Thứ Bảy, 23 tháng 11, 2013

20-11-2013: “Gặp mặt Thượng đỉnh Xô - Mỹ”


TMQ
(Trực tiếp từ  Nhà hàng "Hợp Tác Xã", số 46 An Dương - Hà Nội)

Hoa Kỳ và Liên xô (cũ), một ở tây bán cầu – một ở đông bán cầu, tuy là 2 siêu cường đối đầu nhau nhưng cả 2 đều là con của cùng một Mẹ - Trái đất.

Lớp Anh 2 và lớp Nga 2, khóa 1985 – 1988, Trường PTTH Hà Nội – Amsterdam, cũng có thể được ví như vậy – chuyên 2 thứ tiếng đại diện cho 2 quốc gia và có cùng chung các thầy cô giáo dạy hầu hết các môn học trong suốt cả 3 năm học cấp 3. Chỉ khác là, 2 lớp chưa bao giờ có "chiến tranh lạnh", khi còn đi học!

Tuy vậy, phải tới ngày hôm nay, 23-11-2013, nhân kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam, lần đầu tiên sau 25 năm kể từ khi tốt nghiệp cấp 3, toàn thể hai lớp mới có dịp hội họp với nhau, với sự có mặt của gần như đầy đủ các thầy cô giáo cũ tại Nhà hàng “Hợp Tác Xã”, số 46 An Dương – Yên Phụ - Ba Đình – Hà Nội. 

Chưa từng có dịp 20-11 nào, các thầy cô giáo lại tới dự đông và vui như lần này!

Cả thảy có 10 thầy cô tới dự: cô Liên (dạy tiếng Anh), cô Ước (dạy tiếng Nga), thầy Lân và cô Hoan (dạy Toán), thầy Huy (dạy Sử), thầy Lập, cô Bảo và thầy Vĩnh (dạy Văn), cô Tâm (dạy Lý), thầy Thân (dạy Thể dục. Có 3 thầy vì lý đo đặc biệt đã không tới được: thầy Cường (dạy tiếng Nga) bị ốm, thầy Thủy (dạy Lý) bị lớp khác ở Trường Đoàn Kết hẹn trước, thầy Thái (dạy Văn) phải về quê đột xuất.

Về sáng kiến cùng tổ chức và lựa chọn địa điểm, hãy dành lời cảm ơn tới Lớp trưởng lớp Nga 2 - bạn Phạm Thu Ba, 1 trong 2 "mì chính cánh" của lớp Anh 2 - bạn Hoàng Tiến Hùng và các bạn trong Ban liên lạc của lớp Anh 2. Đây thực sự là 1 ý tưởng tổ chức rất hay và 1 địa điểm gặp mặt không thể phù hợp hơn, nhất là đối với các thầy các cô thuộc thế hệ 4x và 5x, những người đã sống nửa cuộc đời qua thời bao cấp khó khăn nhưng vô tư, giàu tình người; cũng như đối với hơn 40 đứa học trò cũ của 2 lớp, thuộc thế hệ 7x, vốn cũng từng được nếm mùi gạo bán theo sổ, thực phẩm cấp phát theo tem phiếu,…

Về các công tác tổ chức khác như liên lạc, mời và đưa đón các thầy cô, chuẩn bị quà lưu niệm,... hãy dành lời cảm ơn tới các bạn trong Ban liên lạc của 2 lớp và tất cả các bạn của Lớp Anh 2, nhà tài trợ quà tặng cho ngày vui hôm nay.

Trở lại với chuyện ngày xưa, hồi học cấp 3, của 2 lớp.

Hai lớp được Nhà trường bố trí cạnh nhau, lúc thì ở tầng 2 hay tầng 3, khi thì lên tầng 4. Thời khóa biểu của 2 lớp cũng hao hao giống nhau về các tiết học trong ngày và trong tuần, chỉ khác là, một lớp học môn này trước và học môn kia sau, còn một lớp thì ngược lại. 

Cách sắp xếp này của Nhà trường chắc hẳn để giúp cho các thầy các cô thuận tiện bố trí thời gian tới trường mỗi ngày trên những chiếc xe đạp cà tàng của mình. Hầu hết, các thầy các cô trước đây dạy học ở các trường quanh khu vực trung tâm Hà Nội như Lý Thường Kiệt, Việt Đức, Trần Phú, Hoàn Kiếm, Chu Văn An,… Chẳng mấy khi phải đi dạy học ở xa, tít mãi tận hồ Giảng Võ, nơi tọa lạc của Trường Ams cũ. Nhớ lại hồi đó, duy nhất đường Giảng Võ là đường đôi 2 chiều, do ăn theo Trung tâm Triển lãm Giảng Võ. Còn lại, đường Kim Mã, bé nhỏ chỉ bằng 1/2, thậm chí 1/3 hiện tại. Phố Núi Trúc, ngay bên hông của Trườn Ams cũ, chỉ là 1 con đường rải nhựa sơ sài với 1 bên là mương thoát nước công cộng và những khóm tre, vốn chỉ thường thấy ở vùng ven đô hay nông thôn.

Nhưng chính cách sắp xếp này đã giúp cho những đứa học trò của 2 lớp, không hổ danh khi được xếp hạng chỉ sau “ma quỉ”, đã nghĩ ra đủ mọi cách để “qua mặt” các thầy các cô, đối phó với các buổi kiểm tra đột xuất 15 phút, “bắt tủ” các bài kiểm tra 1 tiết, v.v. Hồi đó, có thầy cô nghiêm khắc có thể không thực sự hài lòng với những chiêu trò của bọn trẻ, có thầy cô hiền hơn thì cho qua,… nhưng đó lại chính là những kỷ niệm đẹp, khó phải mờ, của một thời đi học, để giờ đây, khi kể lại với các thầy các cô tại buổi liên hoan gặp mặt năm nay, cả thầy lẫn trò dường như trẻ ra tới gần 30 tuổi và được sống lại những ngày tháng của thuở hàn vi, nghèo về vật chất nhưng giàu về tình cảm.

Bài viết này xin được kết thúc mở ở đây, để dành cho các bạn của 2 lớp viết thêm về những kỷ niệm của mình với các thầy cô giáo cấp 3 bằng cách gửi nhận xét (comment) ở cuối bài.

Trước khi kết thúc, mời các bạn cùng nhìn lại hình ảnh của học trò 2 lớp Anh 2 và Nga 2, cùng với các thầy cô giáo, thời 1985 – 1988. Ảnh chụp trước lúc ra trường.

Thân mến và xin mời các bạn ...

Lớp Anh 2, Khóa 1985 - 1988, Trường PTTH Hà Nội - Amsterdam
Lớp Nga 2, Khóa 1985 - 1988, Trường PTTH Hà Nội - Amsterdam

Thứ Năm, 7 tháng 11, 2013

Cách mạng Nga 1917 qua ảnh tư liệu


Một dự án với mục đích truyền bá kỹ thuật nhiếp ảnh và đặc biệt là trong phòng tối khi tráng và rửa phim, trước khi có ảnh kỹ thuật số được Anton Orlov thực hiện mang tên ‘The Photo Palace Bus’, từ San Diego, Hoa Kỳ. Ảnh: Rahill và ba trẻ em Nga tại một ngôi làng nhỏ.

image
Dự án nhằm truyền bá kiến thức liên quan tới lịch sử kỹ thuật nhiếp ảnh qua các triển lãm trên thế giới. Qua dự án này năm 2005 ông đã phát hiện một bộ sưu tập ảnh quý giá về Cách mạng 1917 tại Nga. Ảnh: Thành viên YMCA mua vui cho người đi tàu.

Thứ Hai, 4 tháng 11, 2013

Phiên chợ Tam Đường Đất (Lai Châu), sáng thứ Năm, Chủ nhật.

Gửi tặng mọi người những hình ảnh chợ phiên Tam Đường Đất tại Lai Châu, nơi mình tôi đã may mắn có được 30 phút dạo quanh cách đây chưa tròn tháng. Phiên chợ là điểm "đến hẹn lại lên" vào mỗi sáng thứ 5 và chủ nhật hàng tuần như một bức tranh sống động giữa núi rừng Tây Bắc ngút ngàn. - PTB
Những thứ được bà con mang xuống chợ bán đa phần đều là "cây nhà lá vườn" hay "của nhà trồng được" như mớ rau, nải chuối, búp măng đắng, củ khoai, củ sắn cho đến lợn cắp nách, gà xách tay, nấm hương, mục nhĩ…Nhưng nhớ là phải đi chợ sớm. Đến 8-9h sáng là chợ vãn rồi.

Ngó cái nào. Xấu à? Không, rất đẹp :-)