Thứ Năm, 31 tháng 1, 2013

Quà năm mới: Lịch năm mới Quí Tỵ - 2013

Thân mến tặng các bạn độc giả của Blog "Lớp Nga 2 và Bè bạn" bộ Lịch năm mới Quí Tỵ - 2013 do 2 cháu Xù - Xì, các con của bạn Phạm Thu Ba (PTB), sáng tác.

Cảm ơn bạn Thu Ba và 2 cháu Xù - Xì về món quà đầy ý nghĩa này. Đây là năm thứ 2 các cháu tặng quà cho Blog và các độc giả của Blog. Hy vọng sẽ tiếp tục nhận được nhứng món quà quí giá như vậy và chúc 2 cháu không ngừng phát triển năng khiếu hội họa của mình để có nhiều tác phẩm đẹp cho bản thân, bố mẹ và mọi người.

Chúc tất cả các bạn năm mới hạnh phúc!

Thứ Tư, 30 tháng 1, 2013

Cuộc sống ở Nhật Bản


Viết bài này, tôi không hề có ý định nói về cuộc sống của người Việt Nam nói chung tại Nhật. Tôi chỉ nêu nhận xét chủ quan của riêng tôi đối với những điều tai nghe mắt thấy tác động trực tiếp đến cuộc sống của cá nhân và gia đình tôi tại Tokyo. Vì thế nếu các ý kiến của tôi khiến một số quý vị không đồng tình, mong các quý vị bỏ qua.

Trước khi tới xứ sở của hoa anh đào, tôi đã sống 18 năm thời niên thiếu của mình rồi sau này làm việc vài năm tại Việt Nam, 11 năm tại Liên xô cũ, một thời gian tại châu Âu, và thăm một số trường đại học tại Hoa kỳ. Cuộc sống ở nhiều nước đã giúp tôi kiểm chứng trong một chừng mực nhất định độ tin cậy của câu ngạn ngữ tôi thường nghe thời còn là sinh viên tại Nga:

Ba năm đi Pháp bằng một giáp đi Nga.
Năm năm ở Tây bằng một giây ở Nhật.

Thứ Ba, 22 tháng 1, 2013

Diễn văn nhậm chức của Tổng thống Obama (20/01/2013)

Nguồn: Bài dịch của Anh Gau Pham

Thưa Phó Tổng thống Biden, Ngài Chánh án Tối cao Pháp viện, các thành viên Quốc hội Hoa Kỳ, các quý khách, và các bạn công dân:
Mỗi lần chúng ta tập trung lại ở đây để nhậm chức cho một tổng thống thì chúng ta lại được chứng kiến sức mạnh bền bỉ của Hiến pháp của chúng ta. Chúng ta khẳng định lời hứa của nền dân chủ của chúng ta. Chúng ta nhớ ra rằng những gì gắn kết quốc gia của chúng ta không phải là mầu da của chúng ta, những nguyên tắc của tín ngưỡng của chúng ta, hay là nguồn gốc tên gọi của chúng ta. Điều làm chúng ta trở thành ngoại lệ, điều làm cho chúng ta là người Mỹ chính là sự tuyên bố trung thành của chúng ta với một lý tưởng đề ra trong một tuyên ngôn đưa ra hơn hai thế kỷ trước:
"Chúng tôi khẳng định một chân lý hiển nhiên rằng mọi người sinh ra đều bình đẳng, rằng tạo hóa đã ban cho họ những quyền tất yếu và bất khả xâm phạm, trong đó có quyền Sống, quyền được Tự do và mưu cầu Hạnh phúc."
Ngày hôm nay chúng ta đi tiếp một hành trình bất tận để kết nối ý nghĩa của những lời đó với thực tế của thời đại chúng ta. Bởi vì lịch sử đã cho chúng ta thấy rằng mặc dù những sự thật này có thể là tự thân đúng, chúng không bao giờ là tự thân thực hiện. Mặc dù tự do là một món quà từ Thượng Đế, nó phải được gìn giữ bởi chính con dân Thượng Đế trên thế giới này. Những người ái quốc của thời năm 1776 đã không chiến đấu để thay một nền độc tài của một vị vua bằng những đặc quyền của một thiểu số, hay sự cai trị của một băng đảng. Họ đã cho chúng ta một nền cộng hòa, một chính phủ của dân, do dân, và vì dân, tin tưởng rằng mỗi thế hệ sẽ cùng gìn giữ tư tưởng lập quốc của chúng ta.
Và trong hơn 200 năm qua chúng ta đã làm được việc đó.

Thứ Sáu, 11 tháng 1, 2013

Cửa hàng bách hóa Moscow trước khi Liên Xô tan rã

Trung tâm mua sắm bên cạnh Quảng trường Đỏ ở Moscow từng là bách hóa tổng hợp GUM, nổi tiếng nhất thời Xô viết.

Bách hóa tổng hợp GUM ở Quảng trường Đỏ là bách hóa nổi tiếng nhất thời Xô viết. Công trình do hai nhà thiết kế: Alexander Pomerantsev (phụ trách phần kiến trúc) và Vladimir Shukhov (phụ trách phần kỹ thuật công trình) đảm trách và xây dựng từ năm 1890 đến 1893. Trong ảnh, người dân chen chúc để đi vào cửa hàng bách hóa đầu những năm 1990.
Đám đông chen lấn khiến cảnh sát phải vào cuộc.
Đôi khi đám đông người mua hàng chen lấn khiến cảnh sát phải vào cuộc.
Một em bé nghịch sợi kim tuyến trang trí.
Một em bé nghịch sợi kim tuyến trang trí bên trong GUM.
Hai phụ nữ ngắm nghía một chiếc quần đùi. After reopening as a department store during 1953, the GUM became one of the few stores in the Soviet Union that did not have shortages of consumer goods, and the queues of shoppers were long, often extending entirely across Red Square.
Hai phụ nữ ngắm nghía một chiếc quần. Sau năm 1953, GUM trở thành một trong số ít cửa hàng ở khối Xô viết không thiếu đồ tiêu dùng, và dãy người xếp hàng mua đồ thường dài dằng dặc, kín Quảng trường Đỏ.
Manneqin trong cửa kính, phản chiếu một ngọn tháp tại Quảng trường Đỏ.
Manneqin trong cửa kính bách hóa, phản chiếu một ngọn tháp tại Quảng trường Đỏ.
Người dân ăn kem trong giá rét.
Người dân ăn kem trong giá ré ở GUM. Các chữ cái này là tên viết tắt của "cửa hàng tổng hợp quốc doanh". Có rất nhiều cửa hàng mang tên như vậy ở Liên Xô thời trước, và cái nổi tiếng nhất chính là cửa hàng ở ngay quảng trường Đỏ, Moscow.
Em bé ngước nhìn một món đồ chơi.
Khu hàng bán đồ chơi của trẻ em.
Một nhân viên quầy thanh toán đang làm việc.
Một nhân viên quầy thanh toán đang làm việc.
Các thanh niên ngồi bên vòi phun nước.
Các thanh niên nghỉ ngơi bên vòi phun nước.
Một cô gái giơ máy ảnh tại cửa hàng bách hóa.
Một cô gái giơ máy ảnh tại cửa hàng bách hóa. Cuối thời Xô viết, GUM được tư nhân hóa một phần, và sau đó toàn phần. Ngày nay, nơi này là một điểm nổi tiếng, thu hút khách du lịch tại Quảng trường Đỏ, với nhiều cửa hàng bán đồ hiệu sang trọng.
Bên trong cửa hàng bách hóa.
Một người mua sắm nhìn xuống tầng một cửa hàng bách hóa.Phía trên bà là kết cấu mái vòm bằng kính và thép nổi tiếng của GUM Moscow. Tòa nhà có sự kết hợp giữa kiến trúc thời phong kiến Nga với mái kính thép, tạo nên sự độc đáo trong kiến trúc vào thời bấy giờ.
Trọng Giáp (Ảnh: EnglishRussia)
Theo VnExpress

Thứ Ba, 8 tháng 1, 2013

Khi trao đi là nhận lại được nhiều hơn

Vào sát ngày cuối năm 2012, các bạn cựu học sinh lớp 8AB – Chuyên Toán trường Trưng Nhị, Hà Nội năm xưa (trong đó có 7 bạn Amsers không kể mình và gần 20 bạn khác tham gia vào việc này nhưng không tham gia được chuyến đi) một buổi hội ngộ đặc biệt. Những ngày còn vừa lạ, vừa quen của những buổi đầu mới gặp lại được nhau sau gần 30 năm đã qua đi, những buổi tụ tập, chuyện trò rồi kết thúc bằng những bữa liên hoan đã tạm nhường chỗ cho một việc khác hẳn: Một chuyến đi chơi xa đặc biệt, phối hợp với anh chị em Vui-Khỏe-Ấm-No: đến với trẻ và người dân Thôn Đồng Nậm, Xã Sơn Hải, Huyện Lục Ngạn, Tỉnh Bắc Giang, cách Hà Nội 150km. Điểm trường mầm non Thôn Đồng Mậm chỉ có 1 lớp duy nhất có 12 trẻ tuổi 4-5, 3 trẻ ở xa đang phải đi học nhờ. Phương tiện đi lại duy nhất của người dân từ thôn ra đến trung tâm xã là thuyền trên Hồ Cấm Sơn. 15 bạn và 5 con đã quyết tâm lên đường.

Thứ Sáu, 4 tháng 1, 2013

Tử vi đẩu số: Năm Quý Tỵ

 Người tuổi Sửu hợp với người tuổi Ngọ, theo quẻ… "đầu trâu mặt ngựa".

imageimage
Người hai tuổi này mà cưới nhau chắc-chắn sẽ thành-công, tấn-tới nếu  cả hai vợ-chồng cùng hợp-tác kinh-doanh trong lãnh-vực… xã-hội đen,  đâm thuê chém mướn , cho vay nặng lãi , hoặc bảo-kê các quán "Bia Ôm". Hai tuổi này thường đông con nhưng mặt-mũi không được dễ-thương lắm  vì trông giống hệt một lũ "lâu-la"! Tuy không học thật giỏi nhưng cũng
 được vài đứa tốt-nghiệp Trường "Phục-Hồi Nhân-Phẩm" hoặc "Trung-Tâm  Cai-Nghiện". Nhờ "Lâu-La" đông nên có đứa này "thăm-nuôi" đứa kia,  không phiền Bố-Mẹ trong công-việc kinh-doanh ... phi-pháp!