Thứ Sáu, 30 tháng 11, 2012

Phố tháng mười một


















Việt Anh

Thời gian cứ trôi
Nơi tôi đang sống
Vẫn tiếng cười đùa của tụi trẻ phố trên
Và cả bếp lò mới nhóm lên
Cho gánh phở đêm
Nước dùng béo ngậy.
Hà Nội tự nhiên buồn vậy
Lác đác loài hoa cuối mùa
Lá xào xạc rơi
Chẳng thiết tha đùa
Cô bé nhà bên
Không tập dương cầm tối nữa
Rồi một vài bữa
Bác bảo vệ già chẳng còn ra quán uống bia
Thiếu tiếng cười như Liên Xô kia
Phố buồn phố ngóng.
Tâm trạng thế này là hỏng
Anh nhà thơ thôi sáng tác rồi
Cái chị xinh xinh anh ý thích
Vừa ăn hỏi hôm qua thôi…

Thời gian cứ trôi
Phận người không bạc như vôi
Cũng xanh xao như lá
Những cụ già
Quen kể chuyện ngày xưa
Giờ đã thành người thiên cổ cả.
Tụi trẻ lớn lên rồi
Cũng bỏ phố mà đi.

Tháng mười một hình như đâu dành cho những cuộc chia ly?
Thế mà bầu trời sáng nay nhìn như muốn khóc.

Nguồn: BMM blog

Thứ Ba, 27 tháng 11, 2012

Mùa đông


Mùa đông đã về!

Thân tặng các bạn Lớp Nga 2 và Bè bạn, đặc biệt là các bạn đang ở xa quê hương, bài hát "Mùa đông" trong Album "Chat với Mozart" của ca sĩ Mỹ Linh, lời nhạc Dương Thụ, viết trên nền nhạc bản Concerto No. 4 in F minor, Op. 8, RV 297, "L'inverno"/ LargoAntonio Vivaldi.

Mùa đông

Làn gió heo may đưa mùa đông về
Và lá cây khẽ rơi rụng gió cuốn đi.

Những ngày mùa đông nắng
Nắng chớm lạnh ngoài hiên vắng
Bỗng nhớ về thời thơ ấu
Bên bóng mẹ hiền yêu dấu tóc bạc màu.
Cánh đồng thật xa
Cánh cò thật trắng
Như lời mẹ hát ru ngày xưa bé dại
Ấm áp tiếng ru con vang lên trong mùa đông lạnh lùng.

Chiều nhớ thương ai bếp lửa cháy hồng,
Làn khói dâng thơm trên đường quyến rũ ai
Và tiếng chim kêu trong vườn nhắc đến ai
Những ngày mùa đông ấy
Chan chứa một tình yêu thương xao xuyến lòng
Người tha hương man mác buồn.

Và mùa đông không còn lạnh giá rét mướt cơn mưa phùn
Về đi anh bên ngọn lửa ấm nơi chốn quê hương mình
Tuổi ấu thơ đưa ta về trong mơ.

Thứ Hai, 26 tháng 11, 2012

2.0.1.1.2.0.1.2

Cố tình đặt tiêu đề theo kiểu mật mã cho có vẻ huyền bí, chứ kỳ thực cũng chẳng có gì bí mật. Đó là Ngày Quốc tế Nhà giáo 20.11 năm nay.

Như mọi năm, thầy trò Lớp Nga 2 lại có dịp gặp gỡ, trò chuyện. Không thể tổ chức vào đúng ngày lễ vì nhiều lý do "khách quan", buổi gặp gỡ "Hậu 20/11/2012" diễn ra vào chiều 25/11/2012 tại Nhà hàng "Vườn Hà Nội" - 36 Hàng Mành, rốt cuộc, lại kéo dài tới hơn 5h.

Có mấy chi tiết lưu ý trong buổi gặp năm nay:
  • Ngoài các gương mặt quen thuộc, lần đầu tiên xuất hiện 2 bạn: Kiều Thu và Thu Huyền.
  • Có mấy bạn đã xác nhận nhưng, vì việc đột xuất hoặc kế hoạch từ trước, đã không thể tham gia hoặc không thể "Châu Phi" đến được như: Kim Oanh, Nam Phương, Ngọc Yến. Đáng tiếc nhất là Thúy Hương. Nghe nói bạn Thúy Hương về nước có việc gia đình và rất muốn tham gia, nhưng đang có công chuyện ở quê nhà, mãi tận Nghệ An - Hà Tĩnh.
  • Thầy Vĩnh, tuy nhà rất gần đó (phố Hàng Gai), nhưng đã tới trễ hơn chút, nhưng vẫn như những lần trước, luôn góp vui bằng nhiều câu thơ, bài vè dân gian hiện đại, chẳng hạn "Đường đi Văn Điển đầy hoa. Đi sau đi trước, cũng là đi thôi". Không biết có phải vì câu này mà các Thầy sợ cầm hoa?
  • Blogger TMQ, do việc gia đình, đã đến muộn 2h nên không ghi lại được nhiều tư liệu thú vị lúc đầu giờ. Xin lỗi các bạn! Sẽ sưu tầm từ các bạn đến trước và cập nhật sau.

Post nhanh một vài hình ảnh về buổi gặp. Tiếp tục cập nhật trong Album, mời các bạn xem thêm.






Ành chụp không có hoa vì các Thầy nói "Các Thầy sợ cầm hoa vào tuổi này"!


С Днём Рождения Nguyễn Nam Sơn!


Thứ Bảy, 10 tháng 11, 2012

Người đàn bà được hát nhiều nhất

Hôm nay là sinh nhật lần thứ 83 của nữ nhạc sĩ Nga nổi tiếng Александра Пахмутова, tác giả của những ca khúc bất hủ mà nhiều thế hệ người Việt đã say sưa hát như: Bài ca thanh niên sôi nổi (Песня о тревожной молодости), Belorussia (Белоруссия), Niềm hy vọng (Надежда), Tạm biệt Moskva - До свиданья, Москва (bài hát bế mạc Olympic Moskva 1980), Hãy đợi đấy - bài hát trong phim hoạt hình Ну погоди!, Cây phong già (Старый клён), Chim hạnh phúc (Птица счастья), Em không thể khác (Я не могу иначе)...

Bà là nữ nhạc sĩ có sáng tác được hát nhiều nhất ở Liên Xô trước đây và nước Nga ngày nay.
...
Tên bà được đặt cho tiểu hành tinh được các nhà thiên văn học Liên Xô phát hiện ra năm 1968.

Пахмутова hiện vẫn đang sống khỏe mạnh và tiếp tục sáng tác.

Giới thiệu cùng cả làng bài hát Надежда, do Пахмутова phổ thơ của chồng là Николай Добронравов, qua sự thể hiện của các ngôi sao nhạc pop Nga năm 1997.

Vũ Mạnh Cường

Thứ Tư, 7 tháng 11, 2012

95 năm ngày Cách mạng Tháng 10 Nga (7/11/1917 - 7/11/2012)

Kỷ niệm 95 năm ngày CM Tháng 10 Nga ( 7/11/1917 - 7/11/2012 ) , em có sưu tầm được bài viết của nhạc sỹ Nguyễn Đình San về Giai điệu Nga. Đối với những người Yêu nước Nga,Âm nhạc Nga, Tâm hồn Nga....mỗi người đều có những ký ức,kỷ niệm...của riêng mình với thế giới Nga này. Đây là ký ức, cảm nhận của Nhạc sỹ Nguyễn Đình San, và rất có thể trong đó phảng phất những ký ức , kỷ niệm của mỗi chúng ta.... (Nguồn: Like.ten - Viettennis.net)

Mời các bác đọc và cảm nhận:


Con người ta, bao nhiêu sự kiện có thể quên, nhưng những kỷ niệm tâm hồn thì sẽ nhớ mãi, có khi ám ảnh suốt đời. Tôi còn nhớ như in, đó là những năm 60, 61 của thế kỷ trước. Khi ấy, tôi mới chỉ là một cậu bé ở tuổi vị thành niên, nhưng trái tim đã biết rung động trước một đôi mắt có “Rặng mi dài xao động ánh dương vui”. Một lần, tôi rủ một bạn nữ đi xem chiếu bóng ở rạp Long Biên tại phố Hàng Chiếu, Hà Nội. Lần ấy rạp chiếu phim Liên Xô có tên Khát khá hay, được tuổi trẻ lúc đó rất ưa thích. Nhân vật chính của phim là Ma-sa một cô gái xinh đẹp và có một tình yêu say đắm, lãng mạn. Nội dung tình tiết phim tôi không còn nhớ rõ, nhưng có một bài hát do cô Ma-sa hát trong phim thì ngay sau khi xem xong, đã để lại ấn tượng thật đặc biệt cho khán giả. Và cô bạn khi ấy đã vô cùng thích thú bài hát này, đến nỗi sau đó tôi phải mua vé vào xem bộ phim một lần nữa để nghe lại bài hát cho thuộc, đặng sẽ hát cho cô nghe (hồi ấy, tôi là một cậu bé hát hay). Đó là bài Đôi bờ. Rất may là sau đó một thời gian, bài hát này trở nên nổi tiếng và có ai đó đã dịch ra lời Việt, mà lúc xem phim, dĩ nhiên là nhân vật Ma-sa hát bằng tiếng Nga. Bài hát ngắn gọn, được tổ chức ở thể một đoạn với bốn câu nhạc khá vuông vức, âm vực lại được khống chế trong quãng 10, quả là quá lý tưởng để bất kỳ ai cũng có thể hát được dễ dàng. Và giai điệu thì rất lôi cuốn. Chỉ nghe qua một lần, người ta có thể nhập tâm và thuộc ngay: “Đêm dài qua dưới mưa rơi em mong chờ anh tới. Cây cỏ hoa như nói nên lời em hạnh phúc nhất đời. Lòng em tin thắm thiết yêu anh với tình yêu thiết tha. Một dòng sông sóng nước long lanh đôi bờ đâu cách xa”. Tất nhiên lời bài hát hay hơn phần dịch ở trên nhiều. Dễ hiểu vì người dịch phải tuân thủ thanh điệu (các dấu) của tiếng Việt, chỉ có thể dịch ý mà không thể chuẩn xác từng từ.

Cô bạn gái của tôi khi ấy quá mê bài hát này. Cứ ở bên tôi là cô lại yêu cầu tôi hát. Khi giai điệu bài ca vẫn còn đang lan truyền khắp nơi thì tuổi trẻ Việt Nam lúc ấy lại biết đến một bài hát Nga khác cũng rất quyến rũ. Đó là bài Chiều ngoại ô Mát-xcơ-va của V.Xa-la-vi-ốp Xe-đôi và M.Ma-tu-xốp-xki: “Chiều thanh vắng là đây âm thầm gió rì rào. Rừng cây chim muông lắng suốt canh thâu. Ôi thân thiết những chiều ngoại thành bao trìu mến. Mát-xcơ-va bao lời hát ân tình…”. Có thể nói đó là hai bài tình ca Nga in đậm dấu ấn trong tâm khảm người Việt Nam lúc bấy giờ. Ai yêu âm nhạc không thể không thuộc lòng rồi hàng loạt các bài hát Nga nổi tiếng khác đã lần lượt đến với công chúng Việt Nam: Cuộc sống ơi! Ta mến yêu (E.Kôn-ma-nốp-xki và K.Van-xen-kin), Xi-bê-ri nở hoa (V.Mu-ra-ne-ri và E-xôt-cốp-xla), Hắc Hải của tôi (Ô.Phen-sman và M.Ma-tu-xốp-xki), Tiếng hát trái tim, Thời thanh niên sôi nổi, Ka-chiu-sa, Nghệ sĩ với cây đàn, Đỉnh núi Lê-nin, Nụ cười, Chiều hải cảng, Triệu bông hồng…

Đặc điểm của bài hát Nga là luôn ngắn gọn, khúc triết, có cấu trúc âm điệu giản dị, âm hình tiết tấu không rắc rối, âm vực không rộng. Ca khúc nghệ thuật nhưng mang tính đại chúng rõ rệt, dễ vào lòng người, phổ cập. Chủ đề nội dung thì luôn làm nổi rõ sứ mạng công dân của người Nga đối với Tổ quốc, đất nước. Những bài tình ca đằm thắm, tha thiết, sôi nổi mà lại thâm trầm, nổi rõ một tính cách Nga nhất quán: nồng nhiệt, đôn hậu, cởi mở, chân thành, luôn lạc quan. Có lẽ những yếu tố này đã rất gần gũi với tâm hồn người Việt Nam nên chúng ta nhanh chóng trở nên yêu thích và cảm thấy rất gần gũi, thân quen, gắn bó với những bài hát Nga. Điều đặc biệt thú vị là có rất nhiều người Việt chúng ta, dẫu chưa một lần được đặt chân tới nước Nga nhưng luôn cảm thấy xứ sở này thân quen như quê hương mình vậy. Đó chính là một phần đáng kể nhờ ở sức sống của những bài hát vừa nhắc tới đã trú ngụ lâu bền trong tâm khảm công chúng Việt Nam.

Tôi có một người bạn Nga tên là Lút-mi-la Cốp-xê-lốp-na. Chị đã nhiều lần sang Việt Nam, nói sõi tiếng Việt và khá am tường văn hóa dân tộc ta. Chị đặc biệt yêu thích âm nhạc Việt Nam, thuộc khá nhiều dân ca, đặc biệt là quan họ Bắc Ninh. Ngoài ra, chị cũng hát được một số ca khúc mới. Chị đã có một so sánh giữa âm nhạc Nga và âm nhạc Việt Nam như sau: “Âm nhạc Việt Nam thì điệu đà, bóng bẩy, nghe rất thích nhưng khó hát, tập lâu mới được vì giai điệu lên xuống quá uốn lượn, nhiều khi lắt léo, cầu kỳ còn nhạc Nga thì dung dị, chất phác, rất dễ hát, càng hát càng thích thú…”.

Với riêng tôi, những âm điệu Nga là cả một thế giới kỳ thú, luôn làm rung trong trái tim những xao động êm đềm, gắn với bao kỷ niệm tâm hồn của một thời hoa niên, dẫu đã lùi xa vào dĩ vãng, nhưng đến hôm nay, vẫn còn nguyên vẹn sức hấp dẫn và chắc chắn sẽ còn đi theo suốt cuộc đời.

Một Bài hát nổi tiếng minh họa : Thời thanh niên sôi nổi



(ST)

Thứ Sáu, 2 tháng 11, 2012

Nguyễn Thu Thủy thám hiểm Nam Cực

Hôm nay sực nhớ ra là trên một chuyến bay, mình nhìn thấy ảnh của bạn Nguyễn Thu Thủy lớp mình tham gia đoàn thám hiểm Nam Cực năm 2009 được đăng trên tạp chí Heritage Fashion số tháng 9-10/2012. Các bạn cùng xem nhé - PTB

Thứ Năm, 1 tháng 11, 2012

Đông lăng lẽ đang về!



















Chút lá vàng rơi cho lòng ai xao xuyến,
mùa thu qua! đông lặng lẻ đang về!
còn chút gì, cho người đi trở lại

Hà Nội ơi! thu đọng mãi trong ai!
Ngày đầu đông gió mơn man se lạnh
Cần một bàn tay, một hình bóng

Để yêu thương!

Một chút nhớ cho lòng biết vấn vương,
một chút thương cho đông thêm ấm áp
Để biết yêu!

Đông lăng lẻ đang về!

(ST)