Thứ Năm, 29 tháng 8, 2013

Độc đáo nghệ thuật viết thư tranh etegami Nhật Bản

Etegami là một loại hình nghệ thuật lạ chỉ có tại Nhật Bản và đang được phổ biến rộng rãi.
Etegami là nghệ thuật dân gian của Nhật Bản, thường bao gồm một bức tranh vẽ tay cùng vài lời nhắn nhủ gửi cho những người thân, bạn bè. Vì vậy, chúng còn được gọi là thư tranh.

etegami-Nhat-ban
Khái niệm về thư đi kèm tranh đã ra đời từ lâu, nhưng phải đến năm 1970, với sự quảng bá của họa sĩ Koike Kunio, nó mới được nhiều người biết đến rộng rãi. Ngày nay, Koike chính là chủ tịch của hiệp hội Etegami hiện đại. Cũng chính ông đã đặt ra châm ngôn cho bộ môn thư tranh này, đó là: “Heta de ii, heta ga ii”, tạm dịch là: “Vụng về vẫn rất đẹp”, ý chỉ những bức tranh do những người không chuyên vẽ vẫn rất dễ đi vào lòng người.
Được cổ vũ bởi khẩu hiệu này, ngày càng nhiều người, già cũng như trẻ tham gia vào hoạt động viết thư kèm tranh như một hoạt động thư giãn lúc nghỉ ngơi. Các lớp dạy vẽ etegami cũng mọc lên khắp nơi.
nghe-thuat-viet-thu-tranh-etegami-Nhat-ban

Có rất ít quy luật liên quan đến etegami. Các dụng cụ thường được sử dụng là chổi vẽ, mực sumi, màu gansai và một giấy Nhật làm như dạng bưu thiếp. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể dùng màu vẽ thông thường.
tranh-etegami-Nhat-ban
tranh-etegami-Nhat-ban-duhochoasen
Bạn chỉ việc vẽ tất cả những gì bạn thích và cảm nhận của bạn về nó để gửi cho những người thân yêu. Chẳng hạn khi bạn ăn một bát mỳ ngon, bạn có thể vẽ lại bát mỳ đó với những dòng cảm xúc về nó gửi cho bạn bè mình.
tranh-etegami-Nhat-duhochoasen
tranh-etegami-Nhatban-duhochoasen
Ở một số thành phố tại Nhật, có cả bảo tàng trưng bày các bức etegami qua nhiều năm tháng. Nhiều người gặp hoàn cảnh đau buồn cũng thường gửi etegami tới đây, như một cách an ủi tinh thần, dù không mong được hồi đáp.
nghe-thuat-viet-thu-tranh-etegami-o-Nhat-ban-hoasen
nghe-thuat-viet-thu-tranh-etegami-o-Nhat-ban
Ở một số thành phố tại Nhật, có cả bảo tàng trưng bày các bức etegami qua nhiều năm tháng. Nhiều người gặp hoàn cảnh đau buồn cũng thường gửi etegami tới đây, như một cách an ủi tinh thần, dù không mong được hồi đáp.
Nguồn: Hoa Sen

Thứ Hai, 26 tháng 8, 2013

Người Nhật gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc như thế nào?

Hầu như ai đã đến Nhật Bản đều không thể không ngạc nhiên rằng một quốc gia như Nhật Bản có nền công nghiệp hiện đại nhất nhì trên thế giới với tốc độ phát triển kinh tế khá nhanh (nhất là trong 2 thập kỷ 60-70) thường xuyên “quốc tế hoá” mọi quan hệ để mở rộng giao lưu về mọi mặt với bên ngoài vẫn còn giữ được những hình ảnh phong phú với nét gây ấn tượng về một đất nước có nền văn hoá lâu đời, đặc sắc khó tìm thấy ở nước Châu Á khác. Nét cổ kính ở con người xứ Phù tang ấy vẫn không bịphai mờ, để lại cho du khách đến thăm một sự quyến luyến và khâm phục.

van hoa nhat ban

Tại sao làn sóng hiện đại hóa và công nghiệp hoá ở Nhật Bản xảy ra dồn dập trong suốt 50 năm qua vẫn không làm mất đi những truyền thống trong sinh hoạt, tập quán lẫn văn hóa của con người đất nước mặt trời mọc ? Đâu phải ở Nhật Bản không có nhạc Jazz, Rap, Rock’n Roll hay những dàn nhạc giao hưởng cổ điển phương Tây tầm cở, phát triển khá cao trong khi đó nền âm nhạc dân tộc vẫn tồn tại song song không hề bị lấn át, đủ sức thu hút những người vốn yêu thích. Trong những nghệ nhân hoạt động bảo tồn loại tuồng cổ Kabuki hay “Nô” một loại hình ca múa cung đình ở Nhật Bản cũng đã có người được phong là “Hạt ngọc sống của Quốc Gia” (Nigen Kokuhô) được xã hội tôn kính không thua một nhà bác học. Lãnh vực ăn uống cũng thế, bên cạnh những Restaurant kiểu cách lịch sự theo bếp Tây là những cửa hàng ăn cổ kính không kém phần sang trọng, trang nhã kiểu Nhật Bản với khe suối róc rách, bình rượu sake ấm cúng và thức ăn trong một lối bày biện thật hài hòa giữa màu sắc và hình dáng, giữa thiên nhiên và kiểu cách khó tìm thấy.

Thứ Năm, 22 tháng 8, 2013

Nga2 tham gia Gặp mặt tháng 8 với các bạn Amser One

Chùm ảnh các bạn Nga2 tham gia cuộc Gặp mặt tháng 8 với các bạn Amsers khóa 1 ngày 17/8/2013. Lớp mình hôm đấy có 10 bạn tham dự nhé. Cảm ơn bạn Trần Ngọc Yến đã gửi ảnh cho tớ. Nhiếp ảnh gia là bạn Ngô Tuấn Trung và Đặng Thùy Vũ lớp L2 nhé. Mong đợt tới nhiều bạn tham gia hơn.

Thứ Tư, 21 tháng 8, 2013

Lễ vu lan báo hiếu ở Nhật Bản

Nếu như ở Việt Nam có lễ Vu Lan diễn ra vào ngày 15 tháng 7 âm lịch hàng năm, thì ở Nhật Bản cũng có lễ Obon báo hiếu diễn ra vào tháng 8 dương lịch hàng năm. 

Obon hay còn được gọi là Bon (Ngày của người chết), là một phong tục truyền thống của người Nhật theo Phật giáo. Lễ hội này dược tổ chức để tưởng nhớ những người thân đã qua đời. Trải qua thời gian dài, phong tục này đã phát triển thành lễ đoàn tụ gia đình, là thời điểm mọi người trở về quê cha đất tổ thăm viếng, dọn dẹp phần mộ của tổ tiên. Đây cũng là thời điểm mà họ tin rằng linh hồn của những người đã mất được phép trở về thăm con cháu. Ngoài ra, lễ Obon còn được biết đến dưới một cái tên khác “Lễ hội của những con thuyền”. Nó đã được tổ chức ở Nhật hơn 500 năm, và thường gắn liền với một điệu múa dân gian, có tên là Bon-Odori. 


Tương truyền vũ điệu này bắt nguồn từ câu chuyện của Phật tử Mokuren. Vì quá tưởng nhớ đến người mẹ qua cố, ông đã dùng phép thần thông để tìm mẹ khắp trên trời dưới đất, và cuối cùng ông đã nhìn thấy cảnh bà đang phải chịu đói khổ dưới địa ngục do những nghiệp ác, điều ích kỉ mà bà đã làm. Thương mẹ, ông đến bên Phật Tổ cầu xin, Phật đã hướng dẫn ông dâng cúng lễ vật lên chư tăng, những vị tăng nhân vừa hoàn tất ba tháng an cư kiếp hạ giới vào ngày 15 tháng 7. Mokuren đã làm theo và nhờ đó mẹ ông đã được giải thoát. Do quá cảm kích, ông đã nhảy múa một cách vui mừng. Và điệu múa Bon-Odori bắt nguồn từ đó.
 

Lễ hội kết thúc với nghi thức Toro Nagashi (thả thuyền giấy). Các con thuyền được xếp bằng giấy rồi thả theo các con sông như là biểu tượng để tiễn đưa linh hồn những người quá cố trở về thế giới của họ.

(ST)

Thứ Hai, 19 tháng 8, 2013

Chim hạc – Biểu tượng văn hóa của Nhật Bản

Tọa lạc tại tỉnh Hokkaido, miền Bắc Nhật Bản, Kushiro – vùng đầm lầy rộng lớn với tổng diện tích 183 km2 – là môi trường sinh sống của khoảng 2.000 loài động thực vật và chim nước. 

Vào các mùa trong năm, đầm lầy là nơi cung cấp nguồn thức ăn dồi dào, nhưng đến mùa đông, toàn bộ khu vực chìm trong tuyết trắng. Sự bất lợi này vẫn không thể cản trở Kushiro trở thành thiên đường kết đôi và sinh sản của sếu đầu đỏ – loài chim quý hiếm trên thế giới mà người Nhật gọi là hạc Tancho. Hiện nay, có trên 1.000 con hạc Tancho đang cư trú tại khu đầm lầy này.

chim hac

Với chiều dài sải cánh lên đến 1.4m, chim hạc là loài chim lớn nhất Nhật Bản và được người dân xứ sở này xem như biểu tượng đặc biệt của tự nhiên. Chữ “tan” trong từ tancho có nghĩa là màu đỏ và chữ “cho” dùng để chỉ chỏm lông trên đầu. Nguồn gốc của từ tancho xuất phát từ đặc điểm của loài hạc là chỏm lông màu đỏ giống như chiếc mũ ngay đỉnh đầu.

Thứ Ba, 13 tháng 8, 2013

Văn hóa giao tiếp của người Nhật Bản

Đối với người Nhật Bản, hoa anh đào không chỉ tượng trưng cho vẻ đẹp thanh cao mà còn là nỗi buồn về sự ngắn ngủi, phù du và tính khiêm nhường, nhẫn nhịn. Cây hoa anh đào đem tặng được xem như biểu tượng hòa bình của nước Nhật với các nước khác trên thế giới. Hoa anh đào mọc ở Triều Tiên và Mỹ không có mùi hương. Trong khi đó, ở Nhật Bản, người ta ngợi ca hương thơm của hoa anh đào trong những vần thơ.Hoa anh đào nở báo hiệu mùa xuân đến. Suốt tuần lễ thứ hai của tháng Tư, lễ hội hoa anh đào được tổ chức khắp nơi đón mùa xuân mới và mọi người tụ tập trong các buổi tiệc ngắm hoa “ohanami” (flower viewing party).
 
Mỗi khi mùa xuân đến, hoa đào như phủ khắp đất nước Nhật Bản. Cả một màu hồng phấn ôm trọn lấy núi đồi, lan tỏa khắp phố phường tượng trưng cho một mùa lãng mạn và đẹp nhất: mùa hoa anh đào.

Trong giao tiếp truyền thống của người Nhật có những quy tắc, lễ nghi mà mọi người đều phải tuân theo tùy thuộc vào địa vị xã hội, mối quan hệ xã hội của từng người tham gia giao tiếp. Những biểu hiện đầu tiên trong quá trình giao tiếp của người Nhật là thực hiện những nghi thức chào hỏi. Tất cả các lời chào của người Nhật bao giờ cũng phải cúi mình và kiểu cúi chào như thế nào phụ thuộc vào địa vị xã hội, từng mối quan hệ xã hội của mỗi người khi tham gia giao tiếp. Một quy tắc bất thành văn là “người dưới” bao giờ cũng phải chào “người trên” trước và theo quy định đó thì người lớn tuổi là người trên của người ít tuổi, nam là người trên đối với nữ, thầy là người trên (không phụ thuộc vào tuổi tác, hoàn cảnh), khách là người trên…

Thứ Hai, 5 tháng 8, 2013

Độc đáo với những lễ hội mùa hè rực rỡ sắc màu tại Nhật Bản

Đất nước Phù Tang nổi tiếng với những lễ hội đậm sắc màu trong mùa hè thu hút rất nhiều du khách ghé thăm.

1. Lễ hội Sendai Tanabata
le hoi nhat ban

Là một trong những lễ hội nổi tiếng tại Nhật Bản, lễ hội Sendai Tanabata là lễ hội ngắm sao, thu hút rất nhiều sự quan tâm của người dân Nhật Bản và bạn bè quốc tế. Được biết, lễ hội này được bắt nguồn từ lễ hội Qixi của Trung Quốc, tức là lễ hội Ngưu Lang, Chức Nữ.
Lễ Tanabata là ngày lễ đẹp và lãng mạn nhất trong các lễ hội Nhật Bản. Ngày lễ này có nguồn gốc từ Trung Hoa và được biết đến ở khá nhiều nước, nhưng không nơi nào trên thế giới lại có được một ngày lễ thi vị như ở xứ sở Phù Tang này.
le hoi

Hiện nay, lễ hội Tanabata thường bắt đầu từ đêm ngày 6 tháng 7 và kết thúc sáng sớm ngày 7 tháng 7. Lễ hội Tanabata phạm vi lớn được tổ chức tại nhiều nơi tại Nhật Bản, chủ yếu là dọc theo những khu mua sắm và đường phố, mà đã được trang trí với nhiều dải cờ lớn, màu sắc bay trong gió.

Thứ Năm, 1 tháng 8, 2013

Cuộc sống ở xứ sở hoa Anh đào

Viết bài này, tôi không hề có ý định nói về cuộc sống của người Việt Nam nói chung tại Nhật. Tôi chỉ nêu nhận xét chủ quan của riêng tôi đối với những điều tai nghe mắt thấy tác động trực tiếp đến cuộc sống của cá nhân và gia đình tôi tại Tokyo. Vì thế nếu các ý kiến của tôi khiến một số quý vị không đồng tình, mong các quý vị bỏ quá.

Trước khi tới xứ sở của hoa anh đào, tôi đã sống 18 năm thời niên thiếu của mình rồi sau này làm việc vài năm tại Việt Nam, 11 năm tại Liên xô cũ, một thời gian tại châu Âu, và thăm một số trường đại học tại Hoa kỳ. Cuộc sống ở nhiều nước đã giúp tôi kiểm chứng trong một chừng mực nhất định độ tin cậy của câu ngạn ngữ tôi thường nghe thời còn là sinh viên tại Nga :

Ba năm đi Pháp bằng một giáp đi Nga.
Năm năm ở Tây bằng một giây ở Nhật.

Theo tôi, cái “may mắn” lớn nhất của thần dân xứ Phù Tang có lẽ là nước Nhật đã thua trong Đại chiến thứ Hai. Về mặt tâm lý, thất bại đó khiến người Nhật cảm thấy nhục nhã, và quyết tâm đưa dân tộc mình vươn lên về mọi mặt để “rửa hận”. Thất bại đó cũng khiến dân tộc Nhật trở nên khiêm tốn, nhún nhường hơn trong giao tiếp vì có lẽ họ không có “chiến thắng oanh liệt” nào để họ có thể “vênh váo” với thế giới, và quá khứ thê thảm của Đệ Nhị Thế Chiến không để lại gì để họ có thể trở thành “ăn mày dĩ vãng” . Về chính trị, thất bại đó khiến nước Nhật ngay sau chiến tranh “bị” đặt dưới sự kiểm soát cuả Hoa kỳ. Từ đó Nhật bản được Hoa kỳ giúp đỡ về mọi mặt và trở thành đồng minh chặt chẽ của Hoa kỳ. Bản Hiến pháp của Nhật sau Đại chiến thứ Hai là do người Mỹ viết năm 1946 . Đó là một bản hiến pháp hết sức dân chủ. Người Nhật, từ ông thủ tướng (và gia đình, họ hàng ông ta) đến cậu học sinh tiểu học, tất cả đều rất tôn trọng pháp luật và thực hiện đúng Hiến pháp. Đó là điều mấu chốt đưa đến những ưu điểm dưới đây.