Thứ Sáu, 28 tháng 6, 2013

Gia đình là gì?

Tôi va phải một người lạ trên phố khi người này đi qua. “Ồ xin lỗi”, tôi nói.
Người kia trả lời: “Cũng xin thứ lỗi cho tôi, tôi đã không nhìn cô”. Chúng tôi rất lịch sự với nhau.

Nhưng ở nhà thì mọi chuyện lại khác. 

Tối nọ, lúc tôi đang nấu bếp thì cậu con trai đến đứng sau lưng. Tôi quay người và đụng vào thằng bé làm nó ngã chúi xuống sàn nhà.”Tránh ra chỗ khác”- tôi cau mày nói. Con trai tôi bước đi, trái tim bé nhỏ của nó vỡ tan. Tôi đã không nhận ra là mình đã quá nóng nảy.


Khi đã lên giường, tôi nghe một giọng nói thì thầm: “Khi đối xử với người lạ con rất lịch sự, nhưng với con mình con đã không làm như vậy. Hãy đến tìm trên sàn nhà bếp, có những bông hoa đang nằm ở cửa. Đó là những bông hoa mà con trai con đã mang đến cho con. Tự nó hái lấy những bông hoa này: nào hoa hồng, màu vàng và cả màu xanh. Nó đã yên lặng đứng đó để mang lại cho con điều ngạc nhiên, còn con thì không bao giờ thấy những giọt nước mắt đã chảy đẫm lên trái tim bé nhỏ của nó”.

Lúc này thì tôi bật khóc. Tôi lặng lẽ đến bên giường con trai và quì xuống: “Dậy đi, con trai bé nhỏ, dậy đi. Có phải những bông hoa này con hái cho mẹ không?”. Thằng bé mỉm cười: “Con tìm thấy chúng ở trên cây kia. Con hái cho mẹ vì chúng đẹp như mẹ. Con biết là mẹ thích lắm, đặc biệt là bông hoa màu xanh”.

Thế bạn có biết từ family có nghĩa là gì không?

FAMILY = Father And Mother, I Love You
(Nguồn: sưu tầm trên internet)

Bạn có cảm động không khi đọc xong  mẫu chuyện nói trên?  Chắc hẵn là phải có rồi. Tôi nghĩ thế!

Nguồn: BM blog (trích)

Thứ Sáu, 21 tháng 6, 2013

Những tờ báo quốc ngữ đầu tiên


Hôm nay, 21-6, là Ngày Báo chi Việt Nam.

Mẩu quảng cáo đầu tiên trên báo đã có cách nay 140 năm, nhà báo Việt Nam đầu tiên là một trong 18 người uyên bác nhất thế giới thế kỷ 19 khi thông thạo đến 26 thứ tiếng. Nữ nhà báo đầu tiên của Việt Nam là con gái cụ Nguyễn Đình Chiểu.
Báo chí Việt Nam thực sự thoát thai từ cái nôi của chế độ thuộc địa. Sự ra đời của báo chí trùng khít với bước chân xâm lược của người Pháp vào Việt Nam. Lịch sử báo chí Việt Nam phát triển qua nhiều giai đoạn khác nhau với khá nhiều thăng trầm.

Chủ Nhật, 16 tháng 6, 2013

Ngày của Cha: Bố và con gái

Hôm bữa, mẹ kể, bố ở nhà xem đi xem lại những bức ảnh con gái đã chụp rồi thở dài rằng con gái có từ năm nay với các năm trước trông đã khác rồi. Con gái biết bố mẹ lo cho con gái nhiều thế nào.

Ảnh: Internet
Con chưa cảm nhận được hết nhưng là con gái lớn…con biết và con hiểu… Đêm qua thế nào lại nằm mơ thấy bố đèo con gái đi trên cái xe mi pha màu xanh ngọc, con gái đội cái mũ bé xíu, hai tay nắm chặt 2 vạt áo bố và í ới “cho con nghị một chí”. Tỉnh dậy, nghĩ đến bố, thấy thương bố hơn bao giờ hết.

Ngày của Cha: Trí tuệ của bố quan trọng hơn tài sản

Đối với sự thành đạt của những đứa con, kinh nghiệm sống và hiểu biết của người bố có vai trò quan trọng hơn nhiều so với tiền, các nhà khoa học Mỹ khẳng định.

Trên đường đời của con, trí tuệ của bố quan trọng hơn nhiều so với tài sản. Ảnh: shortstorybook.net.

Thực tế cuộc sống cho thấy con của những ông bố giàu thường hưởng mức thu nhập lớn hơn mức trung bình của xã hội khi họ tới tuổi trưởng thành. Tuy nhiên, nhiều người lớn lên dưới sự nuôi nấng của những ông bố nghèo song vẫn đạt được mức thu nhập cao. Vì thế các nhà khoa học của Đại học Bigham Young tại Mỹ muốn biết tài sản hay trí tuệ của bố quan trọng hơn đối với tương lai của con, Telegraph đưa tin.

Các chuyên gia so sánh dữ liệu chi tiết của hàng nghìn người đàn ông Thụy Điển có con chào đời trong khoảng thời gian từ năm 1950 tới 1965. Dữ liệu bao gồm thu nhập, công việc, trình độ học vấn, quan điểm đối với lao động – những thứ được coi là “vốn con người” mà thế hệ trước có thể truyền lại cho thế hệ sau.

Một xu hướng nổi bật trong dữ liệu là: Đa số con của những người bố giàu hưởng mức thu nhập cao hơn mức trung bình của xã hội.

Để làm rõ tác động của tài sản của bố đối với thu nhập của con, nhóm nghiên cứu so sánh những người đàn ông hưởng mức thu nhập khác nhau nhưng có cùng trình độ học vấn và kỹ năng nghề nghiệp. Chẳng hạn, họ đặt ra tình huống hai người bố cùng có bằng kỹ sư cơ khí và trình độ tương đương, nhưng một người làm ở thành phố lớn với mức lương hậu hĩnh, còn người kia làm ở vùng nông thôn với mức lương thấp hơn nhiều.

Nếu tiền của bố đóng vai trò quan trọng hơn đối với thu nhập của thế hệ sau, con của người bố làm việc tại thành phố sẽ hưởng thu nhập cao hơn so với con của người bố tại vùng nông thôn. Trong trường hợp "vốn con người" của bố đóng vai trò quan trọng hơn, những người con có thể hưởng mức thu nhập gần bằng nhau.

Kết quả cho thấy, con của những người bố có trình độ học vấn, kỹ năng làm việc tương đương nhau sẽ hưởng mức thu nhập gần bằng nhau, bất chấp khoảng cách lớn trong thu nhập của đấng sinh thành. Theo nhóm nghiên cứu, đối với thu nhập của con, trí tuệ của bố có ảnh hưởng lớn gấp đôi so với tài sản.

Nguồn: VnExpress

Thứ Năm, 13 tháng 6, 2013

LAVANDA - HOA OẢI HƯƠNG



Trong đời ta biết bao điều có thể :
Dưới mặt trời băng giá chẳng hề tan,
... Nắng vẫn còn sưởi ấm lúc đông sang,
Mưa thánh thót trong những ngày tháng chạp.

Yêu hay không- hai ta nào đâu biết,
Cuộc tình mình đôi lúc tựa cuộc chơi
Để đến khi tình yêu ấy mất rồi,
Ta mới nói : " không phải là duyên kiếp".

Lavanda, bông hoa miền sơn cước,
Xanh tím từng buổi hò hẹn đôi ta
Lavanda, bao năm tháng đã qua
Nhưng ta vẫn mãi cùng em nhung nhớ

Mùa hè đã tặng đôi mình hơi ấm,
Hải âu từng vờn trên sóng biển khơi.
Trăng sáng soi cho hai đứa mình thôi,
Chỉ riêng có đôi mình trên trái đất 

Nhưng tất cả giờ đã trôi đâu mất ?
Câu trả lời mãi vẫn chẳng tìm ra.
Và bây giờ như hai vì tinh tú,
Hai chúng mình mỗi đứa một nơi xa...

Dịch thơ: Lưu Minh Phương
Ảnh; TB

Thứ Hai, 10 tháng 6, 2013

Điều kỳ diệu


Whit là một thuật sĩ, anh ta làm thuê trong một nhà hàng ở Los Angeles, ở đó mỗi tối khi khách ăn, anh giúp vui bằng những màn ảo thuật nho nhỏ của mình. Vào một buổi tối nọ, anh ta ngồi xuống cạnh một gia đình nọ, sau khi đã tự giới thiệu về mình, Whit lấy ra một bộ bài và bắt đầu biểu diễn. Anh yêu cầu co gái trẻ ngồi cạnh mình hãy chọn ra một lá bài. Cha cô ta bảo với Whit rằng Wendy bị mù.

“Không sao – anh trả lời – nếu là như vậy tôi muốn chơi một trò khác”. Quay sang cô gái, Whit nói: “Whendy, cô có thể gíup tôi trong trò chơi này không?”.

Một chút do dự, cô gái nhún vai và trả lời: “Vâng”.

Thứ Bảy, 1 tháng 6, 2013

Dấu ấn tuổi thơ


Ảnh: Internet

Cho tôi xin một lần về lại

Với tuổi thơ nghèo khó thủa nào

Đồ chơi là châu chấu, cào cào

Là ô tô bằng bao diêm tự chế.



Dẫu biết rằng đó là điều không thể

Vẫn mơ về những kỉ niệm xa xưa.

Nhặt sấu rụng, bàng non rớt trong mưa

Hay đào dế vào những trưa oi ả.



Nhớ những ngày trốn mẹ đi câu cá

Chiến công là lũ săn sắt, cá cờ.

Nhớ cái thời ấp ủ một ước mơ

Có một bữa cơm chỉ toàn thịt cá.



Nhớ cái thời mỗi chiều đi quét lá

Mẹ nấu cơm, khói lên mắt cay xè.

Nhớ cái thời hè đến được về quê

Theo lũ trẻ đi bắt ve về đấu.



Nhớ mãi thời tuổi thơ yêu dấu

Yêu bằng lăng và màu tím bìm bìm

Hoa xấu hổ ép trong vở lặng im

Cùng với cánh phượng hồng màu đỏ thắm.



Tuổi thơ ơi! Ta yêu Người nhiều lắm

Tuy khó khăn nhưng ấm áp tình người

Có bao giờ trở lại, tuổi thơ ơi

Ngày xưa ấy – những tháng ngày yêu dấu???



Nguyễn Thị Kim Chi
Trích từ tản văn "Trung thu tuổi thơ " 
(Đăng trên báo Nhịp Cầu Thế Giới tại Hungari và báo Quê Việt ở Ba Lan)
Facebook: http://www.facebook.com/groups/477172682320795/permalink/478964852141578/ 

Trẻ con ngày ấy và bây giờ...

 
Trẻ con ngày ấy có ít môn
Chạy nhảy chơi đùa trông rất khôn
Bây giờ tự kỷ ngồi một xó
Miết miết cười cười với ai phôn 

Bố mẹ hay khoe con thông minh
Mở ai phôn ra chơi rất kinh
Ngồi xó ngoan ngoãn chơi cả buổi
Không chạy khắp nhà nghịch linh tinh

Bố mẹ vừa nhàn vừa thấy hay
Đưa con điện thoại là rảnh tay
Kệ xừ nó ngồi chơi một xó
Bố mẹ thảnh thơi suốt cả ngày

Rồi một ngày kia chả hiểu sao
Con mình ngày trước khôn biết bao
Chào hỏi chơi đùa vui hiếu động
Giờ cứ ngơ ngáo như thằng "ĐAO"

Chung quy cũng bởi bố mẹ thôi
Vứt con điện thoại kệ nó chơi
Nó giỏi công nghệ - còn mình rảnh
Đến khi nó đụt - muộn mất rồi !!!
 
Nguồn: Facebook