Thứ Tư, 29 tháng 5, 2013

20 tuổi, 700 USD và đi khắp thế gian

20 tuổi, trong lúc bạn bè đang mải mê với sự học ở một trường đại học hay cao đẳng nào đó, Nguyễn Thị Khánh Huyền hay Huyền Chip (Sinh 1990) một mình xách ba lô lên vai và đi vòng quanh thế giới. Sự đi của Huyền không bởi một mục đích xa xôi nào, chỉ đơn giản "đi vì muốn đi mà thôi".



Huyền ở lễ hội Holy tại Nepal. Cô đã có thời gian sống ở đây ba tháng.


Xách ba lô lên và đi
Cô gái 22 tuổi nhớ lại quãng thời gian trước khi chuyến đi vòng quanh thế giới bắt đầu " 20 tuổi, khi đang làm việc ở Malaysia, công việc, đồng nghiệp, môi trường làm việc, tất cả đều rất tốt, nhưng tôi nhận thấy cuộc sống của mình như đang đi vào đường không lối ra. Nếu cứ làm và chờ đợi được tăng lương, thăng chức thì rồi cũng sẽ đến lúc con người ta già và chết. Tôi muốn đi để biết được thực sự mình muốn gì cho cuộc sống này. 20 tuổi, khi ấy tôi chỉ như một đứa trẻ, nói với mẹ rằng con muốn đi vòng quanh thế giới, thế là đi."



Huyền trước kim tự tháp Khafre, Cairo, Ai Cập.


Và Huyền đi thật, chỉ với 700 USD trong túi. Sau cái tặc lưỡi "đi bừa đi", đôi chân đã đưa Huyền tới 25 quốc gia, trái tim níu cô ở lại với Ấn Độ suốt bốn tháng, trải qua ba tháng khác tại Nepal, cũng như sống cuộc sống thường nhật suốt ba tháng khác tại Israel.

Thứ Sáu, 24 tháng 5, 2013

Đất Nước Cần… Ta Ba Lô

T/S Alan Phan
15 May 2013

“Tôi không biết những gì sẽ chờ đợi ở cuối đường, nhưng tôi sẽ đến với nụ cười trên môi” Herman Melville (Moby-Dick)

Phải ra khỏi thiên đường
Trong những chuyến du hành liên lục địa, du khách người Úc chiếm số khá đông so với dân số khiêm tốn của xứ này, khoảng 23 triệu. Tôi tìm ra nguyên nhân khi qua Úc học hậu đại học vào năm 2002. Tại Tweed Heads và Coolangatta nơi trường Southern Cross tọa lạc, tôi tìm thấy một thiên đường tuyệt vời mà thiên nhiên đã ban phúc và con người đã trân trọng. Biển xanh trong ngây ngất, không khí không một hạt bụi, khí hậu ấm áp, cảnh quan và kiến trúc hài hòa, không nhiều chênh lệch giữa giàu nghèo dù mức sống cao, tốn kém. Tuy nhiên, mỗi tuần, tôi háo hức chờ đến Thứ Sáu để bay về Hồng Kông..vì thiên đường Úc buồn không thể tả.


Có lẽ vì vậy, người Úc nào, dù già trẻ lớn bé, nam nữ hay đồng tính, đều thích du lịch thế giới mỗi khi có dịp, hay tìm một việc làm, một cô vợ hay một tấm chồng…ở một nơi nào khác. Họ sẵn sàng ra biển lớn để tìm cảm giác lạ, kiến thức mở, kinh nghiệm mới cho cuộc sống hay sự nghiệp của mình. Với tư duy này, có thể nói người Úc có chỉ số IQ hay EQ hay AQ rất tốt.
Nếu so sánh, tôi nghĩ sự sáng tạo trong nền kinh tế IT của 23 triệu dân Úc chắc phải hơn những thành quả thu nhặt của 1.2 tỷ dân Trung Quốc. Chỉ nhìn sĩ số sinh viên Tàu tại các đại học Úc chúng ta có thể mường tượng một nghịch lý nào đó về “sự thông minh của đám đông”. Nếu người Tàu hãnh diện về 5 ngàn năm văn hóa, họ sẽ nghĩ thế nào khi nhận biết rằng 200 năm trước, những tổ tiên sáng lập ra nước Úc là những tên tội phạm nguy hiểm bị Anh đầy qua một hòn đảo ngoài thế giới nơi chỉ có rừng thiêng nước độc?
Sự việc cũng cho ta chút hy vọng là nếu những tên đầu trộm đuôi cướp này có thể tạo nên một thế giới văn minh cho con cháu; thì bầy vượn của những khu rừng khác trên thế giới cũng có thể vượt qua chính mình để có được những Planet of the Apes thần kỳ trong phim ảnh?

Bài học của các anh chị Tây Ba Lô
Quay lại Saigon, mỗi khi đi ngang khu Phạm Ngủ Lão, Đề Thám…tôi nhìn các anh chị Tây Ba Lô với nhiều thán phục và hoài niệm. Họ là hình ảnh của Alan thời 60’s, vai nặng ba lô đầy đồ đạc, quần áo rẻ tiền, túi không bao giờ có nhiều hơn 50 đô, lang thang trên mọi nẻo đường của Âu Châu, thường không biết hôm nay sẽ ăn gì và ngủ ở đâu. Luôn an ủi mình bằng câu “tùy cơ ứng biến” và “trời sinh Alan sẽ sinh ra bánh mì”.
Những cuộc phiêu lưu vô định… đôi khi ngu xuẩn này đương nhiên cũng gây nhiều ngạc nhiên khó chịu và bực bội…vì Murphy có câu thành ngữ là nếu có gì sai trái, nó sẽ hiện thực và luôn luôn là vào thời điểm bất ngờ nhất.  Tôi không quên lần tán tỉnh được 2 cô nàng ở Barcelona, nghĩ là tối nay sẽ có cuộc tình tay ba tuyệt diệu. Nào ngờ, nửa đêm, bị trói thúc ké trên chiếc ghế gỗ trong căn phòng khách sạn tồi tàn. Hai cô “người tình” lý tưởng thì đã biến mất với tiền bạc và quần áo của mình. Hay lần chiếc xe buýt cũ kỹ rơi xuống hố gần Qito (Ecuador). May mà chỉ bị thương nhẹ.
Nhưng những chuyến đi này là những kho tàng khi từ tương lai nhìn lại…chúng mở mang trí tuệ (một ngày đàng học một sàng khôn), chúng tăng lực tự tin cho tinh thần, và chúng giúp chúng ta có một tầm nhìn chính xác hơn về cái hư vô và nghiệp chướng của con người.
Tôi không biết là giữa những mảnh bằng đại học và những chuyến đi…cái nào đã thực sự đóng góp nhiều hơn trong quá trình làm người của mình.

Một đội ngũ…Ta Ba Lô
Trong cuộc hội thảo gần đây tại một trường đại học, tôi đã ngạc nhiên khi thấy quá ít sinh viên Việt có hộ chiếu và đã từng xuất ngoại. Tôi tin là hơn nửa số sinh viên có mặt hôm đó chắc có nhiều tiền hơn phần lớn các Tây Ba Lô tại Saigon. Điều họ thiếu sót lớn nhất là “ước muốn” và “can đảm”. Tiền tiêu cho những giờ chém gió và lảm nhảm tại các quán cà phê và các quán nhậu có thể nhiều hơn tiền tiêu mỗi ngày tại Thái Lan hay Myanmar. Vé máy bay đi nhiều nơi ở Asean rẻ hơn vé máy bay đi Hà Nội hay Đà Nẵng. Một chân làm bếp hay dọn dẹp trên một con tầu cho bạn một chuyến đi miễn phí qua Âu, Úc hay Mỹ. Phần lớn các bạn trẻ Việt ngày nay thông minh, sáng tạo và nếu biết tìm tòi trên mạng, sẽ tìm ra cả trăm cách thức để làm…Ta Ba Lô.
20 năm trước, tôi khó tìm ra một du khách từ Trung Quốc, Việt Nam hay Liên Xô. Hộ chiếu để xuất ngoại là một ân huệ và quyền lợi của các con ông cháu cha. Bây giờ, thì khắp thế giới, đâu cũng có dấu ấn của các công dân XHCN này. Tuy nhiên, phần lớn du khách thuộc hai loại: các tư bản đỏ với những tiêu xài hàng hiệu và khoe khoang thật “sốc” với dân địa phương và các ông bà già chắt chiu tiền tiết kiệm qua những tours rẻ tiền, bầy đàn, sợ sệt và thích phóng uế bừa bãi. Rất ít du khách là những…ta ba lô muốn đi tìm một kiến thức và kinh nghiệm về thế giới bên ngoài. Tôi chắc chắn là chúng hào hứng và quý giá hơn các lớp học Mác Lê buồn tè, nhìn qua lăng kính của những ông già gần đất xa trời.

Đòi hỏi của nền kinh tế kiến thức
Sự va chạm với thực tại, đôi khi khá đắng cay và tủi nhục, sẽ làm con người Việt trong bạn thức tỉnh: từ những bản lĩnh đáng tự hào đến những thói quen nhiều ngu muội. Tôi vẫn nghĩ cách duy nhất để thể hiện lòng yêu nước và đóng góp tích cực vào định mệnh tương lai của xã hội là thể hiện sự thăng hoa, tiến bộ hàng ngày của cá nhân mình. Chúng ta cần đổi mới, nhưng hãy đổi mới chính con người nội tại trước đã.
Hành trình dài cần những bước nhỏ đầu tiên. Hãy hứa với mình là sẽ đi xin một hộ chiếu ngày mai và suy nghĩ ra cách đi chơi Kampuchia hay Lào hay Thái Lan …trong tháng tới. Đơn giản thế thôi.
Hãy ra biển lớn…nhìn, nghe và suy nghĩ. Một lúc nào đó, mình sẽ biết làm gì với con người mới của mình…
Hãy nghe Eleanor Roosevelt thì thầm..” Mục tiêu của đời sống là hãy sống, hãy tận hưởng kinh nghiệm, hãy lên đường tìm những phiêu lưu mới, hăng hái và không sợ sệt”….

Alan Phan

Thứ Bảy, 18 tháng 5, 2013

Этот мир придуман не нами -Thế giới này được tạo đâu bởi chúng mình



Thế giới này được tạo đâu bởi chúng mình (do ca sĩ Vladimir Presnhiakov hát)



ЭТОТ МИР- THẾ GIỚI NÀY
А.Зацепин - Л.Деребенев- 1978 из к/ф "Женщина, которая поет"
...
За то, что только раз в году бывает май,
За блеклую зарю ненастного дня
Кого угодно ты на свете обвиняй,
Но только не меня, прошу - не меня.
Vì mỗi năm chỉ có một tháng Năm,
Vì bình minh mờ nhạt của ngày u ám
Bạn đổ lỗi cho bất kỳ ai, trên thế gian,
Cầu xin nhé, nhưng không phải là tôi.

Припев:
Этот мир придуман не нами,
Этот мир придуман не мной.
Этот мир придуман не нами,
Этот мир придуман не мной.
Thế giới này được tạo ra đâu bởi chúng mình,
Thế giới này được tạo ra đâu phải do tôi,
Thế giới này được tạo ra đâu bởi chúng mình,
Thế giới này được tạo ra đâu phải do tôi,

Придумано не мной, что мчится день за днем,
То радость, то печаль кому-то неся.
А мир устроен так, что все возможно в нем,
Но после ничего исправить нельзя.
Ngày theo ngày lao nhanh, đâu phải tôi làm ra,
Để mang niềm vui với nỗi buồn cho người nào đấy.
Còn thế giới được sắp đặt để mọi thứ có thể ở trong đó,
Nhưng sau này chẳng thể sửa được một điều gì.

Припев:
Этот мир придуман не нами,
Этот мир придуман не мной.
Этот мир придуман не нами,
Этот мир придуман не мной.
Thế giới này được tạo ra đâu bởi chúng mình,
Thế giới này được tạo ra đâu phải do tôi,
Thế giới này được tạo ra đâu bởi chúng mình,
Thế giới này được tạo ra đâu phải do tôi,

Один лишь способ есть нам справиться с судьбой,
Один есть только путь в мелькании дней.
Пусть тучи разогнать нам трудно над землей,
Но можем мы любить друг друга сильней.
Chỉ có một cách chúng ta phải vượt qua số phận,
Chỉ có một con đường trong những ngày tiếp nối.
Dù chúng ta khó lòng xua tan hết mây trên trái đất,
Nhưng chúng ta có thể yêu nhau càng say đắm hơn.

Припев:
Этот мир придуман не нами,
Этот мир придуман не мной.
Этот мир придуман не нами,
Этот мир придуман не мной...
Thế giới này được tạo ra đâu bởi chúng mình,
Thế giới này được tạo ra đâu phải do tôi,
Thế giới này được tạo ra đâu bởi chúng mình,
Thế giới này được tạo ra đâu phải do tôi,

ST (Minh Nguyệt dịch - 2012).

Thứ Tư, 15 tháng 5, 2013

Ngày Quốc tế Gia đình: Xem lại phim "Father and Daughter" - Cha và Con gái


Một bộ phim hoạt hình ngắn đã từng đoạt giải Oscar, được chiếu nhiều lần trên VTV trước đây...

Vào khoảng thời gian cuối năm 2000, đầu năm 2001 có một bộ phim ngắn được các nhà phê bình điện ảnh đánh giá rất cao. Các liên hoan phim, các giải thưởng lớn mà bộ phim này tham dự cũng như được đề cử thì hầu như không giải thưởng nào lọt khỏi tay đạo diễn cùng đoàn làm phim cả. Không nói ra hẳn các bạn cũng biết đó chính là phim ngắn “Father and Daughter” của đạo diễn người Hà Lan Michael Dudok De Wit. 8 phút ít ỏi đó là 8 phút người xem bị mê hoặc bởi kịch bản cũng như sự kết hợp tuyệt vời giữa âm nhạc và nét vẽ của người hoạ sĩ.


Cho dù điện ảnh có phát triển như thế nào chăng nữa, kỹ thuật kỹ xảo có thể thay thế người hoạ sĩ trong nhiều lĩnh vực, nhưng “Father and Daughter” vẫn sẽ mãi là một kiệt tác trong thể loại phim ngắn, là một tiêu chuẩn để cho các nhà làm phim ngắn hướng tới.

“Father and Daughter” đề cập đến tình cảm gia đình, thứ tình cảm mà con người tự nhiên sinh ra đã có rồi. Người cha tạm biệt cô con gái thân yêu của mình để lên đường. Ngày qua ngày, dù mưa dù nắng, cô bé vẫn ra bờ sông ngóng cha với một niềm tin mãnh liệt rằng người cha thân yêu sẽ quay trở lại.

Hết ngày rồi lại đến năm, rồi năm này qua năm khác. Ngày chia tay cha, còn là một cô bé lẫm chẫm, rồi cô gái ấy lớn dần lên, già đi nhưng vẫn không quên cái bến sông nơi tạm biệt người cha. Người cha thì vẫn chưa thấy về, nhưng niềm tin mãnh liệt của người con gái thì vẫn còn đó, và nó sẽ còn theo cô đến lúc cuối đời.

Một điều đáng tiếc là “Father and Daughter” không phát hành dưới dạng DVD, nó chỉ được trình chiếu như một đoạn phim ngắn có tính chất giải trí, vì thế không có nhiều khán giả biết đến. Nhưng không một thước phim nào trong “Father and Daughter” là không có giá trị.

Sự kết hợp giữa âm nhạc và nét vẽ hoạt hình cũng tuyệt vời, phải ghi nhận công lao của người chọn nhạc nền, bản “Danube Waves” của Iosif Ivanovici hợp với nội dung phim một cách hoàn hảo. Kết thúc của bộ phim cũng là một kết cục mở, để người xem có thể tuỳ ý lựa chọn những cách kết thúc hợp theo ý mình.

Thứ Năm, 9 tháng 5, 2013

Tranh tuyên truyền cổ động của Liên Xô và Đức quốc xã: So sánh.

Ngày Chiến thắng 9/5: "Lòng yêu nước" - Ilia Erenbua

Ảnh: Internet

Lòng yêu nước ban đầu là yêu những vật tầm thường nhất: yêu cái cây trồng ở trước nhà, yêu cái phố nhỏ đổ ra bờ sông, yêu vị thơm chua mát của trái lê mùa thu hay mùa cỏ thảo nguyên có hơi rượu mạnh. Chiến tranh khiến cho mỗi công dân Xô Viết nhận ra vẻ thanh tú của chốn quê hương. Người vùng Bắc nghĩ đén cánh rừng bên dòng sông Vina hay miền Xu-cô-nô, thân cây mọc là là mặt nước, nghĩ đến những đêm tháng 6 sáng hồng và tiếng “cô nàng” gọi đùa người yêu. Người xứ Uy-cơ-ren nhớ bóng thuỳ dương tư lự bên đường, cái bằng lặng của trưa hè vàng ánh, vào lúc ấy, đời sống thấy đầy đủ và phong phú thay, vào lúc ấy, thời gian dường như không trôi đi nữa. Chỉ có tiếng ong bay khẽ xua động cái yên lặng trọng thể. Người xứ Giê-oóc-gi ca tụng khí trời của núi cao, những tảng đá sáng rực và nỗi vui bất chợt của một dòng suối óng ánh bạc, vị mát của nước đóng thành băng, rượu vang cay sẽ tu trong bọc đựng rượu bằng da dê, những lời thân ái giản dị và những tiếng cuối của câu chào tạm biệt vọng lại. Người ở thành Leningrad bị sương mù quê hương ám ảnh, nhớ dòng sông Nê-va rộng và đường bệ như nước Nga đường bệ, nhớ những tượng bằng đồng tạc những con chiến mã lồng lên, và lá hoa rực rỡ của công viên mùa hè, nhớ phố phường mà mỗi căn nhà là một trang lịch sử. Người Mạc Tư Khoa nhớ như thấy lại những phố cũ chạy ngoằn ngoèo lan man như một hoài niệm, để rồi đổ ra những đại lộ của thành phố mới. Xa nữa là điện Cơ-rem-lanh, những tháp cổ ngày xưa, dấu hiệu vinh quang của đất nước Nga và những ánh sao đỏ của ngày mai.

Dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào dải trường giang Vônga, con sông Vônga đi ra bể. Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc. Có thể nào quan niệm được sức mãnh liệt của tình yêu mà không đem nó vào lửa đạn gay go thử thách. Người ta giờ đây đã hiểu lòng yêu của mình lớn đến dường nào, yêu người thânn, yêu Tổ quốc, yêu nước Nga, yêu Liên bang Xô Viết. Điều đó ta đã hiểu, khi kẻ thù giơ tay khả ố động đến Tổ quốc chúng ta. Ai là kẻ chẳng cảm thấy, mùa thu qua, điểu giản dị này: “Mất nước Nga thì ta còn sống làm gì nữa?”.


Tại sao tinh thần Risa Gơ-rô-men rữa nát trứoc khi hắn bị một chiến sĩ Xô Viết giết chết? Bởi vì cuộc chiến tranh Hitle đương gây nên kia không có linh hồn. Có những tiểu thuyết trinh thám và cso những người ưa đọc thứ văn chương ấy. Cố truyện trinh thám chẳng có gì rắc rối: hung phạm gây nên những tội khổng lồ, thám tử truy nã. Hai bên rút súng bắn nhau, giết nhau và cùng dấn thân vào chỗ nguy hiểm. Vậy mà người đọc thấy họ chết như thế là một chuyện thường của nghề họ. Thế thôi. Kẻ gian và thám tử có thể làm những chuyện liều lĩnh, song chẳng ai bảo chúgn là anh hùng. Chúng để hết tâm trí vào công việc, song công việc của chúng chẳng có hồn. Lịch sử quên ngay tên những hung phạm có tài, những kẻ mạo hiểm thần tình. Lịch sử giữ lại những tên khác: tên những người bỏ mình vì một lý tưởng, vì nhân dân, vì loài người, cho một xã hội mới tốt đẹp hơn. Khí cụ chiến tranh của quân đội Xô Viết có thể giống khí cụ chiến tranh của quân đội Đức. Chiến lược hai bên có những điểm gặp nhau. Song chẳng có gì là giống nhau giữa một người lính Hồng quân và một người lính quân đội Hitle. Người anh hùng và đứa hung phạm, con người dũng cảm bảo vệ Tổ quốc và quân sát nhân nhà nghề là hai thế giới không đội trời chung.

Chúng ta đã biết Risa đã đem theo xuống dưới mồ hắn những mối nghĩ gì. Đối lại những điều hắn nghĩ, chúng ta có thể đem thuật lại câu chuyện 5 người thuỷ quân đã chết, anh dũng bảo vệ Xê-bát-tô-pôn. Họ đã ôm lấy nhau, gửi nhau lời chào vĩnh biệt và quấn lựu đạn vào người, lăn ra cản xe tăng địch. Người ta thường nói đến thắng cái chết. Điều đó làm tôi nghĩ đến không phải những công trình của nhà bác học đương lo tính cách kéo dài đời sống con người mà nghĩ đến 5 người thuỷ quân đỏ, tràn ngập vui sướng và say sưa yêu mến sự sống. Đấy chẳng là chíên thắng cái chết đáy ư! Đấy chẳng là bất tử đấy ư! Chiến công 5 người thuỷ quân đỏ đã không những chỉ ngăn cuộc tấn công của quân thu: nó thổi một nguồn sống mới vào lòng triệu con người, nó đã mở rộng và luyện chắc linh hồn nước Nga, nó sống mãi giữa những trận chiến đấu ác liệt nhất trong năm nay; nó còn sống cả sau ngày thắng lợi giữa muôn hoa rực rỡ tung nở trên khắp các đồng quê và trong những giọng hát trong trẻo nhất của một bầy thiếu nữ đồng quê.

26.6.1942
(Bản dịch của Thép Mới)

Nguồn: BMM Blog

Thứ Ba, 7 tháng 5, 2013

Những hình ảnh cảm động trên những con đường của nước Nga

Nước Nga trở nên hung hãn và mất hết nhân tính sau hơn 2 thập niên Liên Xô đổ vỡ - đó là ý kiến của không ít người.

Có thể những thay đổi hỗn loạn ở nước Nga thời hậu Liên Xô đã khiến người Nga trở nên thực dụng hơn, lạnh lùng hơn. Nhưng ẩn sâu trong trái tim mỗi người Nga vẫn là sự nồng hậu đầy ắp tình người.
...
Hãy xem những cảnh cảm động mà máy quay bí mật đã ghi lại trên các tuyến đường của nước Nga.
Nguồn: Vũ Mạnh Cường