Thứ Sáu, 30 tháng 9, 2011

Bài hát Nga - Белые розы


Hồi bọn mình chuẩn bị chia tay Liên xô thì bài này đang rât thịnh hành. Lời bài hát da diết về bông hồng trắng bị quên lãng trong xô nước lạnh. Giai điệu nhẹ nhàng khá ân tượng của bài hát sẽ đưa chúng ta quay lại với mùa đông nước Nga.
Chúc các bạn vui.
Baku

Бабье лето - Mùa hè rớt



БАБЬЕ ЛЕТО
(Ольга Берггольц)

Есть время природы особого света,
неяркого солнца, нежнейшего зноя;
Оно называется
бабье лето
и в прелести спорит с самою весною.

Thứ Năm, 29 tháng 9, 2011

Thư của Lincoln gửi thầy giáo của con


Bức thư của cố tổng thống Mỹ Abraham Lincoln (1809-1865) gửi thầy hiệu trưởng ngôi trường nơi con trai ông theo học. Được viết ra từ gần 200 năm trước, lại là ở nước Mỹ, nhưng bức thư vẫn giữ nguyên tính "thời sự" và gợi nhiều suy nghĩ cho chúng ta.

 
Xin thầy hãy dạy cho con tôi


Kính gửi thầy…

Con tôi sẽ phải học tất cả những điều này. Rằng không phải tất cả mọi người đều công bằng, tất cả mọi người đều chân thật. Nhưng xin thầy hãy dạy cho cháu biết: cứ mỗi một kẻ vô lại ta gặp trên đường phố, thì ở đâu đó, sẽ có một con người chính trực; bên cạnh một chính trị gia ích kỷ, sẽ xuất hiện một nhà lãnh đạo tận tâm.

Thứ Tư, 28 tháng 9, 2011

Листопад - Mùa lá rụng


Листопад
(О́льга Берго́льц)
Осенью в Москве на бульварах
вывешивают дощечки с надписью
"Осторожно, листопад!"

Осень, осень! Над Москвою
Журавли, туман и дым.
Златосумрачной листвою
Загораются сады.
И дощечки на бульварах
всем прохожим говорят,
одиночкам или парам:
"Осторожно, листопад!"

Thứ Hai, 26 tháng 9, 2011

Olga Berggolts và những bài thơ mùa thu

Ольга Федоровна Берггольц (1910- 1975 г.г.)

Olga Berggolts

Olga Berggolts trải qua một cuộc đời với rất nhiều thăng trầm, thử thách cũng như chính thành phố Saint Petersburg. Bà sinh năm 1910 trong một gia đình bác sỹ ở Petersburg. Bà tốt nghiệp khoa ngôn ngữ trường đại học tổng hợp Petersburg và trải qua ba năm làm phóng viên cho tờ tạp chí “Thảo nguyên Liên Xô” tại nước cộng hòa Kazakhstan. Trong thời gian này bà đã cho ra đời cuốn sách “Nơi heo hút”. Năm 1933 Olga Berggolts trở lại Saint Petersburg và đã gắn bó cuộc của mình với thành phố này cho đến những ngày cuối cùng của đời mình.

Chủ Nhật, 25 tháng 9, 2011

Hôm nay lên Suối Giàng

Vừa được biết anh Trần Đăng Tuấn mới mở blog http://trandangtuan.wordpress.com/ và đọc bài này của anh, tôi post lại để mọi người cùng đọc. Vẫn trong tháng 9, tháng của trẻ em tới trường, đọc bài này để tiếp nối những suy ngẫm và hành đồng từ những bài post trước cùng chủ đề trẻ em đi học.


Sáng nay , lần đầu tiên lên Suối Giàng, định ngắm mấy cây chè cổ thụ. Vào tuổi này, có lúc chợt lo là nhiều cái lạ ở đất nước , mình đã nghe, biết từ lúc còn là trẻ con, mà giờ chưa nhìn thấy tận mắt. Vậy có thời gian thì phải đi  để biết. Nhưng quả thật thời gian là cái gần một năm qua mình có ít nhất. Cứ tiếp tục thế này thì cũng gay đây. Gọi cho Tiến trọc, rủ đi cùng. Tiến trọc chối đay đảy, rằng vừa lang thang một tháng ( thằng cha này số sướng) ở Tây Nam bộ, nay phải cày kịch bản bù. Thì thôi vậy !.

Thứ Bảy, 24 tháng 9, 2011

Bài hát Nga - Только этого мало

Nhớ những ngày chuẩn bị rời Nga về nước, những bài hát của София Ротару đang rất thịnh hành tại Nga lúc đấy. Bài Только этого мало của bà là một trong nhưng bài nổi nhất lúc bây giờ. Mời các bạn nghe giai điệu rất trẻ trung của bài hát này.
Chúc các bạn một cuối tuần vui vẻ và hạnh phúc
BAKU



 

Thứ Sáu, 23 tháng 9, 2011

Câu chuyện trên cát của Kseniya Simonova


Kseniya Simonova, nghệ sĩ vẽ tranh trên cát của Ukraine, đã kể lại quãng thời gian Ukraine bị Đức Quốc xã chiếm đóng trong thời gian Chiến tranh Thế giới thứ II bằng một bức tranh cát tuyệt vời. Chị đã kết thúc tác phẩm của mình bằng một câu kết (tạm dịch) gây xúc động người xem: "Anh mãi bên em" - "Ты всегда рядом"

Mời các bạn thưởng thức.



Link: http://www.guardian.co.uk/culture/tvandradioblog/2009/aug/13/ukranian-sand-artist

Thứ Năm, 22 tháng 9, 2011

Vnexpress bắt học sinh diễn lại bơi qua sông để quay video?

Bắt học sinh diễn lại cảnh bơi vượt sông vì nhân đạo hay câu khách? Cả hai trường hợp đều không nên, tuyệt đối không nên. Nhưng người dân phản ánh, khi đã có thuyền rồi vẫn có nhà báo bắt học sinh diễn lại cảnh bơi vượt sông để quay phim. Đó là vùng người Khùa, họ nói thật bụng, nói thật những gì họ làm và người khác nói họ làm. 
 
Sự bắt buộc diễn lại của các học sinh ở đây, đằng sau nó là bóng dáng của cái gì?

Tấm hình Vnexpress chụp khi đã có thuyền
    

Những ngôi nhà không số dưới những hàng cây xanh ngút ngàn

Nhân đọc bài Cổng, tường và những con đường mình chợt nhớ đến một ngôi làng nhỏ nằm hai bên đường  cây xanh ngút ngàn và thanh bình. Điều khác lạ là các ngôi nhà ở đây không hề được phân biệt bằng các số nhà như ở nhiều nơi mà bằng tên gọi. Quả là thú vị khi đi qua những ngôi nhà đó, nhìn những nét duyên của từng cái tên,  cách trang trí con đường dẫn vào nhà để ngầm đoán tính cách của chủ nhân của nó.  Mời các bạn cùng thưởng thức.  

PTB - 2011


Thứ Ba, 20 tháng 9, 2011

Cổng, tường và những con đường

Khi cánh cổng trường mở ra cho đứa học trò nhỏ lần đầu tiên đến trường, một thế giới học đường mở ra, một thế giới tri thức mở ra, để đứa nhỏ bước ra khỏi vòng tay bảo bọc của cha mẹ, bước ra khỏi chỗ trú ẩn dưới mái nhà cha mẹ, hội nhập một cộng đồng rộng lớn hơn, đương đầu với những thách thức mới lạ hơn, nhìn thấy những chân trời bao la hơn.

Cánh cổng trường mở ra là một hình ảnh cụ thể, ít nhứt là trong thời tôi đang sống, ở xã hội này. Hầu hết các trường từ nhà trẻ, mẫu giáo, đến tiểu học, trung học đều được thiết kế sao cho có cánh cổng chắc chắn. Không chỉ trường ở đô thị, mà bây giờ những trường ở giữa đồng rộng, thậm chí chơ vơ một mình trên sườn núi cũng xây tường quây kín, ra vô bằng cổng đóng mở theo giờ giấc mà thôi. Tôi được giải thích là cần làm vậy để nhà trường quản lý học sinh, và để ngăn chặn sự xâm nhập những gánh hàng rong, những “yếu tố xấu” bên ngoài trường (hiểu là trong xã hội). Thành ra, thực tế là cánh cổng trường mở ra cho đứa nhỏ đi vào một thế giới biệt lập, có thể là một thế giới ưu đãi, thậm chí là một thế giới đặc quyền.

Lẽ ra không nên như vậy. Trừ một thiểu số may mắn, rất nhiều phụ huynh từng trải qua cảm xúc này: dắt con đi ngang qua cánh cổng đóng kín của ngôi trường mà mình mong muốn cho con mình được vào học, nhưng khả năng mình không mở nổi cánh cổng đó. Nổ lực mở ra những cánh cổng trường chỉ thuộc về trách nhiệm của cha mẹ một phần, khi đứa con còn nhỏ. Nếu xã hội có được công bằng tối thiểu cho trẻ em, thực hiện được sự bình đẳng giáo dục cho mọi công dân tương lai, thì những cánh cổng trường khác nhau mở ra theo khả năng, sự lựa chọn và nỗ lực của chính mỗi học sinh. Điều này quan trọng vô cùng. Vì giáo dục trong nhà trường thông thường chỉ chiếm chừng một phần tư thời gian sống của đời người. Nhưng ba phần tư còn lại của đời người sẽ đi theo cái hướng , hay định hình theo cái khuôn mẫu mà nền giáo dục ban đầu tạo ra. Một người tự mình vươn lên trong môi trường khuyến khích tính độc lập và bảo đảm sự công bằng thì mới biết tôn trọng và góp sức xây dựng những nền tảng của một xã hội văn minh, ấy là tự do, độc lập và công bằng.

Thứ Bảy, 17 tháng 9, 2011

Học sinh xứ Ta làm văn!


Đề: Em hãy phân tích câu tục ngữ "Uống nước nhớ nguồn"
Câu tục ngữ uống nước nhớ nguồn cho ta thấy nước ta có nguồn nước rất dồi dào.
Nước rất quan trọng trong đời sống chúng ta: cây cối cũng cần nước, ví dụ: đậu bắp, động vật cũng cần nước, ví dụ: trâu, bò, gà, vịt... Không có nước thì con người sẽ chết.
Câu tục ngữ uống nước nhớ nguồn làm em liên tưởng đến câu tục ngữ "ăn quả nhớ kẻ trồng cây" nghĩa là ăn quả rồi phải nhớ giữ lại hạt để trồng cây mới.

Thứ Sáu, 16 tháng 9, 2011

Bài hát Nga - Засентябрило

Tháng 9 là tháng đẹp nhất trong năm với Hà Nội. Biết bao cảm xúc chung, riêng. Xin mời các bạn nghe bài Засентябрило  do cặp song ca София Ротару và Николай Расторгуев trình bày, một bài hát về tình yêu - những điều xảy ra trong tháng chín nhé!
Chúc các bạn cuối tuần vui vẻ
Baku





Đố vui về Lịch sử Việt Nam


Lạc Long Quân và  Âu Cơ

Cuối tháng 7/2011 vừa qua, dư luận xã hội Việt Nam đặc biệt quan tâm tới việc 98% điểm thi đại học môn Lịch sử dưới trung bình. Bài sưu tầm dưới đây nói về một cách dạy và học lịch sử Việt Nam tại Mỹ. Không biết cách này có hiệu quả không nhưng hình thức thì mang hơi hướng Mỹ rõ rệt: kiểu thi trắc nghiệm. Mời các bạn cùng tham khảo

“Đố Vui Việt Sử” là một tập thơ lục bát gồm có một trăm câu đố về lịch sử và văn học sử Việt Nam đề ra bởi luật sư Đào Hữu Dương và hai trăm câu thơ trả lời của giáo sư Nguyễn Xuân Vinh.
 
Dụng ý của hai tác giả là dùng một thể thơ thật nhẹ nhàng và hấp dẫn để nhắc nhở các thanh thiếu niên ôn lại những trang sử Việt Nam và nuôi dưỡng tinh thần nhớ nước, thương nòi ở nơi đất khách. Tập thơ in ra lần đầu ở San Diego, vào năm 1985, đã được gửi tặng các trường dậy Việt ngữ. Cuốn sách này cũng được Trung Tâm Việt Ngữ Văn Lang ở San Jose, CA in lại để làm tài liệu dậy tiếng Việt.
 
Chúng tôi in lại ở đây như là một tài liệu giáo dục quý giá cho thế hệ trẻ.

Thứ Năm, 15 tháng 9, 2011

Hết rồi phấn trắng bảng đen!


Nhân dịp đầu năm học mới, tôi sưu tầm và post lại 1 vài bài viết liên quan đến chủ đề đi học để các bạn cùng đọc.

Bài viết của Bùi Văn Phú

Nửa thế kỷ trước mẹ dắt tôi đi học. Ôm quyển vở, cây bút lá tre và trên tay toòng teng lọ mực tím mà lòng xôn xao, lo lắng khi bước vào lớp học là nhà của cụ giáo, người thân quen của bố mẹ từ những ngày còn ở quê Bắc. Ngày đó tôi khóc không chịu đi học, được dỗ dành mãi tôi mới theo mẹ đi. Vào lớp rồi, mẹ ra về tôi lại khóc.
Vài buổi sau thì quen trường, quen bạn. Lớp vỡ lòng, mỗi ngày thầy giáo viết mấy chữ cái bằng phấn trắng trên bảng đen cho đám học trò nhỏ nắn nót chép vào vở. Về nhà còn được mẹ cầm tay tập viết chữ cho đẹp, cho ngay hàng. Theo thời gian của niên học, học trò viết chữ cái, ghép nguyên âm với phụ âm thành tiếng và được thầy đọc to cho cả lớp lập lại: ma, má, mà, ba, bá, bà.

Thứ Tư, 14 tháng 9, 2011

Cần lắm 1 cây cầu cho các em tới trường

Năm học mới đã bắt đầu được hơn 1 tuần và bắt đầu xuất hiện những câu chuyện khiến chúng ta phải suy nghĩ và hành động vì các em nhỏ đang ngày ngày tới trường. Cần thêm 1 cây "Cầu Khuyến học & Dân trí qua sông Pôkô" nữa cho Quảng Bình và nhiều cây cầu tương tự cho các vùng cao khác. Hãy theo dõi mục Tầm lòng nhân ái của báo Dân trí để cùng chung tay giúp các em nhỏ.

Nhận được thông tin từ nhiều giáo viên ở xã Trọng Hóa, huyện Minh Hóa, Quảng Bình về thực trạng học sinh bản ông Tú, bản Ka Oóc đi học phải bơi qua sông, chúng tôi đã vượt quãng đường hàng trăm km để có mặt tại khe Rào (thượng nguồn sông Danh), tận mắt chứng kiến cảnh tượng buồn rơi nước mắt: Hàng chục học sinh, giáo viên phải bơi qua sông đến trường Tiểu học Hưng (xã Trọng Hoá, huyện Minh Hoá). Để áo quần và sách vở không bị ướt, các em chuẩn bị sẵn một bao nilon lớn, cho quần áo và cặp sách vào bao, buộc kín lại. Qua đến bờ sông bên kia, các em lại lấy quần áo ra mặc vào.

Hôm chúng tôi đến, sau cơn mưa rừng hôm trước, nước khe Rào còn sâu và chảy xiết. Qua một bãi đá bồi sau những trận lũ chừng 20m, 15 học sinh từ lớp 1 đến lớp 5 người đen nhẻm, cởi hết quần áo, cho cùng toàn bộ sách vở cho vào một túi ni-long rồi thổi căng lên, hì hục bơi qua đoạn sông dài khoảng 15m. Những chiếc túi đó, ngoài tác dụng giữ khô quần áo, sách vở còn như một cái phao giúp các em qua sông.

Thứ Hai, 12 tháng 9, 2011

Chiếc mặt nạ trung thu năm cũ

Bài đăng trên Lửa Ấm - tháng 9/2010

 Năm cũ, mẹ có chiếc xe Peugeot màu vàng nhạt, chiếc xe ấy là vật dụng kiếm tiền duy nhất của gia đình. Chở nuớc mắm, chở bia, chở mỳ chính, chở sách… chở bất cứ thứ gì mẹ có thể kiếm ra, mang về nhà chất và quay vòng ở cửa hàng bé xíu 3m2 mặt đường Tây Sơn.

Năm cũ, ba đi biền biệt xứ người, tách biệt hoàn toàn với cuộc sống bươn chải của những năm kinh tế mở cửa. Tôi không có búp bê, áo lông hay ô tô như những đứa trẻ khác cùng khu tập thể. Thế giới của tôi xoay quanh mẹ, ngủ trong mùi nước mắm… gối đầu lên sách.


Một năm có 2 mùa lớn với lũ trẻ chúng tôi, nghỉ hè và trung thu. Trung thu thích hơn nghỉ hè vì nó ngắn nhưng háo hức. Có bao nhiêu cái thú tỉ mẩn nào gom hạt bưởi phơi khô làm đèn, nào mua giấy mầu đổ hồ dán đèn ông sao… Lén lút chia nhau miếng bánh nướng bánh dẻo thó truớc đuợc. Nhưng cái thú lớn nhất là đuợc đi Hàng Mã trước đêm rằm 1 – 2 ngày để chọn đồ chơi. Mẹ thường đèo tôi ngồi lắc lư phía sau xe. Ở Hàng Mã tôi không thích bất cứ thứ đồ chơi gì ngoài mặt nạ giấy bồi. Dù là đèn lồng, đèn ông sao cỡ lớn, mũ công chúa, súng phun nước, tôi tuyệt nhiên lạnh nhạt. Với đứa trẻ 6 – 7 tuổi lúc đó, thứ hấp dẫn tôi nhất vẫn luôn là mặt nạ giấy bồi thành hình các nhân vật truyện hay các con thú ngộ nghĩnh.

Trung thu: Nghề làm bánh nướng bánh dẻo

Những năm trở lại đây, cứ đến dịp Tết Trung thu là các hãng bánh lại có dịp "bùng nổ". Trên thị trường xuất hiện đủ thương hiệu như Kinh Đô, Đồng Khánh, Long Đình, Bảo Minh, Givral... Đây là các hãng bánh làm theo dây chuyền công nghiệp hiện đại, đẹp mắt, và thêm một ưu điểm là có nhiều hương vị biến tấu mới lạ, hấp dẫn.

Tuy nhiên không ít người, nhất là những ai thuộc thế hệ 7X trở đi đôi khi lại thèm nếm thứ bánh Trung thu đúng chất cổ truyền ngày xưa, với vỏ bánh nướng thơm giòn, vỏ bánh dẻo nồng mùi hoa bưởi, nhân nhiều thịt mỡ, lá chanh, hạt dưa, vừng, mứt bí..., một thứ bánh không hào nhoáng bên ngoài song hương vị thơm ngon, đặc trưng thì đã đi vào lòng người từ bao đời nay.

Nếu cũng là một người hoài cổ, bạn có thể ghé một số tiệm bánh Trung thu khá có tiếng sau đây ở Hà Nội.

Chủ Nhật, 11 tháng 9, 2011

Trung thu: Nghề làm mặt nạ giấy bồi

Càng đến gần Rằm tháng Tám, căn gác nhỏ của hai vợ chồng anh Nguyễn Văn Hòa và chị Đặng Hương Lan ở số 73 Hàng Than lại rực rỡ sắc màu của những chiếc mặt nạ giấy.

Đây là một trong những gia đình hiếm hoi ở Hà Nội còn theo nghề truyền thống này.

Để làm ra được một chiếc mặt nạ giấy bồi, phải trải qua khá nhiều công đoạn. Đầu tiên, bìa các- tông và giấy báo cũ được xé ra từng mẩu nhỏ bằng tay. Bột sắn mua về được quấy thành hồ. Mỗi loại mặt nạ sẽ có một khuôn xi măng.

Người thợ sẽ phải đặt lớp giấy trắng đầu tiên vào khuôn, phết hồ, rồi lần lượt đặt các lớp giấy bìa nhỏ xếp đều nhau, tránh chỗ dày chỗ mỏng để tạo hình chiếc mặt nạ. Xong công đoạn bồi giấy, chiếc cốt mặt nạ phải được đem phơi ngay để tránh ẩm mốc, mềm sụn.

Trung bình, mỗi chiếc mặt nạ mất khoảng 4 giờ để hoàn thành, không kể thời gian phơi. Chính vì vậy, để sản xuất ra khoảng 3.000 chiếc mặt nạ mỗi mùa Trung thu, phải làm việc liên tục trong gần cả năm trời.

911

Nguồn: http://911review.org/bUSH_hUMOR.html

Thứ Bảy, 10 tháng 9, 2011

Trung thu: Nghề làm tiến sĩ giấy

Nhớ xưa kia cụ Tam nguyên Yên Đổ có bài thơ vịnh Tiến sĩ giấy mang ý vị tự trào vào bậc nhất văn học dân tộc. Hình ảnh ông tiến sĩ giấy cho đến nay vẫn mang giá trị biểu trưng sâu sắc. Đó là biểu tượng cho những giá trị truyền thống đã dần mai một, hoặc đang từng bước đổ vỡ trong thời đại giá trị thực không còn được coi trọng, mọi thứ đã có thể dùng tiền để mua bán, đổi chác, xuất hiện trong xã hội nhiều kẻ chỉ có hư danh mà không có thực học. Và bởi ý nghĩa thời đại đó, dân gian vẫn lưu truyền hình ảnh này, đặc biệt trong mùa trung thu hàng năm.

Trung thu: Nghề làm đầu Lân, Sư, Rồng


Nhiều năm trở lại đây ở Hà Nội, việc múa Lân Sư vào dịp Trung Thu, Lễ, Tết diễn ra nhiều hơn, ngay cả tại các buổi lễ khai trương, động thổ… cũng được các đội múa lân đến góp vui. Nhu cầu mua đầu tăng cao, tuy vậy việc sản xuất ra những chiếc đầu Lân, Sư vẫn chưa nhiều.

Hiện phố Hàng Mã (Hà Nội) còn duy nhất 2 gia đình làm đầu Lân, Sư tử và Rồng đó là gia đình ông Doãn Đại và ông Quang. Hiện ông Doãn Đại đã già yếu nên người con trai của ông là anh Hải kế tục công việc của cha, anh Hải còn mở rộng sản xuất tại xưởng riêng của mình tại phố Thụy Khê. Ông Quang vẫn duy trì làm đầu Lân, Sư tử một mình, các con ông không ai theo nghề này.

Bên cạnh những mẫu Lân sư truyền thống của Bắc Bộ, để đa dạng hóa sản phẩm, 2 gia đình này còn nhập đầu Lân, Sư tử từ Trung Quốc. Ngoài ra, một số kiểu Lân từ miền Trung, miền Nam cũng được nhập về bán.

Thứ Sáu, 9 tháng 9, 2011

Minsk - Nhìn từ trên cao

Mời các bạn đã từng sống ở Minsk, ghé chơi Minsk, đã từng nghe đến Minsk và một ngày nào đó có thể sẽ đến thăm Minsk... cùng du lịch qua trang blog nhé.

Minsk - thủ đô Belarus. Thành phố bị phá hủy hoàn toàn trong Chiến tranh Thế giới thứ 2 và được xây dựng lại sau chiến tranh. Minsk do vậy là thành phố trẻ. Thời Liên Xô, đây là một trong những thành phố đẹp nhất, hiện đại nhất và sạch sẽ nhất. Giờ đây, Minsk vẫn sạch vẫn đẹp như thế và hầu như không có sự xô bồ giống như các thành phố khác của Nga. Minsk được mệnh danh là "thành phố cấm".

Ảnh 1. Tháp cạnh Bộ Quốc phòng Belarus.

Làng Xuân La - Làng làm tò he

Ở một góc nhỏ của công viên hay cổng trường học… thỉnh thoảng ta vẫn bắt gặp những chú tò he ngộ ngĩnh với đủ màu sắc. Đó là món đồ chơi dân gian truyền thống lâu đời được các bạn nhỏ yêu thích. Vì là đồ chơi cho trẻ con nên, mỗi dịp Trung thu, tò he cũng được bày bán ở Hàng Mã bên cạnh những món đồ chơi Trung thu khác.


Người làng Xuân La không chỉ nặn tò he trên que tre mà còn làm tò he dưới dạng những con giống vô cùng bắt mắt. 

Quê hương của tò he là làng Xuân La, xã Phượng Dực, Hà Nội. Tò he xuất hiện từ bao giờ và tại sao loại đồ chơi này lại có tên gọi là tò he vẫn chưa có tài liệu chính thức nào nói tới. Còn những người dân Xuân La lại có cách giải thích khá độc đáo.

Thứ Năm, 8 tháng 9, 2011

Trung thu của một người 7x


Trung thu ngày xưa
Có lẽ đa phần trẻ con 7X một năm chỉ mong ngóng vài ngày đặc biệt: Tết, 1-6 và Trung thu. Phải thuộc diện “gia đình có điều kiện” thì mới có khái niệm được tổ chức sinh nhật. Riêng mình thì trừ bớt ngày Tết đi vì bà ngoại “quán triệt” tất cả những người lớn có ý định mừng tuổi là “Không mừng tuổi trẻ con bằng tiền. Trẻ con tiêu tiền sẽ sinh hư.” Mà Tết không được mừng tuổi nữa thì còn vị Tết gì nữa. 1-6 thì có vẻ hơi nhạt hòa, chủ yếu là “liên hoan văn nghệ” nên bao nhiêu mong ngóng phải dồn cả vào Trung thu. Thích Trung thu, nhớ Trung thu âu cũng là chuyện thường tình.
Năm ấy, trẻ con còn đang đếm từng ngày để đến Trung thu thì nhà A3 đã có chuyện “động trời”. Anh em nhà B.Anh và V.Anh cuối 6X, đầu 7X đã no đòn. Cứ đứa nào trong khu bị ăn đòn là những đứa khác phải căng mắt, căng tai ra hóng xem mình có “liên lụy” gì không vì không hiếm “tội” mang tính chất tập thể. Sau trận đòn thì cả khu đã được cập nhật. Bố mẹ B.Anh và V.Anh có dành dụm, nhờ vả mua được 10 cái bánh nướng để mang về quê nhân dịp Trung thu. Thế mà chẳng hiểu hai anh em nhà ấy “bàn mưu, tính kế” thể nào mà kết quả là mỗi cái bánh nước mất một góc, còn nguyên vết răng cắn và về “báo cáo” là cả 10 cái bánh nướng đã bị chuột ăn. Khỏi phải nói, nhốn nháo cả một góc khu nhà và ăn đòn là đương nhiên. Mẹ B.Anh và V.Anh vẫn ầm ĩ nhiều ngày sau đó “thà chúng nó cứ ăn hẳn mấy cái bánh còn hơn là cắn mỗi cái một miếng, chẳng còn về quê được nữa.” Mình cũng bị “tra khảo nội bộ” nhiều lần là có tham gia cắn cái bánh nào không. Hơn 30 năm sau mới có dịp gặp lại V.Anh, nhắc lại chuyện trẻ con nhà A3 thời đó, chẳng ai quên chuyện 10 cái bánh nướng. V.Anh  “phân trần”: ‘”Anh nói rất chân thật là mình không động một tý nào hết mà tại sao lại có vết ăn vụng, vết răng cắn. Chính anh cũng không hiểu nổi nhưng khi đó, nếu không nhận thì ông bà Long lại dọa là không cho ăn cơm nên mình sợ mà nhận thôi. Về sau, đôi khi anh và anh B.Anh có nói chuyện để xem hay là anh B.Anh ăn nhưng anh ấy cũng nói là không ăn thế nên câu chuyện vẫn không kết thúc được….” Thôi coi như là một “truyền thuyết” của anh em nhà B.Anh - V.Anh liên quan tới Trung thu của thế hệ 7X, những người có thể nghịch ngợm đủ trò, mà nếu có ăn vụng thì cũng chẳng đáng trách lắm vì trẻ con thiếu thốn, cái gì cũng thèm.

Thứ Tư, 7 tháng 9, 2011

Làng Khương Hạ - Làng làm tàu thủy sắt

Tàu thủy - Món đồ chơi Trung thu mơ ước một thời
Nghề làm tàu thủy và các đồ chơi bằng sắt vốn là  nghề truyền thống ở làng Khương Hạ, Thanh Xuân, Hà Nội. Nhưng hiện giờ chỉ còn gia đình anh Nguyễn Văn Mạnh Hùng theo đuổi nghề này.

Lần qua nhiều ngõ ngách, chúng tôi tìm đến nhà anh Hùng tại số nhà 30 ngõ 29/68 phố Khương Hạ. Đón chúng tôi trong căn nhà 5 tầng khang trang, anh Hùng chia sẻ toàn bộ cơ ngơi là nhờ làm tàu thủy. Một người hàng xóm đi ngang qua thấy đông khách dừng lại trêu: “Ông giám đốc xưởng đóng tàu lại có khách đến đặt hàng rồi.”

Trước những năm đầu thập niên 1990, tàu thủy sắt là món đồ chơi "công nghệ" gắn liền với ký ức nhiều thế hệ. Trông đơn giản, nhưng tàu thủy sắt có thể di chuyển trên mặt nước và và phát ra tiếng kêu như động cơ tàu thủy thật.

Thứ Ba, 6 tháng 9, 2011

Món ngon Hà Nội

Danh sách món ăn ngon Hà Nội được một số bạn sưu tầm, không theo tiêu chuẩn xếp hạng nào cả. Ngon hay không ngon còn tùy thuộc vào sở thích của từng người. Nhưng có thể tham khảo khi cần nhé và bạn có thể viết tiếp vào danh sách để mọi người cùng thưởng thức.
 
  • Bánh cuốn nhân thịt: Ngon, rẻ, tại Bảo Khánh, góc với Hàng Hành (Càfê Phố)
  • Bánh cuốn Thanh Trì ở Hàng Chiếu (trong ngõ): Chỉ bán từ 6 đến 8 giờ sáng, tất nhiên thường hết trước thời gian đó. Cực cực kỳ ngon.
  • Bánh cuốn tráng online ban đêm: Chỉ bán sau 11 giờ đêm và phục vụ tới sáng, trong một ngõ hẻm và ăn trong tình trạng người bên cạnh (người nhà) đã mắc màn đi ngủ. Bánh tráng đến đâu an đến đấy.
  • Bánh cuốn: Có một hàng ở Hàng Cân, Lương Văn Can có cà cuống thật nhìn thấy con cà cuống trong chai, nhưng giá hơi đắt. Một hàng khác ở phố Bích Câu (gần đầu Cát Linh) nước chấm khá ngon, nhưng hơi bị đông. Tôi rất khoái hàng bánh cuốn bán trên vỉa hẻ đối diện Chợ Hàng Da, nước chấm hâm nóng, bánh tráng nóng chỉ nghĩ đến đã thèm.

Thứ Hai, 5 tháng 9, 2011

Làng Vác - Làng làm đèn ông sao

Còn nửa tháng nữa là tới rằm trung thu nhưng suốt dọc làng Vác - nơi từng nổi tiếng với nghề làm đèn ông sao - không thể mua được một chiếc đèn hay bắt gặp người dân nào làm loại đèn truyền thống này nữa.

Làng Vác (hay còn gọi là thôn Canh Hoạch) thuộc xã Dân Hòa, huyện Thanh Oai tỉnh Hà Tây cũ, nay thuộc Hà Nội), cách trung tâm Hà Nội khoảng 35 km, vốn nổi tiếng khắp nơi nhờ những đôi bàn tay tài hoa, tạo ra các sản phẩm thủ công từ mây, tre, giấy như đèn ông sao, quạt giấy, lồng chim... Nhưng nay thì khắp các ngõ nhỏ tới đường lớn, có thể dễ dàng gặp những người đàn ông phơi trần vót nan, làm đáy lồng chim, hay các cửa hiệu bán lồng chim, trong khi xe tải xếp hàng đợi bốc mặt hàng này chở đi khắp nơi bán. Tuyệt nhiên không còn ai làm đèn ông sao nữa, dù rằm trung thu sắp tới.

Chủ Nhật, 4 tháng 9, 2011

Песенка про меня

Đây là một trong những bài hát trong phim “Người đàn bà hát”, bộ phim đã gắn danh hiệu “Người đàn bà hát” với Alla Pugacheva, ngôi sao nhạc nhẹ hàng đầu của Liên Xô.

Trong cuộc đời có những lúc khó khăn, hãy biết tự động viên mình để vượt qua.

Mời các bạn cùng thưởng thức.

(Nguồn lời bài hát: Nguyễn Lệ Hà blog)



Thứ Bảy, 3 tháng 9, 2011

Trung thu - Tết của trẻ con


Thế hệ 7x chúng ta thật hạnh phúc vì đã từng biết về Trung thu xưa với những món đồ chơi giản dị mà gần gũi, những mâm cỗ cầu kỳ nhưng dân dã, với tiếng trống tiếng chiêng của đoàn múa sư tử, tiếng trẻ con đùa chơi các trò chơi dân gian dưới anh trăng rằm,…

Vẫn biết cuộc sống liên tục thay đổi, cái mới thay thế cái cũ, nhưng có những cái cũ thật đẹp, thật khó quên, nhất là đối với trẻ con. Nhìn con gái 3 tuổi mà cứ nghĩ mãi làm thế nào để cho con gái nhớ về những tết Trung thu thời thơ ấu của nó như mình nớ về Trung thu xưa.

Thứ Sáu, 2 tháng 9, 2011

С Днём Независимости!


"Hỡi đồng bào cả nước,

Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hoá cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc.

Lời bất hủ ấy trong bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 của nước Mỹ. Suy rộng ra, câu ấy có nghĩa là: tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do.

Bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp năm 1791 cũng nói: Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi; và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi.

Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được.

Thế mà hơn 80 năm nay, bọn thực dân Pháp lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái, đến cướp đất nước ta, áp bức đồng bào ta. Hành động của chúng trái hẳn với nhân đạo và chính nghĩa. 

Về chính trị, chúng tuyệt đối không cho nhân dân ta một chút tự do dân chủ nào.

Chúng thi hành những luật pháp dã man. Chúng lập ba chế độ khác nhau ở Trung, Nam, Bắc để ngăn cản việc thống nhất nước nhà của ta, để ngăn cản dân tộc ta đoàn kết.

Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học. Chúng thẳng tay chém giết những người yêu nước thương nòi của ta. Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu.

Chúng ràng buộc dư luận, thi hành chính sách ngu dân.

Chúng dùng thuốc phiện, rượu cồn để làm cho nòi giống ta suy nhược.

Về kinh tế, chúng bóc lột dân ta đến xương tủy, khiến cho dân ta nghèo nàn, thiếu thốn, nước ta xơ xác, tiêu điều. Chúng cướp không ruộng đất, hầm mỏ, nguyên liệu.

Chúng giữ độc quyền in giấy bạc, xuất cảng và nhập cảng.

Chúng đặt ra hàng trăm thứ thuế vô lý, làm cho dân ta, nhất là dân cày và dân buôn trở nên bần cùng.

Chúng không cho các nhà tư sản ta ngóc đầu lên. Chúng bóc lột công nhân ta một cách vô cùng tàn nhẫn.
Mùa thu năm 1940, phát xít Nhật đến xâm lăng Đông Dương để mở thêm căn cứ đánh Đồng Minh, thì bọn thực dân Pháp quỳ gối đầu hàng, mở cửa nước ta rước Nhật. Từ đó dân ta chịu hai tầng xiềng xích: Pháp và Nhật. Từ đó dân ta càng cực khổ, nghèo nàn. Kết quả là cuối năm ngoái sang đầu năm nay, từ Quảng Trị đến Bắc Kỳ, hơn hai triệu đồng bào ta bị chết đói.

Ngày 9 tháng 3 năm nay, Nhật tước khí giới của quân đội Pháp. Bọn thực dân Pháp hoặc là bỏ chạy, hoặc là đầu hàng. Thế là chẳng những chúng không "bảo hộ" được ta, trái lại, trong 5 năm, chúng đã bán nước ta hai lần cho Nhật.

Trước ngày 9 tháng 3, biết bao lần Việt Minh đã kêu gọi người Pháp liên minh để chống Nhật. Bọn thực dân Pháp đã không đáp ứng lại thẳng tay khủng bố Việt Minh hơn nữa. Thậm chí đến khi thua chạy, chúng còn nhẫn tâm giết nốt số đông tù chính trị ở Yên Bái và Cao Bằng.

Tuy vậy, đối với người Pháp, đồng bào ta vẫn giữ một thái độ khoan hồng và nhân đạo. Sau cuộc biến động ngày 9 tháng 3, Việt Minh đã giúp cho nhiều người Pháp chạy qua biên thùy, lại cứu cho nhiều người Pháp ra khỏi nhà giam Nhật và bảo vệ tính mạng và tài sản cho họ.

Sự thật là từ mùa thu năm 1940, nước ta đã thành thuộc địa của Nhật, chứ không phải thuộc địa của Pháp nữa. Khi Nhật hàng Đồng minh thì nhân dân cả nước ta đã nổi dậy giành chính quyền, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Sự thật là dân ta lấy lại nước Việt Nam từ tay Nhật, chứ không phải từ tay Pháp.

Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị. Dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân gần 100 năm nay để gây dựng nên nước Việt Nam độc lập. Dân ta lại đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỷ mà lập nên chế độ Dân chủ Cộng hòa.

Bởi thế cho nên, chúng tôi, lâm thời Chính phủ của nước Việt Nam mới, đại biểu cho toàn dân Việt Nam, tuyên bố thoát ly hẳn quan hệ thực dân với Pháp, xóa bỏ hết những hiệp ước mà Pháp đã ký về nước Việt Nam, xóa bỏ tất cả mọi đặc quyền của Pháp trên đất nước Việt Nam. Toàn dân Việt Nam, trên dưới một lòng kiên quyết chống lại âm mưu của bọn thực dân Pháp.


Chúng tôi tin rằng các nước Đồng minh đã công nhận những nguyên tắc dân tộc bình đẳng ở các Hội nghị Têhêrăng và Cựu Kim Sơn, quyết không thể không công nhận quyền độc lập của dân Việt Nam.

Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn 80 năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng về phe Đồng Minh chống phát xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do! Dân tộc đó phải được độc lập!

Vì những lẽ trên, chúng tôi, chính phủ lâm thời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, trịnh trọng tuyên bố với thế giới rằng:

Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy." 

("Tuyên  ngôn Độc lập" do Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc tại Quảng trường Ba Đình ngày 2/9/1945)

Thứ Năm, 1 tháng 9, 2011

Sự khác biệt giữa phương Đông và phương Tây


.

Trong 36 bức hình của mình để lột tả những sự khác biệt giữa “Đông” (tạm dùng từ này) và “Tây”, có vẻ như Liu Young đã nhận thấy rằng người phương Đông có nhiều thói khác biệt người phương Tây như “Đông” thường trong bụng rất tức giận nhưng bên ngoài vẫn thơn thớt cười nói, khi suy nghĩ hay giải quyết một vấn đề nào đó thường rất vòng vèo và hay làm mọi việc rối tung lên, khi phải xếp hàng thì vô tổ chức như cái chợ vỡ… trong khi "Tây" thì ngược lại.

Tuy nhiên, có một ưu điểm gần như là duy nhất của “Đông” so với "Tây" được Liu Young chỉ ra là dù thời tiết mưa nắng thế nào thì "Đông" vẫn luôn lạc quan hơn "Tây"!

Dù sao, đây cũng chỉ là quan điểm của cá nhân Liu Young, chúng ta vẫn có thể cùng chia sẻ và suy ngẫm xem sao.


(Màu xanh tượng trưng cho phong cách phương Tây; Màu đỏ tượng trưng cho phong cách phương Đông)
Quan điểm: