Thứ Bảy, 20 tháng 10, 2012

Đều là vợ cả…


“Thà làm BÉ của ông LỚN, còn hơn làm LỚN của ông BÉ ! ”

“Vợ cả, vợ hai, vợ ba
Cả hai ba vợ đều là vợ cả.” (vè dân gian)

Đảm đang phụ nữ Việt Nam

Người phụ nữ này đang gói ghém trái cây bên gánh hàng rong của mình trên phố phường Hà Nội.

Thứ Tư, 17 tháng 10, 2012

Lời khuyên của Giáo sư Havard

LỜI KHUYÊN CỦA GIÁO SƯ HAVARD

Các giáo sư Harvard thường có những lời khuyên bổ ích dành cho sinh viên của mình. Dưới đây là tập hợp những lời khuyên có giá trị nhất đặc biệt dành cho các sinh viên châu Á.

1. Đừng mắc nợ. Nếu phải lựa chọn giữa một đại học công lập nhỏ, bình thường với một đại học tư lớn, danh giá nhưng đắt đỏ, hãy chọn cái đầu tiên. Việc không mắc nợ tiền học phí sẽ khiến bạn nhẹ nhõm và có lợi hơn nhiều.

Tháng chín nhớ rươi

Ấy là tháng chín âm lịch, khi những cơn gió heo may dìu dịu thổi qua làng mạc một nỗi buồn vơ vẩn, qua những ruộng đồng lờ lợ nước biển sông, là lúc sắp tới mùa rươi.

Rươi là một giống hải trùng sống dưới biển. Tháng giêng, tháng hai âm lịch, mùa trăng huyền ảo khi nước biển rút xuống là lúc những con rươi bắt đầu đẻ trứng vùi sâu xuống đất. Lúc trứng rươi nở thành con, theo dòng thủy triều dâng vào định cư tại ruộng. Đó cũng là lúc người ta đánh bắt rươi.

Chả rươi. Ảnh: Internet

Người miền Bắc thích nhất món chả, nên chả rươi là tiêu chí số một để chọn. Bởi làm chả rươi chẳng mất bao nhiêu công cán. Chỉ cần có rươi, có thịt nạc băm, có trứng, có thì là, có vỏ quýt bằm nhỏ cùng nước mắm ngon là đủ. Trứng đánh đều, trộn vừa rươi vừa gia vị thật đều, rồi cho vào chảo mỡ đặt trên bếp lửa liu riu. Trong chốc lát, mùi chả rươi lan tỏa khắp không gian, khiến bà con lối xóm ai cũng thơm nồng cánh mũi.

Chả rươi phải ăn khi vừa sớt ra khỏi chảo, còn bốc hơi nóng nghi ngút. Trước khi dọn ra bàn, rắc lên mặt miếng chả một ít tiêu xay, vừa làm duyên vừa tăng thêm mùi vị món ngon. Cạnh bên miếng chả là mấy nhánh thì là xanh mướt cũng vừa điểm xuyết vẻ đẹp đĩa chả vừa như nàng thiếu nữ quyến rũ thị giác người ăn.

Đũa cầm tay, dẽ miếng chả rươi chấm nước mắm nhĩ dầm ớt, cho vào miệng cắn. Úi chu choa, cái mùi chả rươi khi chiên so mùi chả rươi khi ăn biết nói sao cho vừa. Mùi thơm của chả, của nước mắm hảo hạng; vị ngọt của thịt, vị cay của ớt, của tiêu bột; vị béo của trứng, của rươi chưa kịp tan biến trong khẩu cái, thì mùi thơm của thì là chiên trong miếng chả hòa quyện mùi thơm vỏ quýt dâng lên khứu giác.

Rươi còn có món hấp. Món này không “trần tục” như chả rươi, dù vẫn dùng đến thịt nạc băm, hành củ, vỏ quýt, mộc nhĩ, thì là và nước mắm. Tất cả các nguyên liệu cho vào cái bát, đánh trộn thật đều, cho vào nồi hấp cách thủy. Để biết món ăn được chưa, bà nội trợ dùng chiếc đũa xăm sâu vào bát rươi. Rút đũa ra thấy đầu đũa khô quánh là lúc tắt bếp, dọn bát rươi hấp ra bàn. Đây cũng là món ăn nóng, rươi hấp “thanh” hơn chả rươi, vì không có dầu mỡ “nặng nề”. Rươi hấp chấm nước mắm ớt, miếng nào xứng đáng miếng nấy, vì đều đem lại cho ta cái sự sướng khoái của thú ẩm thực mùa thu.

Thưởng thức rươi bằng cách chế biến nào đi nữa cũng cần có nước chấm. Nhưng không có thứ nước chấm nào qua mặt nước mắm rươi. Để biến rươi thành nước mắm cũng chẳng khó khăn gì. Chỉ cần có rươi và muối hột, trộn đều theo định mức, đựng trong chiếc lu, để ngoài trời, chiều đậy kín, sáng giở ra đón ánh nắng mặt trời. Để chừng bốn tháng thì rươi hòa tan vào muối, “sắc” lại. Càng phơi nhiều nắng chừng nào, nước mắm rươi càng “dậy” chừng nấy, càng thêm quyến luyến bất cứ món ăn nào...

Thứ Tư, 10 tháng 10, 2012

Hà Nội thực ra cũng bình thường thôi


Viết cho các bạn đang ở, hoặc đang xa Hà Nội. Để thấy là Hà Nội mình cũng bình thường thôi. Không có gì để mà nhớ nhung nhiều như thế.

Thực ra, người ta có nhiều cách yêu Hà Nội. Có người yêu Hà Nội vì những hàng cây, những mùa hoa. Có người yêu Hà Nội vì những con phố ngăn ngắn, ngăn cách nhau đôi khi chỉ bởi tấm biển đường. Lại có người yêu Hà Nội theo tình yêu của một con người chưa bao giờ đặt chân đến mảnh đất này. Có người yêu Hà Nội vì chỉ đến một lần trong đời. Cũng có người yêu Hà Nội vì những món ăn ngon.

Có quá nhiều lí do để yêu Hà Nội. Tôi tự hỏi một ngày, khi những mùa hoa cứ năm này qua năm khác lặp lại, khi những con phố được nới dài ra về không gian, khi đã một lần đến Hà Nội, hoặc khi những người biết làm ra những món ngon nhất ở Hà Nội này không còn nữa, người ta sẽ yêu thành phố của tôi vì điều gì?

Vì thế, tôi thích cách người ta yêu Hà Nội như yêu những kỉ niệm. Bởi dù thời gian có đi nhanh thế nào, kỉ niệm vẫn là điều gì đó thiêng liêng trong tâm trí mỗi người, mà không bao giờ mất đi. Tôi biết một người thích Hà Nội điên đảo vào những ngày mưa. Lúc đấy, anh ấy có thời gian cho một ly cafe hoặc vài ba chén rượu. Có chúa mới biết được anh ấy nghĩ gì vào những ngày như thế. Chỉ có vẻ, Hà Nội những ngày mưa, hơi giống một cô gái đỏng đảnh, khó chiều. Mà đôi khi đàn ông vẫn thích điều gì đó ở những cô nàng đỏng đảnh…

Sau buổi cafe đêm rất vội với một cậu bạn, tôi có cơ hội nhìn lại thành phố của mình trong đêm mưa. Thực ra nó chẳng đẹp như thơ và mơ mộng như câu hát. Vẫn có những ngổn ngang gạch vữa, những vũng nước to oành xấu xí, những chiếc ô tô thô lỗ phóng đi như điên bất chấp các ánh đèn lẻ loi ngược chiều. Những quả mâm xôi nát bét sau mưa, gieo màu đỏ cực nhạt nhòa trên vài con ngõ, gợi dáng vẻ bẩn thỉu và thảm hại. Mà lại còn buồn nữa chứ. Cũng là dáng dấp đô thị, nhưng về cơ bản, Hà Nội đêm không sôi động bằng Sài Gòn.

Nên có thể, Hà Nội đẹp vì nơi ấy có nhà tôi ở, có những con đường tôi vẫn đi quen, có cả những cái tên với tôi đã thành yêu mến. Tôi chẳng kì vọng gì vào một thành phố thay da đổi thịt. Tôi vẫn tin vào một thành phố còn kẹt xe và còn ngập úng ít nhất trong nửa thế kỉ nữa. Tôi cũng không nghĩ rằng người ta sẽ đến với mảnh đất này vì một Hồ Gươm, Hồ Tây…hoặc một địa danh được chỉ tên abcxyz nào đó. Có thể người ta sẽ đến vì tò mò, vì một lời hứa, hoặc vì những kỉ niệm còn dang dở. Hoặc cũng có thể, trong nhu cầu đi và đi, người ta tick vào Hà Nội, chứ cũng chẳng có lí do gì đặc biệt.

Hà Nội nhiều khi buồn bã và xấu xí lắm. Cũng không mến khách lắm đâu. Thế mà tôi vẫn yêu, có vẻ hơi mù quáng. Bạn thì thế nào?

TRẦN VIỆT ANH

Nguồn ảnh: Piero
Nguồn bài: BMM Blog

Thứ Hai, 8 tháng 10, 2012

Người luôn giúp đỡ chúng ta

Khi có khó khăn, ta thường vội chạy khắp nơi tìm người giúp đỡ, mà quên mất một người có thể giúp mình tốt nhất.

Đêm hôm đó, khi các vị thần mưa gặp nhau, họ hân hoan cười nói đến nỗi làm mưa trắng xóa một vùng trời. Những con đường lầy lội, các ổ gà bị nước ngập hết miệng. Đó cũng là ngày mà Raju phải đánh xe ngựa vào thị trấn bán hàng vì mai là phiên chợ duy nhất trong tháng. Anh cẩn thận chất hàng hóa lên xe và từ từ bám theo con đường nhỏ tiến vào thị trấn.
Quả là khó khăn và vất vả cho những chú ngựa khi phải đi lại trên một con đường lầy lội và nhiều những "hố tử thần" giấu mặt. Đúng như lo sợ, đi được một quãng, đột nhiên chiếc bánh xe bị thụt xuống bùn.
Những chú ngựa càng kéo mạnh, bánh xe càng lún sâu. Raju phải trèo xuống, đứng tần ngần cạnh những giỏ hàng của mình. Nếu không đến được chợ sớm, anh sẽ không bán được nhiều hàng. Anh đưa mắt tìm kiếm sự giúp đỡ nhưng không có một ai. Raju trở nên thất vọng và bắt đầu cáu giận. Anh chửi thề và nguyền rủa con đường, những vị thần mưa và những cái ổ gà chết tiệt. Anh ngước mắt lên trời và gào toáng: "Thưa Chúa, con quả là người không may mắn! Tại sao những chuyện đen đủi thế này lại xảy ra với con? Thôi nào Chúa, hãy xuống đây và cứu con đi!"
Sau một hồi chờ đợi rất lâu, Chúa cuối cùng cũng xuất hiện trước mặt Raju. Ngài hỏi Raju: "Con có nghĩ là con có thể cứu được chiếc xe bằng cách nhìn vào nó và rên rỉ không? Không ai có thể giúp con trừ khi con nỗ lực giúp chính mình. Con đã làm gì để kéo bánh xe lên? Hãy tiến lại đó, đặt vai vào những vòng bánh xe, con sẽ biết con phải làm gì."
Raju rất xấu hổ về chính mình. Anh cúi xuống và đặt vai lên bánh xe, sau đó thúc giục những chú ngựa di chuyển. Sau một hồi cố gắng, chiếc bánh xe cũng thoát được vũng lầy. Raju đã học được một bài học cho riêng mình. Anh cảm ơn Chúa và tiến vào thị trấn cùng bài học ngày hôm đó.
Khi có khó khăn, chúng ta thường vội vàng chạy khắp nơi tìm người giúp đỡ, mà quên không tìm đến một người luôn bên cạnh bạn... Đó không phải Chúa, cũng chẳng phải Trời! Không ai khác, đó chính là bản thân bạn! Chúa sẽ giúp ai tự giúp chính mình.
Thay vì ngồi ca thán và đổ lỗi cho hoàn cảnh, hãy đối diện với vấn đề, nỗ lực tự mình giải quyết mọi việc. Không ai có thể giải quyết vấn đề tốt hơn chính bạn. Mọi lời khuyên trong mọi trường hợp chỉ là tương đối, vì họ không phải là bạn. Mà đã là tương đối thì chưa chắc đã đúng. Vì vậy, tin tưởng bản thân và tự mình giúp mình trước, sau đó mới nhờ thêm những giúp đỡ từ bên ngoài. Đó mới là cách tốt nhất để đi đến thành công.
Linh Hoa
(Dịch từ Moral Stories)

Thứ Ba, 2 tháng 10, 2012

Hậu Trung Thu


 Trung Thu là Tết Thiếu nhi
Thanh niên nam nữ đi chơi nhiều nhiều
Đi nhiều họ lại làm liều
Làm liều thì lại ra nhiều... Thiếu nhi.


 (Nguồn: Mai Thanh Hải blog)

Thư gửi Mẹ

Người dịch: Hồng Thanh Quang

Mẹ có được khỏe không, mẹ hiền yêu quý
Con vẫn khỏe, kính chào mẹ, mẹ ơi!
Mong sao cho ánh sáng ban chiều êm dịu ấy
Rọi chiếu nóc nhà ta vĩnh viễn muôn đời

Nghe họ nói: mẹ giấu niềm lo lắng
Luôn âu sầu buồn nghĩ về con
Và khoác tấm áo bông xơ xác
Mẹ thường ra đường cái ngóng chờ trông

Và mẹ trong bóng hoàng hôn nhập nhoạng
Thường hay mơ thấy cảnh, ngỡ như ai
Nơi quán rượu, giữa cơn say lú lẫn
Đâm thẳng vào tim con nhọn hoắt lưỡi dao dài

Chẳng phải thế đâu! Mẹ ơi! Đừng sợ!
Đó chỉ là ác mộng mà thôi,
Con đâu phải kẻ quá chừng bạc số
Để chưa gặp lại mẹ ở quê đã vội lìa đời.

Con vẫn dịu dàng như trước, như xưa
Và chỉ nghĩ làm sao mau chóng
Thoát khỏi những nỗi buồn náo động
Quay về cùng thấp nhỏ mái nhà ta.

Con sẽ về khi lá cành xanh mởn
Khoác lên vườn trắng xóa áo mùa xuân.
Chỉ xin mẹ đừng thức con dậy sớm
Như thuở nào, như trước đây tám năm.

Đừng nhắc lại giấc mộng vàng đã vỡ
Đừng khơi lên mơ ước đã không thành
Trong đời mình con đã đành phải biết
Mất mát và nỗi mệt giữa ngày xanh.

Và chớ dậy con nguyện cầu, chớ dậy!
Đường về xưa đã mất hẳn rồi.
Con chỉ có mẹ là niềm vui, niềm an ủi,
Chỉ có mẹ là ánh sáng dịu hiền thôi.

Nên mẹ hãy quên đi niềm lo lắng
Đừng âu sầu buồn nghĩ về con,
Đừng khoác tấm áo bông xác xơ cũ kỹ
Ra ngoài đường cái ngóng chờ trông!

Thứ Hai, 1 tháng 10, 2012

Ngày bố mẹ già đi

Nhân ngày của Người cao tuổi 1-10, mời các bạn đọc bài viết này và cùng suy ngẫm. Bài này được cư dân mạng đọc và truyền nhau hồi tháng 10 năm ngoái. Tôi giữ lại để dành năm nay mới post. Dù vào thời điểm nào, nội dung bài viết, ý nghĩa nhân văn cũng như giá trị giáo dục của nó vẫn luôn mang tính thời sự. Không rõ tiêu đề gốc của tác giả là gì, xin mạn phép đặt tên là "Ngày bố mẹ già đi".

Ngày bố mẹ già đi, con hãy cố gắng kiên nhẫn và hiểu giùm cho bố mẹ. Nếu như bố mẹ ăn uống rớt vung vãi… Nếu như bố mẹ gặp khó khăn ngay cả đến cái ăn cái mặc… xin con hãy bao dung!
 
Con hãy nhớ những ngày giờ mà bố mẹ đã trải qua với con, để dạy cho con bao điều lúc thuở bé.

Nếu như bố mẹ cứ lặp đi lặp lại hàng trăm lần mãi một chuyện, thì đừng bao giờ cắt đứt lời bố mẹ mà hãy lắng nghe!

Khi con còn ấu thơ, con hay muốn bố mẹ đọc đi đọc lại mãi một câu chuyện hằng đêm cho đến khi con đi vào giấc ngủ… và bố mẹ đã làm vì con.