Moral Stories)

Thứ Ba, 2 tháng 10, 2012

Hậu Trung Thu


 Trung Thu là Tết Thiếu nhi
Thanh niên nam nữ đi chơi nhiều nhiều
Đi nhiều họ lại làm liều
Làm liều thì lại ra nhiều... Thiếu nhi.


 (Nguồn: Mai Thanh Hải blog)

Thư gửi Mẹ

Người dịch: Hồng Thanh Quang

Mẹ có được khỏe không, mẹ hiền yêu quý
Con vẫn khỏe, kính chào mẹ, mẹ ơi!
Mong sao cho ánh sáng ban chiều êm dịu ấy
Rọi chiếu nóc nhà ta vĩnh viễn muôn đời

Nghe họ nói: mẹ giấu niềm lo lắng
Luôn âu sầu buồn nghĩ về con
Và khoác tấm áo bông xơ xác
Mẹ thường ra đường cái ngóng chờ trông

Và mẹ trong bóng hoàng hôn nhập nhoạng
Thường hay mơ thấy cảnh, ngỡ như ai
Nơi quán rượu, giữa cơn say lú lẫn
Đâm thẳng vào tim con nhọn hoắt lưỡi dao dài

Chẳng phải thế đâu! Mẹ ơi! Đừng sợ!
Đó chỉ là ác mộng mà thôi,
Con đâu phải kẻ quá chừng bạc số
Để chưa gặp lại mẹ ở quê đã vội lìa đời.

Con vẫn dịu dàng như trước, như xưa
Và chỉ nghĩ làm sao mau chóng
Thoát khỏi những nỗi buồn náo động
Quay về cùng thấp nhỏ mái nhà ta.

Con sẽ về khi lá cành xanh mởn
Khoác lên vườn trắng xóa áo mùa xuân.
Chỉ xin mẹ đừng thức con dậy sớm
Như thuở nào, như trước đây tám năm.

Đừng nhắc lại giấc mộng vàng đã vỡ
Đừng khơi lên mơ ước đã không thành
Trong đời mình con đã đành phải biết
Mất mát và nỗi mệt giữa ngày xanh.

Và chớ dậy con nguyện cầu, chớ dậy!
Đường về xưa đã mất hẳn rồi.
Con chỉ có mẹ là niềm vui, niềm an ủi,
Chỉ có mẹ là ánh sáng dịu hiền thôi.

Nên mẹ hãy quên đi niềm lo lắng
Đừng âu sầu buồn nghĩ về con,
Đừng khoác tấm áo bông xác xơ cũ kỹ
Ra ngoài đường cái ngóng chờ trông!

Thứ Hai, 1 tháng 10, 2012

Ngày bố mẹ già đi

Nhân ngày của Người cao tuổi 1-10, mời các bạn đọc bài viết này và cùng suy ngẫm. Bài này được cư dân mạng đọc và truyền nhau hồi tháng 10 năm ngoái. Tôi giữ lại để dành năm nay mới post. Dù vào thời điểm nào, nội dung bài viết, ý nghĩa nhân văn cũng như giá trị giáo dục của nó vẫn luôn mang tính thời sự. Không rõ tiêu đề gốc của tác giả là gì, xin mạn phép đặt tên là "Ngày bố mẹ già đi".

Ngày bố mẹ già đi, con hãy cố gắng kiên nhẫn và hiểu giùm cho bố mẹ. Nếu như bố mẹ ăn uống rớt vung vãi… Nếu như bố mẹ gặp khó khăn ngay cả đến cái ăn cái mặc… xin con hãy bao dung!
 
Con hãy nhớ những ngày giờ mà bố mẹ đã trải qua với con, để dạy cho con bao điều lúc thuở bé.

Nếu như bố mẹ cứ lặp đi lặp lại hàng trăm lần mãi một chuyện, thì đừng bao giờ cắt đứt lời bố mẹ mà hãy lắng nghe!

Khi con còn ấu thơ, con hay muốn bố mẹ đọc đi đọc lại mãi một câu chuyện hằng đêm cho đến khi con đi vào giấc ngủ… và bố mẹ đã làm vì con.

Chủ Nhật, 30 tháng 9, 2012

Quà tặng cuối tuần - KHI NGƯỜI ĐÀN BÀ YÊU...

Trung thu là một ngày đặc biệt với rất nhiều người. Tuần này các bạn sẽ nhận được một món quà Nga nữa từ cô Lê Lan Hương và anh Vũ Mạnh Cường tặng các bạn Khoa Nga cũng như những người yêu nước Nga.

KHI NGƯỜI ĐÀN BÀ YÊU...

"Не отрекаются, любя" là bài hát của nhạc sĩ Минков М, phổ thơ của nhà thơ nữ Тушнова В. (1911 - 1965), khắc họa tâm trạng của người phụ nữ cô đơn trong đêm mùa đông với bão tuyết đập ngoài cửa sổ.
...

Тушнова là thi sĩ nổi tiếng trên văn đàn Xô viết, với cuộc sống riêng khá chuân chuyên. Bà trải qua 2 cuộc hôn nhân không hạnh phúc và các cuộc chia tay đều rất nặng nề. Sau này bà yêu nhà thơ Alexandr Yashin, người có ảnh hưởng lớn tới sự nghiệp sáng tác của bà trong những năm cuối đời.

Tuy nhiên, Yashin đã quyết định giã từ sau nhiều do dự. Ông không muốn rời bỏ gia đình vơi 4 đứa con nhỏ dại. Тушнова vô cùng đau khổ. Bà đã chết trên giường bệnh trong sự cô đơn và tuyệt vọng.

Yashin đã kịp thời đến thăm Тушнова khi bà hấp hối. Đúng 3 năm sau, ông cũng qua đời.

Bài hát này ban đầu được viết cho vở kịch "Hỡi đàn ông, hãy đội mũ của đàn ông" do Nhà hát kịch Pushkin dàn dựng năm 1976. Nhưng chỉ đến khi được Alla Pugacheva trình diễn vào đầu thập niên 1980, thì nó mới trở nên nổi tiếng trên toàn liên bang.

Tâm sự của người phụ nữ đã yêu, đang yêu thật dữ dội nhưng cũng đầy bao dung, có lúc là tiếng kêu xé lòng, nhưng có lúc lại như một tiếng thở dài.

Ca khúc này sau còn được các nghệ sĩ khác hát lại như Людмила Артёменко, Татьяна Буланова... Ở Việt Nam, ca sĩ Cẩm Vân đã hát phiên bản tiếng Việt có nhan đề "Khi yêu ai nỡ hững hờ".

Lan Huong Le đã từng hát bài này thành công tại một số chương trình văn nghệ của Khoa Nga đầu thập niên 1980. Và tại offline Mùa thu vàng ở Thanh Hóa tuần tới, cô sẽ trình bày lại ca khúc này.

Mời các bạn theo dõi lời tiếng Nga và bản dịch thơ tiếng Việt của cô Lê Lan Hương trong comment.

Vũ Manh Cường

Bản tiếng Việt do Cẩm Vân trình bày http://www.youtube.com/watch?v=lPZvwyUcYAA

Bài hát Nga - я тебя по прежнему люблю

Trung thu đến rồi. Cái se lạnh cùng những kỷ niệm ùa vào trong ta. Yêu em nhiều lắm chẳng thể rời xa.

Các bạn cùng thưởng thức bài hát nhé!

Các bạn xem video bài hát ở đây

я тебя по прежнему люблю
(В. Матецкий - М. Файбушевич)

Не уходи, мне с тобой так легко и светло.
Не уходи, все, что было, быльем поросло.
Я не хочу после долгой разлуки
Снова тебя потерять,
Лучше друг друга простить и понять.

Припев:
Я тебя по – прежнему люблю,
Бережно любовь свою храню,
Навсегда ты один у меня.
Я тебя по – прежнему люблю,
Глупые тревоги прочь гоню,
Будем вместе теперь ты и я.

Не уходи, ты мне просто назначен судьбой,
Долгие дни я мечтала о встрече с тобой
И вот мы встретились будто случайно,
Смотрим друг другу в глаза,
Мне так хотелось давно тебе сказать.

Припев.
Не уходи, я люблю все сильней и сильней,
Долгие дни мы играли любовью своей.
Я не хочу после долгой разлуки
Вновь поиграть и забыть,
Лучше друг друга понять и простить.

Припев.


EM VẪN YÊU ANH NHƯ NGÀY XƯA
Nhạc: В. Матецкий
Lời Nga: М. Файбушевич
Lời Việt:
Thanhxuan1974

1.
Anh, đừng xa nhé. Nhẹ nhàng vui sướng khi có anh bên mình
Anh, đừng đi nhé. Chuyện ngày qua đó có chính trong cuộc đời
Và lòng không muốn, bao năm tháng, qua bao cách xa
Lại để đánh mất chút tình anh.
Tốt hơn hãy hiểu, và tha thứ, hỡi anh yêu!

ĐK:
Lòng em vẫn thương nhớ anh như ngày xưa
Tình yêu ấy em vẫn khắc ghi vào tim
Nguyện mãi thôi, cuộc sống em, chỉ có anh.
Lòng em vẫn thương nhớ anh như ngày xưa
Mọi lo lắng vô cớ xin hãy bỏ đi
Vì chúng ta, nguyện có nhau, năm tháng dài.

2.
Anh, đừng xa nhé, cuộc đời anh đã đối với em -số phận
Bao ngày tháng qua, đợi chờ mong nhớ có bóng anh bên mình
Và rồi ta đã, có những lúc, ta bỗng thấy nhau
Và rồi bốn mắt đắm nhìn nhau
Tưởng rằng từ lâu, đã muốn nói, với anh yêu:

ĐK:
Lòng em vẫn thương nhớ anh như ngày xưa
Tình yêu ấy em vẫn khắc ghi vào tim
Nguyện mãi thôi, cuộc sống em, chỉ có anh.
Lòng em vẫn thương nhớ anh như ngày xưa
Mọi lo lắng vô cớ xin hãy bỏ đi
Vì chúng ta, nguyện có nhau, cùng năm tháng .
……..
Lòng em vẫn thương nhớ anh như ngày xưa
Tình yêu ấy em vẫn khắc ghi vào tim
Nguyện mãi thôi, cuộc sống em, anh bên đời.

3.
Anh, đừng xa nhé, tình mình em giữ mãi mãi thêm mặn nồng
Bao ngày tháng qua, mình cùng nhau đã giữ mãi câu ân tình
Và lòng không muốn, bao năm tháng, qua bao cách xa
Lại để đánh mất chút tình anh.
Tốt hơn hãy hiểu, và tha thứ, hỡi anh yêu!

ĐK:
Lòng em vẫn thương nhớ anh như ngày xưa
Tình yêu ấy em vẫn khắc ghi vào tim
Nguyện mãi thôi, cuộc sống em, chỉ có anh.
Lòng em vẫn thương nhớ anh như ngày xưa
Mọi lo lắng vô cớ xin hãy bỏ đi
Vì chúng ta, nguyện có nhau, năm tháng dài


Tết Trung thu Hà Nội qua ảnh xưa

Chùm ảnh này nằm trong một bộ sưu tập do Viện Viễn Đông Bác cổ của Pháp (École Francaise d’ Extrême – Orient) hiện lưu tại Thư viên Khoa học Xã hội. Đó là những tấm ảnh chụp về những sinh hoạt trong ngày Tết Trung thu cách đây chừng 70, 80 năm, những hình ảnh ở đầu thế kỷ XX khi đời sống đô thị đã hình thành tạo ra những nét sinh hoạt thời cận đại.

Tết Trung Thu đối với trẻ nhỏ trước hết là những bánh trái đặc trưng bởi hai món chính là bành dẻo và bánh nướng mà tập trung nhất là trên các cửa hàng ở phố Hàng Đường (của người Việt) và Hàng Buồm (của Hoa kiều).

Trẻ con tò mò nhìn những người thợ làm bánh Trung thu.
Trẻ con tò mò nhìn những người thợ làm bánh Trung thu.

Thứ Sáu, 28 tháng 9, 2012

Người bán mặt nạ


Có một mùa trung thu buồn. Vì Tết trung thu đúng vào dịp cuối tháng, lương cạn. Hồi đó thời bao cấp, trên phố Huế hay bán các loại mặt nạ Tôn Ngộ Không, Trư Bát Giới…bắt chước theo phim Tây Du Ký của Tàu. Buổi chiều tôi đi làm về. Đạp xe trên đường Lê Lợi bên Sông Hương,  gặp người bán mặt nạ đen nhẻm. Anh bán mỗi cái  mặt nạ 3 đồng. Trong túi tôi lúc đó chỉ có 5 đồng, nếu mua  hai cái cho hai đứa con trai thì thiếu mất một đồng. Mà không đủ hai cái thì hai đứa trẻ sẽ giành nhau. Tôi năn nỉ mãi, nhưng nhất định ông không bán. Thế là tôi lẽo đẽo dắt xe đạp theo ông tới hoàng hôn, tận cuối thôn Vỹ Dạ. Lúc này trên vai ông chỉ còn một cái mặt nạ bị méo mó, ai cũng chê không mua, ông mới chịu bán cho tôi hai đồng. Thế là tôi có hai cái mặt nạ  cho hai đứa con trai chơi trung thu rồi. Sau khi bán cái mặt nạ cuối cùng cho tôi, thì  không ai đi theo hỏi han gì người bán mặt nạ ấy nữa. Ông thủi thủi một mình trong hoàng hôn lợt . Thấy ông đi lui cui tôi chợt chạnh lòng. Câu chuyện  là thế , nhưng tôi lại nghĩ ra một tứ thơ nói  một chuyện lớn của đời..

Đêm đó tôi thức tới  bốn giờ sáng mới làm xong bài thơ “Người bán mặt nạ”. Bài thơ sinh ra đã gần 30 năm rồi. Nhân trung thu xin chép lại đây để mọi người cùng chia sẻ. Cái chuyện MẶT NẠ ấy bây giờ vẫn còn nguyên giá trị...  

Thứ Tư, 26 tháng 9, 2012

Trang phục Trung thu trên thế giới


Mỗi nước có một phong tục tập quán, có những ngày lễ truyền thống riêng của mình. Tết trung thu là một ngày lễ truyền thống được nhiều nước châu Á tôn thờ. Tùy theo phong tục tập quán của mỗi nước khác nhau, người dân họ có cách tổ chức và đón chào trung thu khác nhau. Và cũng có rất nhiều các lễ hội được tổ chức, các nét văn hóa được thể hiện để mọi người cùng chung vui, trong đó trang phục vẫn là tâm điểm thể hiện một cách rõ nét nhất.

Ngoài các loại bánh trái, trò chơi dân gian và các nghệ thuật truyền thống khác thì đêm trăng rằm cũng là thời gian để thời trang có dịp khoe sắc. Điều đặc biệt là dịp lễ này mọi người, từ người lớn đến trẻ nhỏ đều muốn khoác lên mình những bộ đồ truyền thống, mang màu sắc của dân tộc, của cội nguồn.

Dưới đây xin giới thiệu một vài mẫu trang phục mà người dân một số nước châu Á thường trưng diện trong ngày rằm tháng 8 này: