Chủ Nhật, 30 tháng 9, 2012

Quà tặng cuối tuần - KHI NGƯỜI ĐÀN BÀ YÊU...

Trung thu là một ngày đặc biệt với rất nhiều người. Tuần này các bạn sẽ nhận được một món quà Nga nữa từ cô Lê Lan Hương và anh Vũ Mạnh Cường tặng các bạn Khoa Nga cũng như những người yêu nước Nga.

KHI NGƯỜI ĐÀN BÀ YÊU...

"Не отрекаются, любя" là bài hát của nhạc sĩ Минков М, phổ thơ của nhà thơ nữ Тушнова В. (1911 - 1965), khắc họa tâm trạng của người phụ nữ cô đơn trong đêm mùa đông với bão tuyết đập ngoài cửa sổ.
...

Тушнова là thi sĩ nổi tiếng trên văn đàn Xô viết, với cuộc sống riêng khá chuân chuyên. Bà trải qua 2 cuộc hôn nhân không hạnh phúc và các cuộc chia tay đều rất nặng nề. Sau này bà yêu nhà thơ Alexandr Yashin, người có ảnh hưởng lớn tới sự nghiệp sáng tác của bà trong những năm cuối đời.

Tuy nhiên, Yashin đã quyết định giã từ sau nhiều do dự. Ông không muốn rời bỏ gia đình vơi 4 đứa con nhỏ dại. Тушнова vô cùng đau khổ. Bà đã chết trên giường bệnh trong sự cô đơn và tuyệt vọng.

Yashin đã kịp thời đến thăm Тушнова khi bà hấp hối. Đúng 3 năm sau, ông cũng qua đời.

Bài hát này ban đầu được viết cho vở kịch "Hỡi đàn ông, hãy đội mũ của đàn ông" do Nhà hát kịch Pushkin dàn dựng năm 1976. Nhưng chỉ đến khi được Alla Pugacheva trình diễn vào đầu thập niên 1980, thì nó mới trở nên nổi tiếng trên toàn liên bang.

Tâm sự của người phụ nữ đã yêu, đang yêu thật dữ dội nhưng cũng đầy bao dung, có lúc là tiếng kêu xé lòng, nhưng có lúc lại như một tiếng thở dài.

Ca khúc này sau còn được các nghệ sĩ khác hát lại như Людмила Артёменко, Татьяна Буланова... Ở Việt Nam, ca sĩ Cẩm Vân đã hát phiên bản tiếng Việt có nhan đề "Khi yêu ai nỡ hững hờ".

Lan Huong Le đã từng hát bài này thành công tại một số chương trình văn nghệ của Khoa Nga đầu thập niên 1980. Và tại offline Mùa thu vàng ở Thanh Hóa tuần tới, cô sẽ trình bày lại ca khúc này.

Mời các bạn theo dõi lời tiếng Nga và bản dịch thơ tiếng Việt của cô Lê Lan Hương trong comment.

Vũ Manh Cường

Bản tiếng Việt do Cẩm Vân trình bày http://www.youtube.com/watch?v=lPZvwyUcYAA

Bài hát Nga - я тебя по прежнему люблю

Trung thu đến rồi. Cái se lạnh cùng những kỷ niệm ùa vào trong ta. Yêu em nhiều lắm chẳng thể rời xa.

Các bạn cùng thưởng thức bài hát nhé!

Các bạn xem video bài hát ở đây

я тебя по прежнему люблю
(В. Матецкий - М. Файбушевич)

Не уходи, мне с тобой так легко и светло.
Не уходи, все, что было, быльем поросло.
Я не хочу после долгой разлуки
Снова тебя потерять,
Лучше друг друга простить и понять.

Припев:
Я тебя по – прежнему люблю,
Бережно любовь свою храню,
Навсегда ты один у меня.
Я тебя по – прежнему люблю,
Глупые тревоги прочь гоню,
Будем вместе теперь ты и я.

Не уходи, ты мне просто назначен судьбой,
Долгие дни я мечтала о встрече с тобой
И вот мы встретились будто случайно,
Смотрим друг другу в глаза,
Мне так хотелось давно тебе сказать.

Припев.
Не уходи, я люблю все сильней и сильней,
Долгие дни мы играли любовью своей.
Я не хочу после долгой разлуки
Вновь поиграть и забыть,
Лучше друг друга понять и простить.

Припев.


EM VẪN YÊU ANH NHƯ NGÀY XƯA
Nhạc: В. Матецкий
Lời Nga: М. Файбушевич
Lời Việt:
Thanhxuan1974

1.
Anh, đừng xa nhé. Nhẹ nhàng vui sướng khi có anh bên mình
Anh, đừng đi nhé. Chuyện ngày qua đó có chính trong cuộc đời
Và lòng không muốn, bao năm tháng, qua bao cách xa
Lại để đánh mất chút tình anh.
Tốt hơn hãy hiểu, và tha thứ, hỡi anh yêu!

ĐK:
Lòng em vẫn thương nhớ anh như ngày xưa
Tình yêu ấy em vẫn khắc ghi vào tim
Nguyện mãi thôi, cuộc sống em, chỉ có anh.
Lòng em vẫn thương nhớ anh như ngày xưa
Mọi lo lắng vô cớ xin hãy bỏ đi
Vì chúng ta, nguyện có nhau, năm tháng dài.

2.
Anh, đừng xa nhé, cuộc đời anh đã đối với em -số phận
Bao ngày tháng qua, đợi chờ mong nhớ có bóng anh bên mình
Và rồi ta đã, có những lúc, ta bỗng thấy nhau
Và rồi bốn mắt đắm nhìn nhau
Tưởng rằng từ lâu, đã muốn nói, với anh yêu:

ĐK:
Lòng em vẫn thương nhớ anh như ngày xưa
Tình yêu ấy em vẫn khắc ghi vào tim
Nguyện mãi thôi, cuộc sống em, chỉ có anh.
Lòng em vẫn thương nhớ anh như ngày xưa
Mọi lo lắng vô cớ xin hãy bỏ đi
Vì chúng ta, nguyện có nhau, cùng năm tháng .
……..
Lòng em vẫn thương nhớ anh như ngày xưa
Tình yêu ấy em vẫn khắc ghi vào tim
Nguyện mãi thôi, cuộc sống em, anh bên đời.

3.
Anh, đừng xa nhé, tình mình em giữ mãi mãi thêm mặn nồng
Bao ngày tháng qua, mình cùng nhau đã giữ mãi câu ân tình
Và lòng không muốn, bao năm tháng, qua bao cách xa
Lại để đánh mất chút tình anh.
Tốt hơn hãy hiểu, và tha thứ, hỡi anh yêu!

ĐK:
Lòng em vẫn thương nhớ anh như ngày xưa
Tình yêu ấy em vẫn khắc ghi vào tim
Nguyện mãi thôi, cuộc sống em, chỉ có anh.
Lòng em vẫn thương nhớ anh như ngày xưa
Mọi lo lắng vô cớ xin hãy bỏ đi
Vì chúng ta, nguyện có nhau, năm tháng dài


Tết Trung thu Hà Nội qua ảnh xưa

Chùm ảnh này nằm trong một bộ sưu tập do Viện Viễn Đông Bác cổ của Pháp (École Francaise d’ Extrême – Orient) hiện lưu tại Thư viên Khoa học Xã hội. Đó là những tấm ảnh chụp về những sinh hoạt trong ngày Tết Trung thu cách đây chừng 70, 80 năm, những hình ảnh ở đầu thế kỷ XX khi đời sống đô thị đã hình thành tạo ra những nét sinh hoạt thời cận đại.

Tết Trung Thu đối với trẻ nhỏ trước hết là những bánh trái đặc trưng bởi hai món chính là bành dẻo và bánh nướng mà tập trung nhất là trên các cửa hàng ở phố Hàng Đường (của người Việt) và Hàng Buồm (của Hoa kiều).

Trẻ con tò mò nhìn những người thợ làm bánh Trung thu.
Trẻ con tò mò nhìn những người thợ làm bánh Trung thu.

Thứ Sáu, 28 tháng 9, 2012

Người bán mặt nạ


Có một mùa trung thu buồn. Vì Tết trung thu đúng vào dịp cuối tháng, lương cạn. Hồi đó thời bao cấp, trên phố Huế hay bán các loại mặt nạ Tôn Ngộ Không, Trư Bát Giới…bắt chước theo phim Tây Du Ký của Tàu. Buổi chiều tôi đi làm về. Đạp xe trên đường Lê Lợi bên Sông Hương,  gặp người bán mặt nạ đen nhẻm. Anh bán mỗi cái  mặt nạ 3 đồng. Trong túi tôi lúc đó chỉ có 5 đồng, nếu mua  hai cái cho hai đứa con trai thì thiếu mất một đồng. Mà không đủ hai cái thì hai đứa trẻ sẽ giành nhau. Tôi năn nỉ mãi, nhưng nhất định ông không bán. Thế là tôi lẽo đẽo dắt xe đạp theo ông tới hoàng hôn, tận cuối thôn Vỹ Dạ. Lúc này trên vai ông chỉ còn một cái mặt nạ bị méo mó, ai cũng chê không mua, ông mới chịu bán cho tôi hai đồng. Thế là tôi có hai cái mặt nạ  cho hai đứa con trai chơi trung thu rồi. Sau khi bán cái mặt nạ cuối cùng cho tôi, thì  không ai đi theo hỏi han gì người bán mặt nạ ấy nữa. Ông thủi thủi một mình trong hoàng hôn lợt . Thấy ông đi lui cui tôi chợt chạnh lòng. Câu chuyện  là thế , nhưng tôi lại nghĩ ra một tứ thơ nói  một chuyện lớn của đời..

Đêm đó tôi thức tới  bốn giờ sáng mới làm xong bài thơ “Người bán mặt nạ”. Bài thơ sinh ra đã gần 30 năm rồi. Nhân trung thu xin chép lại đây để mọi người cùng chia sẻ. Cái chuyện MẶT NẠ ấy bây giờ vẫn còn nguyên giá trị...  

Thứ Tư, 26 tháng 9, 2012

Trang phục Trung thu trên thế giới


Mỗi nước có một phong tục tập quán, có những ngày lễ truyền thống riêng của mình. Tết trung thu là một ngày lễ truyền thống được nhiều nước châu Á tôn thờ. Tùy theo phong tục tập quán của mỗi nước khác nhau, người dân họ có cách tổ chức và đón chào trung thu khác nhau. Và cũng có rất nhiều các lễ hội được tổ chức, các nét văn hóa được thể hiện để mọi người cùng chung vui, trong đó trang phục vẫn là tâm điểm thể hiện một cách rõ nét nhất.

Ngoài các loại bánh trái, trò chơi dân gian và các nghệ thuật truyền thống khác thì đêm trăng rằm cũng là thời gian để thời trang có dịp khoe sắc. Điều đặc biệt là dịp lễ này mọi người, từ người lớn đến trẻ nhỏ đều muốn khoác lên mình những bộ đồ truyền thống, mang màu sắc của dân tộc, của cội nguồn.

Dưới đây xin giới thiệu một vài mẫu trang phục mà người dân một số nước châu Á thường trưng diện trong ngày rằm tháng 8 này:

Thứ Hai, 24 tháng 9, 2012

Thượng đế không ky bo với ai sống 'thoáng'

"Hãy tưới nước cho mọi người, và bạn cũng sẽ ướt! Khi bạn biết cho đi là thêm một lần bạn được nhận lại."

Tại một vùng trang trại nọ có một người nông dân có giống ngô rất tốt. Năm nào những cây ngô của ông cũng cho ra những bắp ngô vừa to, vừa thơm ngon, hạt nào cũng đều tăm tắp. Hàng năm ông đem ngô tới hội chợi của vùng để thi và lần nào cũng dành giải nhất. Ai cũng cho rằng chắc hẳn ông đang sở hữu bí quyết riêng độc đáo.
Ngày nọ, một phóng viên đến phỏng vấn ông về những chiến thắng liên tiếp trong các cuộc thi ngô. Anh ta rất ngạc nhiên khi phát hiện ra rằng người nông dân luôn chia sẻ những hạt giống ngô tốt nhất của mình với những người hàng xóm ở các trang trại xung quanh.
- Tại sao ông lại chia sẻ những hạt giống tốt nhất của mình cho những người hàng xóm và cũng là đối thủ trong các cuộc thi ngô hàng năm? - Người phóng viên hỏi.
- Ồ, anh không biết à? - Người nông dân trả lời - Gió sẽ mang những hạt phấn hoa từ cánh đồng này sang cánh đồng khác. Nếu những người hàng xóm của tôi chỉ trồng những cây ngô không tốt thì rõ ràng, khi ngô được thụ phấn nhờ gió sẽ làm giảm chính chất lượng ngô của tôi. Tôi muốn trồng ra những cây ngô tốt, tôi cũng tôi cũng phải giúp những người xung quanh trồng được ngô tốt đã!
Chúng ta vẫn thường nghe đâu đó mọi người nhắc nhau rằng "Hạnh phúc là cho đi", và trong trường hợp này, câu chuyện về người nông dân với những bắp ngô tốt là một dẫn chứng tuyệt vời cho câu nói đó. Cuộc sống là những sợi dây kết nối người với người, sẽ chẳng có ai tồn tại mà không thuộc một vài mối quan hệ nào đó. Vậy nên, điều hiển nhiên là, bạn sẽ chỉ hạnh phúc khi những người xung quanh bạn cũng hạnh phúc. Hãy tưới nước cho mọi người, và bạn cũng sẽ ướt!
Nếu muốn thành công cần giúp người khác thành công, nếu muốn vui vẻ nên giúp người khác vui vẻ, muốn có ngô tốt thì phải chia sẻ giống tốt cho mọi người... Giá trị cuộc sống được đo bằng những gì bạn mang tới, "chạm" tới. Người ta có muôn vàn cách làm giàu, nhưng không mấy ai nhận ra rằng cho đi là một trong những cách hiệu quả nhất. Làm giàu tâm hồn, làm giàu cuộc sống! Khi bạn biết cho là thêm một lần bạn được nhận. Thượng đế sẽ không ky bo với những ai sống "thoáng".
Linh Hoa
(Dịch từ Inspiration Peak)

 

Trò chơi dân gian đêm Trung thu

“Ông giẳng  ông giăng/ Xuống chơi với tôi/ Có nồi cơm nếp/ Có nệp bánh chưng/ Có lưng hũ rượu/ Có khiếu đánh đu/ Thằng cu vỗ chài/ Bắt trai bỏ giỏ/ Mẹ đỏ ẵm con/ Cái lon xách nước/ Cái lược chải đầu/ Con trâu cày ruộng/ Cây muống thả ao/ Mày tát chuôm tao/ Tao tát chuôm mày/ Mày đầy rổ cá/ Tao đầy rổ tôm/ Mày bán chợ Hôm/Tao bán chợ Đền/ Mày canh cửa đền/ Tao canh cửa vua/ Mày làm mắm chua/ Tao làm mắm thính/ Mày con ông Chính/ Tao con ông Xã/ Mày là cái ả/ Tao là cái hai/ Mày cầm bồ đài/ Tao đội nón méo/ Mày cầm cái kéo/ Tao cầm con dao/ Mày làm sao/ Tao làm vậy/ Mày đi buôn cậy/ Tao đi buôn hồng/ Mày sa kẻ chợ/ Tao về nhà quê”.

Thứ Bảy, 22 tháng 9, 2012

Cốm làng Vòng

Cốm Vòng, gạo tám Mễ Trì
Tương bần, húng Láng còn gì ngon hơn!


Làng Vòng nay thuộc phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội. Từ xa xưa, làng Vòng đã nổi tiếng với đặc sản cốm:

Nghề làm cốm làng Vòng, bắt nguồn từ truyền thuyết: Vào một mùa thu cách đây cả ngàn năm, khi lúa bắt đầu uốn câu thì trời đổ mưa to, gió lớn, đê vỡ, ruộng lúa cao nhất đồng cũng chìm nghỉm. Người làng Vòng đành mò cắt những bông lúa còn non ấy đem về rang khô, ăn dần, chống đói. Không ngờ cái sản phẩm bất đắc dĩ ấy lại có hương vị riêng, rất hấp dẫn, khiến người làng Vòng thường hay làm để ăn chơi mỗi khi mùa thu đến.

Cứ mỗi lần làm là một lần rút kinh nghiệm, sáng tạo thêm nên hạt cốm ngày càng xanh, càng mỏng, càng dẻo, càng thơm.

Thứ Ba, 18 tháng 9, 2012

Số phận dữ dội của “Sông Đông êm đềm”

(Dân trí) - "Sông Đông êm đềm" là bộ tiểu thuyết vĩ đại nhất của nhà văn Nga Mikhail Sholokhov. Với tác phẩm này, ông đã được tặng Giải Nobel văn học năm 1965. Tuy vậy, khi tác phẩm mới ra đời, tên tuổi của ông đã bị bôi nhọ vì ''đứa con tinh thần" này...


Sông Đông êm đềm miêu tả một giai đoạn lịch sử 10 năm từ 1912-1922 tập trung chủ yếu ở hai bờ sông Đông và một làng quê người Kozak ở ven sông. Truyện kể về số phận con người trong chiến tranh, sự đúng sai của những quyết định trong cuộc đời mỗi con người, quan niệm về tình yêu, hôn nhân và ngoại tình...
Chuyện khắc hoạ 10 năm cuộc đời của nhân vật Gregori Melekhov. Anh đem lòng yêu Aksinia, vợ một người hàng xóm. Để ngăn cản mối quan hệ này phát triển, gia đình Melekhov cưới Natalia cho Gregori. Để được sống bên nhau, Gregori và Aksinia cùng bỏ nhà đi làm thuê. Tủi nhục, phẫn uất vì bị chồng mới cưới ruồng bỏ, Natalia đã quyên sinh nhưng không chết.

Thứ Sáu, 14 tháng 9, 2012

Chuyến tầu đi ngược thời gian "Cửa hàng Ăn uống Mậu dịch số 37"

"Hí hửng đến cửa hàng bao cấp, tưởng vắng khách, hóa ra đông như thời bao cấp thật. Well, I give up, have something else instead... Next time then!" (Thôi, mình bỏ cuộc, đi ăn gì khác vậy… Để lần sau!), một khách hàng hụt của "Cửa hàng Ăn uống Mậu dịch số 37", khai trương đầu tháng 8 ở phố Nam Tràng đã treo status như vậy trên Facebook.

Cô khách hàng này có lẽ không biết rằng tâm trạng chán một phút của cô hôm nay chỉ là phần nhỏ so với điều gì đó như niềm tuyệt vọng ngày hôm qua, khi bao công chức nhà nước huy động các thành viên lớn bé trong gia đình dậy từ mờ sang ra cửa hàng mậu dịch xếp chỗ mua gạo, cá, thịt hay các nhu yếu phẩm khác trong những năm 80 thế kỷ trước. Mất công hàng giờ, rồi tới khi chưa đến lượt, cô mậu dịch viên mặt lạnh lên tiếng: "Hết gạo rồi!" Đó là lúc nỗi thất vọng tràn đến, lại thêm một ngày nữa không đủ cơm, nhai miếng sắn độn mà nghẹn trong cổ…

Chọn một con phố nhỏ từng là khu làng xưa ven hồ Trúc Bạch, ông chủ quán đã bỏ tương đối nhiều công sức phục dựng phần nào khung cảnh cùng các đồ vật mang nhiều nỗi niềm của miền Bắc Việt Nam thời bao cấp. Từ cái giá sắt cho chiếc xe đạp Thống Nhất thòng bánh trước dựng cạnh cửa đến cái quạt "tai voi" Liên Xô oai phong trước "Quầy Giao Tế", từ tiếng rọt rẹt từ đài phát thanh bản tin thời sự Tiếng nói Việt Nam tới những đôi dép "đúc", "tông Lào", hòn gạch xếp hàng trên tường -- bắt khách phải nghiêng đầu, ngoẹo cổ dấu dòng nước mắt ngắm vết tích của một thuở ai có thẻ Thương binh hay quen biết cô mậu dịch là chắc chắn sẽ mua được hàng -- đến những tấm tem phiếu hay sổ gạo đã từng là một phần linh hồn của cả gia đình, nay được bày trang trọng trong tủ kính… Mới chỉ chừng ấy thôi cũng đã đủ làm rưng rưng lòng người, đủ gợi lại một thời khốn khó mà giờ nhớ lại dễ thấy rùng mình, chợt nghĩ "Sao mình sống được qua thời đó mà yêu nhau đến thế!".
Nhiều hiện vật khác trong căn phòng chừng 20 mét vuông dùng làm nơi kê bàn ăn cho khách, chen cạnh quầy rượu, có dòng chữ Quầy Giao Tế trên cái hộp kính bày mấy chai rượu mạnh. Hàng xóm với rượu ắt là tủ thuốc lá, rồi dàn nghe nhạc băng cối AKAI, chiếc tivi đen trắng hiệu National cửa lùa choãi chân… những vật chứng thời văn minh phương Tây ùa ra miền Bắc sau 1975. Có bài báo viết ông chủ cửa hàng đã mất nhiều thời gian và tiền bạc để có được các hiện vật ấy.

Thực khách muốn kiếm tìm không khí ngày xưa sẽ không phải thất vọng khi thấy món mình gọi mãi không ra, có lẽ vì nhiều bàn đặt cùng một món, cũng có lẽ vì chủ quán cố tình nhắc lại cái phong thái phục vụ "không đi đâu mà vội" của mậu dịch Hà Nội 30 năm về trước. Hoặc giả, có vị khách gọi món "Thịt ba chỉ rang cháy cạnh", trong khi nhà bếp không thể liên hệ với cửa hàng thực phẩm để cung cấp đủ, nên vị khách nọ phải vui vẻ nhận lại tiền.

Cần nói thêm là cách thanh toán của cửa hàng rất "ngày xưa". Khách gọi món, nhân viên ghi tên món và giá tiền vào một cái phiếu nhỏ in theo mẫu tem phiêú ngày xưa, mỗi món một tem. Sau đó nhân viên dùng chức năng máy tính trên điện thoại di động cộng tổng tiền, thu tiền của khách và để lại nắm tem phiếu ấy trên bàn, tới khi món ăn được bưng ra trên chiếc mâm nhôm thì cửa hàng mới thu lại tem để hạch toán sổ sách.

Giờ trưa, sau nhạc hiệu và bản tin thời sự của đài phát thanh, không khí ăn uống hào hứng có điều hòa nhiệt độ hỗ trợ trong một trưa tháng 8 chợt khựng lại vì … mất điện! Xem ra sự cố này lẽ ra đã phải là một phần của kịch bản "Bữa Cơm Thời Bao Cấp", mà theo đó chủ quán sẽ tiến ra phát quạt nan phục vụ khách…

Cái hí hửng mong được ăn nốt bữa cơm canh mồng tơi cua cà, kèm dưa chua xào tóp mỡ và đổ mồ hôi thành dòng đã qua đi rất nhanh! Có điện, điều hòa lại chạy, đài lại rọt rẹt…


Nhiều khách trẻ tuổi đến Cửa hàng 37 nếu không chuẩn bị trước cho bản thân một chút hiểu biết về thời của cha anh thì có thể sẽ có cùng tâm trạng với cô gái nêu ở đầu bài. Tâm trạng này không phải là cá biệt, sau khi rất nhiều người biết tin đã tìm đến quán, phần vì tò mò, phần muốn nhấm nháp lại cái không khí ngày xưa cũ. Đám trẻ tới nhanh và cũng sẵn sàng bỏ đi, bởi cùng trong xóm có nhiều quán phở cuốn. Họ không biết đã lỡ chuyến tàu đi ngược thời gian về với những ngày đói khổ, nuốt nước mắt vào trong…
by Ho Binh Minh on Friday, September 14, 2012 at 10:24am

БАБЬЕ ЛЕТО- CHỚM THU



"Mùa hè Ấn Độ" là một khoảng thời gian trong mùa hè và ấm áp (lên đến 25 -27 độ) và thời tiết khô bước vào ngưỡng cửa của mùa thu. Thường kèm theo gió xoáy thổi ngược ổn định. “Mùa hè Ấn Độ” xuất hiện sau khi tiết trời rất mát mẻ, và có thể có một số loài thảo mộc nào đó nở hoa lần thứ hai trong năm, thường thì những loài này chỉ nở một lần. Thời gian của “Mùa hè Ấn Độ” cũng khác nhau ở từng khu vực và thường kéo dài từ một đến hai tuần. Riêng ở miền trung của nước Nga “Mùa hè Ấn Độ” bắt đầu vào ngày 14 tháng 9. Ở phần châu Âu của Nga, cũng như ở Belarus và miền Bắc Ukraine vào giữa tháng Mười, thường thời tiết nóng lên đến 15 ... 20 độ (3-7 ngày). Thời khắc này được coi là hè muộn hay bắt đầu thu, xin được dịch là chớm thu cho nó phù hợp với câu chữ trong tiếng Việt. Bài hát do ca sĩ Vladimir Vưsotsky sáng tác rất hay và được nhiều ca sĩ khác biểu diễn. Cuối hè khi cả rừng cây lá chuyển sang màu vàng và đỏ thắm, cả thành phố chìm trong màu đỏ của lá phong thích, tâm hồn chúng ta cũng thấy bay bổng cùng mùa thu, tha hồ mà thả hồn vào những ước mơ đắm say của tình ái, của những chuyến rong chơi nhậu nhẹt…quên hết ngày đêm, tháng năm. Xin giới thiệu với các bạn bài hát “Chớm thu” qua phần trình bày của ca sĩ Vladimir Vưsotsky.


Thứ Năm, 13 tháng 9, 2012

Lá rụng trên con đường mùa thu Nhật Bản

Mùa thu có lẽ là mùa đẹp nhất trong năm, những hàng cây rụng lá vàng trải đầy mặt đường, những rừng cây bắt đầu đổi màu lá.

Cây lá đỏ (tiếng Nhật gọi là Momiji) trong ánh mặt trời.
Con đường đến trường mùa thu.
Con đường lá vàng.
Ngọn cỏ xanh vươn lên trong lá thu rụng đầy.

Photo Đặng Bá Khắc Triều

Thứ Ba, 11 tháng 9, 2012

Вид из окна

Nhớ lại sự kiện 911 - Ngẫm về sự "Kỵ dơ"

Tôi nghe con vắt con đỉa bị chặt làm đôi, nó biến thành hai con. Đem băm vụn nó ra thì mỗi mảnh vụn biến thành một con đỉa mới, con vắt mới. Đem nó đi đốt thành than, thì phần thịt nào chưa cháy hết vẫn có thể sinh ra con vắt mới. Loài sinh vật không xương này sống dẻo dai và có khả năng  phát tán rất nhanh. tưởng như không có gì trị  nổi nó. Nhưng  những  khu rừng có vắt chỉ cần thả mấy con dê thì chỉ trong một tháng sẽ chẳng còn con vắt mào. Máu loài dê vắt hút no căng nhưng không tiêu hoá nổi làm con vắt chết và tự phân huỷ. Con đỉa thì thả xuống vôi là nó cũng chết đứ đừ luôn.

Con dê trên rừng có lỡ ăn phải vài cái lá ngón không sao, nhưng ăn nhầm vào cái lá cây có con bọ nẹt thì dê chắc chết mà không thể cứu nổi.

 Ngày xưa, giặc Pham Nhan bên Tàu cũng có khả năng hồi sinh nhanh như loài vắt. Cứ chặt đầu nọ thì mọc đầu kia. Nhưng nếu bôi máu chó vào thanh gươm rồi chém thì Phạm Nhan không còn mọc đầu ra được nữa, phun máu mà chết.

 Ở Sapa có một loại cá thịt rất thơm ngon, nhưng trứng của chúng  ai lỡ ăn vào thì bị ngộ độc ngay, không kịp cấp cứu là bỏ mạng như không. Con cóc yếu đuối nhưng con vật nào vô tình ăn phải trứng cóc cũng chết chắc! Chính vì thế mà loài cá thịt thơm ngon kia không mất giống, còn con cóc yếu đuối vẫn tồn tại.

Con cá chình, cá đuối giữa biển khơi có cái đuôi biết phóng ra  điện để tự bảo vệ mình, dù hai loài cá này khá hiền lành và còn yếu đuối, nhưng thấy nó những con cá hung bạo cũng phải tránh xa.

Con cua có mai giáp, đôi càng chắc khoẻ bắt nó không dễ, nhưng con ếch đến vỗ nhẹ là cua rúm cẳng để cho ếch nuốt.

Con rết nọc độc ghê gớm, có thể gây nguy hiểm cho con người. Nhưng trước con gà thì rết đành chịu chết mà không làm được gì. Đem rết bỏ vào trong vòng tròn nhớt sên, rết cũng nằm so không thoát ra nổi

Những cái cái đó người ta gọi là sự kị zơ, mà không có cách giải thích nào khác. Con người cũng vậy, dù bất cứ ai ở bất cứ địa vị xã hội nào, trong tình thế nào cũng có cái mạnh và cái yếu. Giống như ngũ hành, có tương sinh tương khắc. “ Cao nhân sẽ có cao nhân trị” là thế! Ngẫm cho cùng, con người nếu dụng công cũng học được từ loài sâu bọ vô khối kinh nghiệm giữ mình.

Biết điều đó là biết mình biết người. Biết rồi  sẽ biết phát huy cái mạnh của mình, giảm thiểu những cái yếu của mình. Hiểu được quy luật của thiên nhiên thì con người sẽ sống vững vàng hơn, rắn rỏi hơn. Chắc chắn là thế.

Nguồn: dongngan's site

Chim bói cá Việt Nam

Hôm nay là Ngày ra đời WWF - Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên.

Chim bói cá là một trong những nhóm chim cổ chiếm lĩnh hầu hết các vùng đất trên thế giới, chim bói cá ở Việt Nam có rất nhiều loài với màu lông biếc rực rỡ.

Thứ Hai, 10 tháng 9, 2012

Ruộng bậc thang ở Hoàng Su Phì

Khi nước Nga đang bước vào mùa thu vàng tuyệt đẹp thì ở miền cực Bắc của Việt Nam, lúa trên các thửa ruộng bậc thang ở Hoàng Su Phì - Hà Giang cũng đã bắt đầu chín, chỉ 1-2 tuần nữa là vàng xuộm, hứa hẹn một bức tranh mùa thu không kém phần đặc sắc như Mùa thu vàng nước Nga.
Ngày 16/9 tới đây, huyện Hoàng Su Phì sẽ tưng bừng đón bằng chứng nhận “di tích Quốc gia ruộng bậc thang”. Hoàng Su Phì là điạ phương thứ 02 trong cả nước được đón nhận bằng di tích này sau huyện Mù Căng Chải - Tỉnh Yên Bái. Di tích ruộng bậc thang của huyện Hoàng Su Phì được công nhận ởhai xã Bản Luốc và Bản Phùng. Chúng tôi có các đồng nghiệp đang làm việc trực tiếp tại Xã Bản Luốc. Khu ruộng bậc thang đẹp nhất tại xã Bản Luốc là thôn Suối Thầu, khu ruộng bậc thang này có hình xoáy tròn trông giống như đường vân hoa trên ngón tay. Gần khu ruộng bậc thang có hình hoa vân tay này có đền thờ của người dân tộc Dao dựng cách đây trên 300 năm. Ngôi chùa này rất linh thiêng, người dân địa phương và khách du lịch đến thăm và “cầu được, ước thấy”.
Xin chia sẻ với anh chị em khắp nơi một vài hình ảnh về ruộng bậc thang cũng như con người Hoàng Su Phì do bạn Nguyễn Hữu Thông gửi về. Thông là một thanh niên rất trẻ dưới xuôi đã gần 2 năm nay gắn bó với Hoàng Su Phì. 
Chúc các bạn luôn vui - PTB 10/9/2012.
 

Lặng lẽ thu vàng nước Nga

Những con đường, những hàng cây, mặt hồ trở nên tĩnh lặng hơn trong mùa thu, lặng im để lắng nghe từng tiếng lá thu rơi lặng lẽ.

Những con đường ở Pavlosk, Saint Petersburg.
Nhà thờ thánh Isak.
Pushkin, Saint Petersburg.

Photo Pham Anh Cuong

Thứ Tư, 5 tháng 9, 2012

Bài phát biểu của TT Barack Obama nhân dịp năm học mới - 28.9.2011

Xin cám ơn. (Vỗ tay). Xin cám ơn rất nhiều. Xin mời các vị an tọa. Xin cám ơn chủ tịch (ý nói cô Donae, có lẽ là chủ tịch hội học sinh -ND), đây là bài giới thiệu rất hay. (Cười). Chúng ta rất tự hào về Donae vì cô đã có một bài giới thiệu rất hay về trường học này.

Ngoài ra, tôi muốn cám ơn bà hiệu trưởng nổi tiếng của các cháu, bà đã làm việc ở đây 20 năm – ban đầu là cô giáo và bây giờ là một hiệu trưởng nổi tiếng – đấy là bà Anita Berger. Xin một tràng pháo tay nồng nhiệt để chúc mừng bà. (Vỗ tay). Tôi cũng muốn cám ơn ông Gray, thị trưởng Washington, D.C. cũng có mặt ở đây. Xin một tràng pháo tay nồng nhiệt để chào mừng ông. (Vỗ tay). Và tôi muốn được cám ơn người sẽ đi vào lịch sử như là một trong những vị bộ trưởng giáo dục tuyệt vời nhất của chúng ta, đấy là ông Arne Duncan, cũng có mặt ở đây. (Vỗ tay).

Tôi rất vui mừng được có mặt tại trường phổ thông trung học Benjamin Banneker, một trong những trường phổ thông trung học tốt nhất, không chỉ của Washington D.C mà còn trên phạm vi toàn quốc nữa. Học sinh cũng đến từ mọi miền đất nước. Vì vậy mà tôi muốn chúc mừng tất cả các cháu nhân dịp năm học mới mặc dù tôi biết rằng nhiều cháu đã tựu trường một thời gian rồi. Tôi biết rằng ở Banneker các cháu đã tựu trường được vài tuần rồi. Bởi vậy mọi thứ đều dần dần ổn định, giống như tất cả những người bạn cùng trang lứa với các cháu trên tất cả các địa phương trong nước. Kì thể thao mùa thu đã được khởi động. Những buổi biểu diễn âm nhạc và diễu hành cũng sắp bắt đầu, tôi tin là như thế. Những bài kiểm tra và những dự án lớn đầu tiên cũng có thể sẽ diễn ra trong nay mai.

Quà tặng Ngày khai trường: 24 chữ cái tuyệt vời

Cuộc sống không phải là một mẻ lưới của số phận. Cuộc sống chính là một mối giao hoà bất tận giữa mỗi cá thể đang tồn tại,
và trong mối giao hoà đó, những gì Bạn thể hiện sẽ nói lên Bạn là ai ? Hãy cùng khám phá cuộc sống qua bảng chữ cái kỳ diệu, để tự tìm lại cho mình những bài học quý giá mà cuộc sống muốn gửi gắm đến Bạn.

Thứ Ba, 4 tháng 9, 2012

Bài hát Nga - Хуторянка

Cô thôn nữ là bài hát có giai điệu sôi động tiết tấu nhanh được СОФИЯ РОТАРУ biểu diễn rất thành công trong những năm 88-90. Mời các bạn cùng thưởng thức bài hát này nhé!

Baku



ĐƯỢC LÀ ĐƯỢC

Sống một kiếp. Bình an là được.
2 bánh 4 bánh, đi được là được.
Tiền ít tiền nhiều, đủ ăn là được.
Người xấu người đẹp, dễ coi là được.

Người già người trẻ, miễn khỏe là được.
Nhà giàu nhà nghèo, hòa thuận là được.
Ông xã về trễ, miễn về là được.
Bà xã càu nhàu, chăm lo là được.

Khi con còn nhỏ, dạy dỗ thật nghiêm.
Tiến sỹ cũng được, bán rau cũng xong.
Sau khi trưởng thành, ngoan ngoãn là được.
Nhà to nhà nhỏ, có chỗ ở là được.

Hàng hiệu hay không, mặc được là được.
Tất cả phiền não, biết xả là được.
Kiên trì cố chấp, biết bỏ buông là được.
Sống một kiếp người, bình an là được.

Không phải có tiền, muốn gì cũng được.
Tâm tốt việc tốt, có thể thay đổi số mệnh.
Ai đúng ai sai, Trời biết là được.

(Sưu tầm)
Ảnh: NTT 7-2012

Chủ Nhật, 2 tháng 9, 2012

Nhân Ngày Quốc khánh - Trái cây quê tôi

TRÁI ĐIỀU

QUÊ NHÀ nổi tiếng rất nhiều cây
Màu vàng đỏ rực ở trên cây
Ở xóm mình em cấy trái này
Có trái Điều ngon chính quả này
Ngó tới xem chừng như giống mận
Dáng bóng lòng thơm không phải mận
Trông vào ước lượng cỡ lòng tay
Thân bì mủ gắt chớ vào tay
Hạt nâu lột dáng khoe màu bóng
Da ngon trộn gỏi / xên tương đặc *
Hình núi làm duyên trộ dáng dày
Hạt béo hong than / nướng bánh dày
Chúng bạn thường hay rình liếc trộm
Tiếng đã từ xưa vang khắp chốn
Mơ rằng được nếm thử mùi ngay
Bao người để ý mến thương ngay.
Quỳnh Anh 4.24.12
Ghi Chú: * Phần thịt trái điều xên nấu làm nước mắm chay rất ngon.

С 865 Днём Рождения Московы!


Lịch sử thành văn của Matxcơva khởi đầu từ năm 1147, tuy nhiên nhiều nhà khoa học cho rằng, thành Moscow cổ hơn nhiều so với độ tuổi chính thức. Ngày thành lập Matxcơva thường được tổ chức vào ngày Chủ nhật đầu tiên của tháng 9.