Thứ Ba, 30 tháng 4, 2013

Trở lại Cuộc chiến Việt Nam


Charlie Haughey

Tôi phải thú nhận mình có nỗi ám ảnh nhất định với cuộc chiến Việt Nam, mà gốc rễ có lẽ là từ những bức ảnh chiến tranh là khởi nguồn của tình yêu trọn đời của tôi với nhiếp ảnh. McCullin, Faas, Page, Huet, Burrows và nhiều nữa: tác phẩm của các nhiếp ảnh gia vĩ đại này làm khơi dậy mối quan tâm tới bản thân cuộc chiến.

image

Thế nên bất cứ khi nào tôi rơi vào một trang web có ảnh chiến tranh, tôi hiếm khi cưỡng lại được việc nhấn chuột để xem tiếp.

Thứ Sáu, 26 tháng 4, 2013

Ngày Sở hữu trí tuệ Thế giới: Những phát minh lỗi lạc của nhân loại

Bánh xe, cúc áo, thìa, đĩa là những phát minh quan trọng của xã hội loài người. Chúng hầu hết bắt nguồn từ thời cổ đại và phát triển dần đến ngày nay.

26/4 là ngày khuyến khích sáng tạo và phát minh trên thế giới. Hãy cùng xem lại những phát minh lỗi lạc của nhân loại.

Thứ Ba, 23 tháng 4, 2013

Ngày sách Thế giới: Những câu chuyện sống lại từ sách cũ

Jodi Harvey-Brown

'Cuộc phiêu lưu của Tom Sawyer', 'Alice ở Wonderland'... và nhiều câu chuyện văn học khác được kể lại bằng nghệ thuật cắt giấy của Jodi Harvey-Brown.

image
Những câu chuyện sống lại từ sách cũ. 
image
Chất liệu mà Jodi Harvey-Brown sử dụng cho dự án nghệ thuật này là những cuốn sách cũ và nội dung của chính các cuốn sách đó. Bằng bàn tay tài hoa của mình, bà Brown đã cắt tỉa, xếp các trang sách để tạo ra những nhân vật sống động trước mắt người xem.

Thứ Tư, 17 tháng 4, 2013

Poster từ điện ảnh

Đừng nhìn vào công nghệ kỹ xảo "ma thuật" mà "choáng váng" trước điện ảnh Mỹ. Họ cũng có những bế tắc, những chiều hướng không thể thoát ra nổi. Ví dụ đơn giản như việc thiết kế poster, ở đó cũng có những hướng đi hài hước...

image
Hình ảnh đôi môi mọng đỏ luôn có sức gợi cảm, ẩn chứa nhiều ma lực hấp dẫn. Poster của các thể loại phim, từ phim kinh dị, phim tình cảm cho tới phim bạo lực đều từng đưa đôi môi lên làm yếu tố chính.

Thứ Năm, 11 tháng 4, 2013

Đũa hết lệch...



Nàng 63, còn chàng 36.

Họ yêu nhau, cưới nhau và sống chung đã cả chục năm nay.
...
Nàng là huyền thoại nhạc pop Nga Alla Pugacheva.Chàng là người dẫn chương trình số 1 của truyền hình Nga, cực kỳ thông tuệ và đẹp trai. Ấy là Maksim Galkin.

Về tài năng thì họ giỏi như nhau, về tuổi tác thì quá chênh lệch. Pugacheva chẳng khác nào bà ngoại của Galkin.

Nhưng đó là tình trạng của vài năm trước.

Alla Pugacheva vừa xuất hiện trở lại với dáng vẻ thanh mảnh và gương mặt trẻ trung rạng ngời.

Bà giảm được 54 kg: từ một chiếc thùng phuy di động xuống thiếu phụ mình hạc xương mai 56 kg.

Thời hoàng kim, bà nặng 70 kg và khát khao giảm được 5kg. Bà ăn kiêng, tập luyện nhưng không giảm được cân nào.

Trái lại cùng với tuổi tác, trọng lượng của bà tăng dần lên 80, 85, 90 rồi 100 và hơn 100 kg.

Năm 2011, Nữ hoàng nhạc nhẹ Nga trở thành một bà già béo ục ịch, mặt mũi đờ đẫn, đi lại chậm chạp và hầu như không dám bước lên sân khấu.

Nhưng chỉ sau một năm, tình hình đã thay đổi 180 độ.

Người ta ngỡ ngàng khi nhìn thấy Pugacheva thanh mảnh hơn cả thời hoàng kim của bà cách đây hơn 2 thập niên và lo ngại Nữ hoàng nhạc nhẹ đã dùng những biện pháp quá khích để lấy lại tuổi thanh xuân và có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Mới đây, Pugacheva đã tiết lộ bí quyết của mình.

Bà dùng một loại thuốc đốt mỡ thừa mới nhất do các nhà khoa học Mỹ phát minh ra. Đó là một loại than hoạt tính đặc biệt, có thể đốt sạch lượng mỡ thừa trong cơ thể mà không để lại di chứng nào.

Bên cạnh đó, báo chí Nga trích dẫn bác sĩ riêng của bà cho biết, Pugacheva có thực hiện một vài ca phẫu thuật để chỉnh sửa cằm, mũi, má...

Tổng thiệt hại cho toàn bộ quá trình đại tu nhan sắc của Pugacheva là 150 nghìn USD (hơn 3 tỷ VND). Quá rẻ so với ngôi sao tầm cỡ như bà.

Nhưng tại sao Nữ hoàng lại phải đại tu nhan sắc? Hãy nêu quan điểm của bạn trong comment.
Vũ Mạnh Cường - 5/4/2013

Rét nàng Bân

Tháng Tư rồi, trời vẫn còn rét. Ông quạt bếp lửa than, kêu hai đứa cháu nội cùng sưởi ấm. Thỉnh thoảng, ông hơ tay mình vào bếp lửa, rồi áp đôi bàn tay lên hai gò má của người vợ đang nằm trên giường.

Vợ ông bị tai biến đã bảy năm nay, phải sống thực vật. Bà không nói được gì, chỉ nụ cười luôn thường trực trên môi một cách vô thức. Thỉnh thoảng, ông kể chuyện bà nghe, rồi hỏi "bà có hiểu không?". Bà gật đầu. Ông cho rằng vợ hiểu được những gì mình nói. Đó là động lực duy nhất để ông có thể ngồi chuyện trò cùng bà bất cứ lúc nào ông rảnh.

Ảnh: Internet

Tuổi cao, chẳng thể làm gì giúp con cháu, ông giành phần chăm bà. Nhưng trên tất cả, là vì ông yêu bà nhiều lắm. Mấy cha con vẫn thường trăn trở việc chưa kịp bù đắp tình thương yêu với bà, thì bà lại lâm vào cảnh sống mà như chết. Là người đầu ấp tay gối, ông rất hiểu ý bà. Thỉnh thoảng, ông nhờ con dâu mua cua đồng về nấu canh cua cho bà, vì đó là món bà thích, hay mở những vở cải lương quen thuộc để bà nghe. Rồi ông đấm bóp nhẹ nhàng cho bà, nắn đôi bàn chân gầy guộc, bất động. Ông thường bảo, chăm sóc người sống đời thực vật vừa dễ mà vừa khó. Dễ là người bệnh không nói được lời nào, cho gì ăn nấy, không ca thán, phàn nàn, người nuôi có thể lười một chút cũng chẳng sao. Cái khó là người bệnh không kiểm soát được việc tiểu tiện, không đi lại được, sẽ dễ lở loét, hôi hám. Dù nằm một chỗ, nhưng da thịt bà vẫn hồng hào, giường chiếu sạch sẽ, thơm tho, có công rất lớn của người nuôi. Buổi sáng, sau khi làm vệ sinh cho bà, ông phụ con trai đưa bà lên xe lăn, rồi đẩy bà đi "tắm nắng", dạo xóm, hít thở không khí trong lành. Ông đút bà ăn cũng rất điệu nghệ. Chỉ cần muỗng cơm đưa lên, bà hả miệng như một quán tính, ông nói "ùm" và muỗng cơm vào miệng bà nhanh gọn. Ông cười, bà cười theo, nụ cười hạnh phúc lẫn chút tủi hờn.

Nhiều năm chăm vợ, chẳng ai nghe ông than thở điều gì. Tình già keo đậm là thế, ông sống với bà vì tình, vì nghĩa, nên dù khó khăn đến mấy, ông cũng là chỗ dựa cho bà. Ông luôn mong bà khỏe mạnh, để chỉ cần bà nở nụ cười, là đã động viên ông rất nhiều. Nhiều cụ già trong làng bảo bà có phước. Những lời bình thay cho lời khen "có cánh" như dành để tặng riêng ông.

Ông vốn chu đáo. Trước khi đẩy bếp than vào gầm giường, ông cẩn thận kiểm tra xem bếp có nóng quá không. Ông sợ cơ thể già nua, yếu ớt của bà không chống cự nổi cái rét Nàng Bân quê ông, nên suốt những tháng mùa đông, bà luôn được sưởi ấm. Tin rằng, dù không kiểm soát được ý thức của mình, nhưng bà vẫn cảm nhận tình cảm ấm áp ông dành cho bà, để trước hết, bà có thể vượt qua mùa giá rét khắc nghiệt.

SONG NGUYÊN
(Theo PhuNuOnline)

Thứ Tư, 10 tháng 4, 2013

Thơ: Rét nàng Bân


Thơ: Tế Hanh

Khi em đan áo ấm cho anh
Gió còn thổi qua bàn tay lạnh
Những đôi chim tìm nhau ủ cánh
Mây đầy trời, rơi rớt nắng mong manh

Em vội dệt thời gian qua sợi thắm
Những giờ trưa không nghỉ, những đêm thâu
Sợi len mịn so sợi lòng rối rắm
Áo đan rồi, mùa lạnh hết còn đâu!

Em gửi áo lo anh giận dỗi
Nhận áo em anh lại ngại em phiền
Đời cán bộ ít thời giờ nhàn rỗi
Vì việc chung đôi lúc nhẹ niềm riêng

Hoa bắt đầu thưa thớt cuối đường xuân
Cành cây đã sum suê lá đậm
Tháng ba đến với những ngày nắng ấm
Bỗng mùa đông trở lại! - Rét nàng Bân

Nàng Bân xưa may áo ấm cho chồng
Áo may xong không còn mùa lạnh nữa
Nàng Bân khóc, đất trời thương lệ ứa
Cho rét về đáp lại nỗi nhớ mong

Anh mặc áo của em và cảm thấy
Bàn tay yêu nhân ấm gấp hai lần
Thời tiết hiểu lòng ta biết mấy:
Có tình người nên có rét nàng Bân.

Thứ Năm, 4 tháng 4, 2013

“Của 1 đồng, Công 1 nén" và niềm vui vô tận. Quỹ Vui-Khỏe-Ấm-No đã tròn 1 tuổi!.

XIN CHÂN THÀNH TRI ÂN GIA ĐÌNH, ANH CHỊ EM VÀ BẠN BÈ :-)
Một ngày trên đường phố vô tình gặp lại người bạn học cùng từ lớp vỡ lòng. Hai bạn hỏi han nhau về gia đình và công việc, trong đó có những chuyến công tác tới vùng sâu, vùng xa. Không lâu sau, bạn gọi cho mình "Lúc nào Thu Ba đi công tác thì cho mình gửi ít quà cho các cháu nhé!" Cũng đã quen với những lần đi công tác, đồng nghiệp và các bạn gửi quà cho các cháu nhưng mình "ngỡ ngàng" vì bạn không phải "gửi ít quà" mà những 10 triệu đồng. Chỉ kịp hứa với bạn là sẽ mua quà thế nào cho "ra tấm, ra món".
Duyên khác lại đến khi có người hỏi hỏi mình vùng sâu, vùng xa có cần áo ấm trẻ em không vì có người muốn bán áo cuối vụ, chất lượng rất tốt và giá cũng hợp lúc. Mình cứ xem đi, xem lại rồi hỏi đi, hỏi lại xem có nghe nhầm không. Mình mà mua áo này cho con, ngoài kia chắc chắn phải gấp 2 chứ đừng nói gấp 3 giá này. Mình thực sự muốn có 125 cái áo ấm và đẹp ấy. Tiền bạn gửi không đủ trả cho 125 cái áo đấy thì sao mình không hỏi những bạn khác nữa? Rồi "năng nhặt, chặt bị", chẳng bao lâu sau 125 cái áo ấm đã có trong tay. Mấy tháng sau, vào đông, những cái áo ấy lên đường đi Hoàng Su Phì, Xín Mần và Mèo Vạc- Hà Giang. Ai cũng suýt xoa vì của quý đến đúng lúc nhưng không khỏi chạnh lòng khi số áo chỉ đủ cho số ít cháu. Có cháu vẫn phải mặc áo cộc tay, đứng nhìn trong cái lạnh 9 độ ở vùng núi cao, gió và độ ẩm làm trời càng thêm lạnh. Đồng nghiệp giấu tên ủng hộ 100 thùng mì tôm, sách vở còn tiền thừa thì mua cá khô, gạo…cho những gia đình còn đói. Chưa có tiền thì bạn này gửi thêm ít quần áo đã qua sử dụng nhưng còn tốt, mai bạn kia gửi ít sách vở, gói bánh, gói kẹo…những niềm vui nho nhỏ cứ nối tiếp nhau…
Rồi vào cái ngày tháng 4 cách đây đúng 1 năm, mấy anh chị em quyết định sẽ cùng nhau "làm bài bản hơn". Vui-Khỏe-Ấm-No ra đời với mong ước giản dị muốn có thêm nụ cười cho những đứa trẻ còn gặp nhiều khó khăn hơn ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa.
Một năm trôi qua rất nhanh với bao nhiêu niềm vui cũng từng đấy thách thức. Không phải ai cũng hiểu, cũng ủng hộ. Không thiếu những ý kiến phản đối, những định kiến, những hành động phản ứng, những hiểu nhầm, những lời ác ý, những bài học vì thiếu kinh nghiệm và những khó khăn không lường trước…Nhưng cũng không thiếu sư quyết tâm vượt qua mọi thử thách.  Anh chị em, bạn bè và gia đình cùng nhau "năng nhặt, chặt bị". Người góp của, kẻ góp công. Nhìn hình ảnh anh chị em "hớt ha hớt hải làm kinh tế" với nhau để có thêm áo ấm cho các cháu, nhìn các con ở trường học hồn nhiên mồ hôi nhễ nhại khênh những thùng quần áo và sách vở gửi các bạn vùng cao, rồi con mình ở nhà cặm cụi vẽ để in lịch, kiếm tiền góp mua dép tổ ong rồi mua bò ủng hộ các bạn Mèo Vạc, bạn lâu nay chưa được nhận lương nhưng vẫn "dúi" cho mình ít tiền để ủng hộ các cháu…rồi anh chị em ở mỗi điểm không quản nắng, mưa, đường xa, nguy hiểm chuyển đồ tới tận tay các gia đình và các cháu tại các điểm ở Hà Giang, Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Giang, Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Ngãi, Kontum...rồi hì hụi viết bài, cập nhật thông tin mới thấu hiểu thế nào là "Của một đồng, Công một nén."
Nhiều ký ức đẹp mãi đọng lại. Nhớ những ngày đầu, tiền chỉ đủ mua 1,000 đôi dép tổ ong cho các cháu nhưng vì quá phấn khích nên đã được "tính toán quá chuẩn" thành sẽ mua được những 10,000 đôi. Khi "phát hiện" ra "sai số", "thẫn thờ" cả người thì đã "trót hứa". Chồng bầy kế cho đỡ căng thẳng "Hay giờ thông báo là có 2,000 chiếc dép nhỉ". Và không muốn làm các cháu thất vọng nên anh chị em quyết tâm "kiếm bằng được" 10,000 đôi dép. Chỉ trong vòng hơn 2 tháng, hơn 10,000 đôi dép đã đến với các cháu Hà Giang, Thái Nguyên, Quảng Bình, Quảng Trị và Quảng Ngãi…Những con số biết nói, những thay đổi hàng ngày trong từng gia đình những trẻ được hỗ trợ trực tiếp, những tin nhắn hỏi xem "Tháng này cháu Viên có lên được lạng nào không, đã đỡ suy dinh dưỡng tí nào chưa?", "Bò trên Mèo Vạc đã có bầu chưa?", "Dê nhà cháu Mò có khả năng sinh đôi, liệu có sinh ba được không? ", "Áo ấm vào đến Kontum ra sao rồi làm động lực cho anh chị em và bè bạn đồng hành cùng Vui-Khỏe-Ấm-No…vì trẻ trẻ vùng cao, vùng sâu, vùng xa
Chúc mừng Vui-Khỏe-Ấm- No tròn 1 tuổi. Xin cho chúng tôi gửi lời tri ân chân thành nhất tới gia đình, anh chị em và bè bạn đã ủng hộ suốt một năm qua.
Một năm mới là khởi sự. Còn bao nhiêu thử thách phía trước. Niềm vui giờ đây không phải chỉ dành cho những đứa trẻ ở nơi xa tít mà dành cho từng người luôn "Cố gắng hơn một chút sẽ có thêm niềm vui mang lại sự thay đổi tích cực" Mong mọi người tiếp tục đồng đồng hành J.
Thông tin về Quỹ được cập nhật thường xuyên ở http://www.vuikhoeamno.com/
Phạm Thu Ba 4/4/2013