Thứ Hai, 29 tháng 7, 2013

Cuộc sống đời thường của Tokyo qua ống kính của David Filippini

Nhiếp ảnh gia David Filippini người Italia trong thời gian dài sống ở thủ đô Nhật Bản. Trong thời gian này ông đã thực hiện hàng nghìn bức ảnh trên khắp đất nước. Tuy nhiên loạt ảnh đen-trắng làm chúng tôi thích thú hơn cả. Nguồn: Kichbu Blog.

 

Giới thiệu một Tokyo hiện đại qua những bức ảnh đen trắng, David Filippini đã tài tình chuyển tải tất cả những đặc tính cơ bản nhất của cuộc sống đời thường của đất nước châu Á này. Theo ý kiến chủ quan của chúng tôi, mặc dù tái hiện rõ ràng sinh hoạt đường phố của Tokyo, trong các tác phẩm của David Filippini nhiều chất nghệ thuật hơn là thời sự đặc trưng cho thể loại này.

Thứ Tư, 24 tháng 7, 2013

13 đặc điểm của người Nhật

Chúng tôi xin lược dịch và giới thiệu ý kiến của một học giả người nước ngoài nói về các đặc điểm của người Nhật. Bài được đăng trong sự so sánh với văn hóa Trung Quốc nhưng để tránh làm phức tạp vấn đề chúng tôi chỉ lược dịch và giới thiệu phần bàn về người Nhật. Trong số 13 đặc điểm mà tác giả nêu ra dưới đây cũng có phần chính xác, và phần không chính xác. Chúng tôi xin dành sự đánh giá cho người đọc. Hy vọng những nhận xét này sẽ giúp bạn phần nào đó trong việc tìm hiểu tính cách người Nhật.

1. Ý thức “bầy đàn” của người Nhật quá mạnh dẫn đến việc họ có tập quán tuân thủ mệnh lệnh. Hành động của họ đều dựa trên các chuẩn mực về thứ bậc trong xã hội và mang tính thứ bậc rõ nét. Điểm tốt là mọi người hòa hợp với nhau và dễ thống nhất. Tuy thế,một khi quyền lãnh đạo rơi vào tay của kẻ xấu với nhiều tham vọng thì toàn dân chúng cũng dễ dàng tuân theo, dẫn đến hậu quả không lường trước được. Ví dụ điển hình là sự xâm lược các nước khác của phát xít Nhật trong thế chiến thứ II.

2. Trong các quan hệ cá nhân thì người Nhật thành thực đến mức đến độ người khác phải ngạc nhiên. Bản thân tôi cũng có kinh nghiệm khó quên về chuyện này. Cạnh một ga nhỏ ở Osaka có cửa hàng bán rau không có người trông coi.Bên cạnh những túi đựng rau tươi là một mảnh gỗ nhỏ ghi giá 100 yên/bao. Không có ai trong coi do đó có trả tiền hay không hoàn tòan phụ thuộc vào người mua. Hay ở Nhật nếu bạn có đánh rơi mất đồ thì cũng không cần phải lo lắng. Bởi lẽ, tập quán của người Nhật là người nhặt được của rơi sẽ đem đến nộp cho đồn cảnh sát gần nhất.

3. Người Nhật theo chủ nghĩa tuyệt đối, họ quá để ý đến kỷ luật, thức bậc. Có lẽ trên thế giới ai cũng biết người Nhật rất tôn trọng kỷ luật. Tại các điểm du lịch trên thế giới hễ thấy một đòan người xếp hàng theo sau 1 hướng dẫn viên du lịch thì chắc chắn họ là người Nhật. Mặt khác, sự sạch sẽ của nhà vệ sinh là biểu hiện rõ nét của chủ nghĩa tuyệt đối của người Nhât. Nó thể hiện mức độ hướng đến sự tuyệt đối của họ. Hầu hết khách sạn ở Nhật phòng không rộng lắm nhưng sự sạch sẽ của nhà vệ sinh thì phải nói trên cả tuyệt vời. Nhà vệ sinh ở những khách sạn lớn được trang bị các thiết bị khá hiện đại. Nếu ai đã một lần ở khách sạn Nhật sẽ dễ nhận ra điều này.

4. Thích làm thủ công và thích những hàng thủ công.

5. Tính cộng đồng khá mạnh. Công ty là một gia đình thu nhỏ.

6. Rất cởi mở với hàng hóa nước ngòai nhưng lại dè dặt với người nước ngòai.

7. Không có tư tưởng chính trị nổi bật hay không dựa vào tư tưởng chính trị cụ thể nào cả.

8. Hiếu chiến và dễ bị kích động.

9. Thiếu tính chiến lược trong các chính sách kinh tế, ngọai giao. Không có quan điểm, đường lối rõ ràng cho các chính sách ngọai giao.Tất cả chỉ dựa vào “chủ nghĩa hòa hợp” của người Nhật.

10. Thiếu tính độc lập. Hầu như không có người Nhật nổi tiếng nào có suy nghĩ, phát minh hoàn tòan độc lập và không chịu ảnh hưởng của xung quanh.

11. Sức ảnh hưởng của chính phủ không mạnh. Phe phái trong chính phủ quá nhiều. Nhà nước có thể tồn tại với các cơ quan hành chính địa phương có mà không cần chính phủ trung ương.

12. Khái niệm về đạo đức của người Nhật chú trọng nhiều đến danh dự mà không để ý nhiều đến ý thức về tội lỗi. Người Nhật một mặt chú trọng đến lễ nghĩa, hay cười, thành thật với người khác. Mặc khác lại không dám nhìn thẳng vào các tội ác đã gây ra trong quá khứ. Lý do sâu xa nằm ở quan niệm về đạo đức của người Nhật.

13. Người Nhật ghét luật pháp. Có lẽ nhiều người cảm thấy mâu thuẫn nhưng bằng chứng cho việc này chính là Nhật Bản được xếp vào nhóm nhà nước pháp trị tại châu Á. So với người Âu, Mỹ thì thì người Nhật có xu hướng giải quyết nội bộ tất cả các vấn đề. Chỉ khi không giải quyết được mới mang ra tòa án.

(ST)

Thứ Hai, 22 tháng 7, 2013

Lễ hội Gion


Lễ hội Gion (祇園祭, còn được gọi là Gion Matsuri) – được lấy tên từ một quận của Tokyo, tổ chức hằng năm tại Kyoto và là một trong những lễ hội nổi tiếng nhất tại Nhật Bản. Lễ hội này được tổ chức trọn tháng bảy và có thể xem là tâm điểm tháng này của Tokyo, điểm nhấn của lễ hội là một cuộc diễu hành, được biết đến với cái tên Yamaboko Junko vào ngày 17/7.



Lễ diễu hành Yamaboko Junko


Thứ Tư, 17 tháng 7, 2013

Một chữ: Duyên!

Mình gặp khá nhiều những người Nga yêu VN. Nhưng tình yêu VN của một anh bạn Nga mới sang VN sáng nay thì mình mới chỉ biết là trường hợp duy nhất.

Anh này tên Xasa, sáng nay gọi điện từ sân bay Nội Bài hồ hởi:" Hùng, tao đang ở Nội Bài này". Trời, lần này hắn sang VN là lần thứ năm liên tục rồi, sang gì mà lắm thế hả ông?. Lần đầu cách đây 5 năm, đêm tầm khoảng 10h, cả lũ chúng tôi kéo nhau đến quán chả cá Thăng Long ở Đường Thành đón hắn từ Nha Trang bay ra. Mới chân ướt chân ráo sang VN lần đầu, Xasa bay vào Nha Trang, ở đó tầm 10 h đêm, hắn bị các bạn khuligan Việt Nam hào hứng trấn lột nào điện thoại xịn, nào máy ảnh xịn cùng một cơ số tiền trong ví. Bay ra HN, hắn ngồi ăn chả cá mà mặt dài ngoẵng. 

Cứ tưởng hắn tởn VN, nào ngờ năm nào hắn cũng hồ hởi sang VN. Cứ làm quần quật cả năm, được đồng nào là dành dụm mua vé sang VN đi chơi, chả có hứng thú đi thăm thêm nước nào sất. Hắn mê các món ăn VN, cái không khí nhộn nhạo lộn xộn bừa bãi của... đất nước chúng ta. Nay thì hắn chẳng còn sống ở Moskva nữa, mà chuyển về quê vợ ở Latvia. Trưa nay nhậu, chúng tôi đã nói chuyện nhiều về Raimond Pauls, nhạc sĩ người Latvia. Hắn bảo, đó là một người rất được kính trọng ở đất nước Pribaltik này.

Đã có vợ yêu xinh đẹp, nhưng năm nào cũng lầm lũi một mình sang VN chơi đôi tuần. Bạn hắn ở VN, kể cả mình, chưa đầy một bàn tay. Hỏi sao sang VN lắm thế, hắn bảo sang đây tao như được về nhà mình. Ơ, lạ thế nhở?

Trưa nay, hắn hồ hởi khoe bức ảnh chụp căn phòng ở Riga, trong đó có mấy chiếc cốc thổi bằng thứ thủy tinh xanh thứ cấp đầy bọt khí vẫn đầy các quán bia hơi bày ở vị trí trang trọng. Sau một cữ bia hơi ở vỉa hè Hàm Long cách đây đôi năm, hắn rụt rè hỏi xin mấy chiếc cốc đó rồi gói ghém kỹ mang về Nga. Xasa nói, mắt lấp lánh:" Mỗi lần uống bia, tao lại rót vào cốc đó để uống".

Chả biết tí tiếng Việt nào, hỏi chuyện kỹ thì biết hắn, gia đình hắn chả có dây mơ rễ má nào với đất nước xa lạ này, thế mà Xasa vẫn mê mẩn VN, đến VN đều như vắt chanh. Lạ thế!. Vậy nên cũng chả lạ lắm, khi ối người trong Hội chúng ta vẫn mê mẩn nhạc Nga, văn hóa Nga, khi mà đã xa xứ sở này đã lâu lâu lắm rồi, hoặc gắn bó cũng chỉ sơ sơ.

Có lẽ chỉ giải thích được bằng duy nhất một chữ: Duyên !

Phan Việt Hùng

Thứ Hai, 15 tháng 7, 2013

Cúi nhưng không thấp

Từ nay tới 21/9/2013, ngày kỷ niệm 40 năm Quan hệ Việt - Nhật, còn hơn 2 tháng. Sẽ là 1 ý tưởng không tồi nếu mở 1 chủ đề nho nhỏ về đất nước Nhật Bản vì có 1 số thành viên của Lớp Nga 2 có liên quan tới đất nước này. Xin bắt đầu bằng bài post trích từ blog Góc nhìn Alan.

Cái nghiêng mình quen thuộc khi người Nhật chào khách.
Ở đất nước mặt trời mọc, hình ảnh nghiêng gập người cúi chào thể hiện cả một nền văn hóa Nhật Bản: Cúi nhưng không hạ mình. Sự nhún nhường chỉ làm tăng thêm sự nể trọng của người đối diện.
Trên các chuyến bay của hãng hàng không Japan Airlines, nụ cười luôn nở trên môi các tiếp viên.  Họ sẵn sàng ngồi, chính xác là “quỳ xuống”, giúp khách sửa tư thế của đôi chân tê mỏi.  Họ niềm nở, vui vẻ tiếp nhận yêu cầu của hành khách khó tính nhất.  Không phải chất lượng máy bay khiến hành khách hài lòng mà chính cách phục vụ của tiếp viên khiến mọi người nghĩ tốt về người Nhật.  Chỉ vài phút khởi hành muộn, toàn bộ nhân viên phục vụ mặt đất và tiếp viên, phi công dàn thành hàng ngang, cúi rạp người xin lỗi khách.

Họ thật sự đã thành công khi để lại ấn tượng sâu sắc về một nước Nhật vô cùng hiếu khách và nghệ thuật giao tiếp tuyệt vời.

Thứ Năm, 11 tháng 7, 2013

Mùa thi của cha


Mùa thi, cha đạp xe từ Long An đưa con lên thành phố dự thi, cha ngày càng già yếu nên có đoạn con gái phải làm.. tài, chở ngược lại cha.

Mùa thi, cha đã ngất xỉu ngay tại chỗ khi thấy đứa con gái yêu thương của mình chưa kịp bước vào phòng thi đã phải nằm viện vì căn bệnh quái ác từ trên trời rơi xuống: vỡ phình dị dạng mạch máu não.

Rồi một người cha, khi mất 5 triệu đồng (số tiền mà ông dành dụm sau nhiều năm lao động để đưa con đi thi) đã .. phát điên. Trong cơn hoảng loạn ấy, ông ôm chặt con của mình suốt đêm, miệng lảm nhảm với lo sợ con mình sẽ bị người khác làm hại..

Con thi cha cũng đi thi, thế nhưng cuộc thi của cha lại dài hơn của con nhiều. Thậm chí đến ngày thi cũng là ngày của cha phải đối mặt với một điều quan trọng nhất – nhưng cũng giản dị nhất: mong sao con mình thi đậu để sau này không khổ như mình.

Một bạn trẻ viết trên Facebook của mình rằng: “Đến trường thi, tôi không dám gọi xe ôm vì ở đó có quá nhiều người cha đưa con đi thi”.

Ở mùa thi này khi đi ngang qua các hội đồng thi, bạn sẽ thấy có rất nhiều “người cha mang dáng dấp xe ôm” như thế.

Ảnh: Internet

Thứ Năm, 4 tháng 7, 2013

Ngày 4-7: Giới trẻ người Mỹ gốc Á ngày nay tại Hoa Kỳ

Nhà xã hội học Oliver Wang gọi những người Mỹ gốc Á lớn lên ở Hoa Kỳ là 'Thế hệ boba'
LOS ANGELES — Những người Mỹ gốc Á lớn lên ở Hoa Kỳ, nhất là ở miền nam California, có một kinh nghiệm rất khác so với bạn đồng trang lứa cách đây 20 đến 30 năm. Càng ngày họ càng tự hào là người Châu Á, và một bản sắc văn hóa độc đáo đã đem lại cảm tưởng rất “hợp thời trang” là người Châu Á ở Hoa Kỳ. Từ các khu ngoại ô nơi dân số phần lớn là Á Châu ở phía đông thành phố Los Angeles, thông tín viên VOA Elizabeth Lee ghi nhận chi tiết trong bài tường thuật sau đây.

Vào bất kỳ một buổi chiều tối nào, sau 9 giờ, sinh viên đại học và những người có ngành nghề chuyên môn đều đến chật quán Factory Tea. Ðây giống như một phòng khách hơn, đầy các ghế bành thoải mái và ánh sáng êm dịu. Nhưng quán này không phục vụ rượu mạnh. Chỉ có trà, ngọt, thường uống với nước đá, sữa và một thứ nhập khẩu từ Ðài Loan, những viên bột sắn lớn và dai gọi là boba.

Thứ Tư, 3 tháng 7, 2013

"Bạn sinh ra là một nguyên bản, đừng chết như một bản sao"

 
"Hầu hết mọi người là người khác, những suy nghĩ của họ là ý kiến của người khác, cuộc sống của họ là sự bắt chước, cảm xúc của họ là một câu trích dẫn" - Oscar Wilde.

Khi đọc truyện Gatsby vĩ đại của Scott Fitzgerald, tôi vô cùng thích thú với đoạn mở đầu: "Hồi tôi còn nhỏ tuổi, nghĩa là hồi dễ bị nhiễm các thói hư tật xấu hơn bây giờ, cha tôi có khuyên tôi một điều mà tôi ngẫm mãi cho đến nay: – Khi nào con định phê phán người khác thì phải nhớ rằng không phải ai cũng được hưởng những thuận lợi như con cả đâu.
 
Ông không nói gì thêm, nhưng vì hai cha con chúng tôi xưa nay vẫn rất hiểu nhau mà chẳng cần nhiều lời nên tôi biết câu nói của ông còn nhiều hàm ý khác.