Thứ Tư, 29 tháng 2, 2012

Ягода-Малина - Trái mâm xôi

Đối lập với giải thưởng Oscar có giải thưởng Mâm sôi vàng dành cho các bộ phim và diễn viên dở nhất hàng năm.

Nhưng có 1 bài hát Nga có tên gọi "Trái mâm sôi" lại làm nhiều người biết tiếng Nga yêu thích, cả về ca từ và âm nhạc.

Mời các bạn thưởng thức.

(Nguồn lời bài hát: Nguyễn Lệ Hà blog)



Thứ Sáu, 24 tháng 2, 2012

Steve Jobs và chuyện đứa bé bị bỏ rơi

Hôm nay là ngày sinh nhật của Steve Jobs. Nhân dịp này, chúng ta cùng đọc bài viết dưới đây để biết về 1 trong những hiện tượng xã hội đang diễn ra quanh ta và cùng suy ngẫm.

Khi thiên tài Steve Jobs qua đời vào ngày 5-10, tất cả các bài báo, các cuốn sách viết về ông, dù vô tình hay hữu ý, đều nhắc đến chi tiết ông là một đứa trẻ bị cha mẹ "cho con nuôi", chính xác hơn là "bị bỏ rơi", khi mới 2 tuần tuổi.

Sau này, chính Jobs cũng đã từng gọi mình là "mộtt đứa bé sinh ra không mong đợi".

Trong cuốn "Steve Jobs, thiên tài gàn dở và câu chuyện thần kỳ về quả táo", nhà báo Leander Kahney đã dẫn lại bài nói chuyện của ông trong lễ trao bằng tốt nghiệp của trường đại học Stanford. "Tôi chưa bao giờ có bằng tốt nghiệp đại học"- ông nói. Sự thật là Jobs đã bỏ học chỉ sau 6 tháng. Ông chấp nhận ngủ nhờ dưới sàn nhà, mua đồ ăn bằng 5 USD kiếm được bằng cách trả lại các chai CocaCola và đi 7 dặm mỗi tuần để được một bữa ăn ngon miễn phí, khi biết được rằng "Tất cả tiền tiết kiệm của bố mẹ đã phải dành để đóng học phí cho tôi".

Steve thương cha mẹ nuôi, những người không có công sinh thành nhưng có công dưỡng dục.

Ở Việt Nam, câu chuyện những đứa trê bị bỏ rơi lại được xới xáo vào cuối tháng 10/2011, khi trên một diễn đàn dành cho bà mẹ, trẻ em xuất hiện tin rao bán con. Một cô gái, tự xưng là sinh viên, cho biết đã mang thai 7 tháng, nhưng "Vì tôi còn là sinh viên nên việc nuôi con khá vất vả, với lại gia đình tôi thì chưa biết nên tôi muốn cho con tôi". Bản tin này được "bà mẹ sinh viên" nọ đưa trong mục "Rao vặt".

Thứ Hai, 20 tháng 2, 2012

Cho và Nhận

Các bạn thân mến,

Một số tư tưởng hay hy vọng giúp chúng ta "khi đụng trận" được thanh thản nhẹ nhàng (như lời tác giả).
Bài "Cho và Nhận" đã phổ biến nhưng đọc lại vẫn thấy tràn đầy cảm xúc!

Cho và Nhận

Một hôm, một sinh viên trẻ có dịp đi dạo với giáo sư của mình. Vị giáo sư này vẫn thường được các sinh viên gọi thân mật bằng tên "người bạn của sinh viên" vì sự thân thiện và tốt bụng của ông đối với học sinh.

Trên đường đi, hai người bắt gặp một đôi giày cũ nằm giữa đường. Họ cho rằng đó là đôi giày của một nông dân nghèo làm việc ở một cánh đồng gần bên, có lẽ ông ta đang chuẩn bị kết thúc ngày làm việc của mình.

Anh sinh viên quay sang nói với vị giáo sư: "Chúng ta hãy thử trêu chọc người nông dân xem sao. Em sẽ giấu giày của ông ta rồi thầy và em cùng trốn vào sau những bụi cây kia để xem thái độ ông ta ra sao khi không tìm thấy đôi giày."

Vị giáo sư ngăn lại: "Này, anh bạn trẻ, chúng ta đừng bao giờ đem những người nghèo ra để trêu chọc mua vui cho bản thân. Nhưng em là một sinh viên khá giả, em có thể tìm cho mình một niềm vui lớn hơn nhiều nhờ vào người nông dân này đấy. Em hãv đặt một đồng tiền vào mỗi chiếc giày của ông ta và chờ xem phản ứng ông ta ra sao."

Người sinh viên làm như lời vị giáo sư chỉ dẫn, sau đó cả hai cùng trốn vào sau bụi cây gần đó.

Thứ Bảy, 18 tháng 2, 2012

66 sentence shocked the world meditate language

Read what’s up everyone … But please read slowly, think carefully and remember for a long time. Finally, do as much as possible …
 
1. They’re suffering because forever pursue the wrong things.
2. If you do not wish to receive in their affliction, then others can not make any distress caused to him. Because he did not let down the very mind that.
3. He always thank those who brought to his adversity.
4. He must remain open for tolerance of secondary beings, no matter how much they are bad, they even hurt him, he must give up, will have been true joy.
Five. When he pleased, to think that happiness is not eternal. When he was suffering, I think that this pain will not last forever.
6. The attachment of the faith today will regret it tomorrow.
7. He can have love but not so attached, separation is probably due course.
8. Do not waste your life in a certain place that he will regret.
9. When he really let down, then he will end suffering.
10. Each wound is the same maturity.

Thứ Sáu, 17 tháng 2, 2012

Bài hát Nga - Сто друзей

Giàu vì bạn! Bạn sẽ đánh đổi gì để có 100 người bạn? Các bạn cùng nghe bài hát 100 người bạn do Алла Пугачева biểu diễn nhé!

Chúc các bạn cuối tuần vui vẻ



Thứ Năm, 16 tháng 2, 2012

15 năm cõng con đi truyền máu

TP - Giờ thì người mẹ ấy chỉ còn nặng 37 kg, không đủ sức cõng con nữa. Căn nhà cũng đã phải bán lấy tiền thuốc men chạy chữa, mẹ con đi ở thuê. Tiền hết, phải nghỉ việc để chăm con, mà bệnh con càng nặng.
Mẹ và Tít. Ảnh: Tr.T.
Nếu không nghe bạn bè kể lại, ít ai ngờ Đỗ Thị Cẩm Ly - người mẹ ấy từng là nữ sinh viên lớp FN5-89 Đại học Ngoại ngữ Hà Nội (khoa tiếng Nga), từng là bí thư Đoàn trường xinh đẹp, giỏi giang, hoạt động sôi nổi.
Vậy mà hai mươi năm trời, số phận đã biến chị trở thành người đàn bà ốm đau tiều tụy và trắng tay với gánh nặng đứa con bất hạnh trên lưng. 

Hạnh phúc ngắn ngủi với người chồng vốn là học sinh chuyên Toán của ĐHSP Hà Nội, sau du học nước ngoài. Năm 1996, đứa con trai kháu khỉnh ra đời, được đặt tên Trần Nhật Quang, với hy vọng tương lai là những ngày tươi sáng.

Khi Tít - tên ở nhà của cậu bé - được 7 tháng tuổi, một sự thật phũ phàng ập đến: Cháu bị bệnh Thiếu máu huyết tán (Beta - Thalassmia) thể nặng do đột biến gen di truyền từ bố và mẹ. Với bệnh này, hồng cầu liên tục bị vỡ gây thiếu máu, suốt đời phải truyền máu và thải sắt ứ đọng ra khỏi cơ thể. 

66 câu làm chấn động thiền ngữ thế giới


Đọc được gì là tùy mỗi người… Nhưng xin hãy đọc thật chậm, nghĩ thật kỹ và nhớ thật lâu. Cuối cùng là làm theo được càng nhiều càng tốt…

1. Sở dĩ người ta đau khổ chính vì mãi đeo đuổi những thứ sai lầm.
2. Nếu anh không muốn rước phiền não vào mình, thì người khác cũng không cách nào gây phiền não cho anh. Vì chính tâm anh không buông xuống nỗi.
3. Anh hãy luôn cảm ơn những ai đem đến nghịch cảnh cho mình.
4. Anh phải luôn mở lòng khoan dung lượng thứ cho chúng sanh, cho dù họ xấu bao nhiêu, thậm chí họ đã làm tổn thương anh, anh phải buông bỏ, mới có được niềm vui đích thực.
5. Khi anh vui, phải nghĩ rằng niềm vui này không phải là vĩnh hằng. Khi anh đau khổ, anh hãy nghĩ rằng nỗi đau này cũng không trường tồn.
6. Sự chấp trước của ngày hôm nay sẽ là niềm hối hận cho ngày mai.
7. Anh có thể có tình yêu nhưng đừng nên dính mắc, vì chia ly là lẽ tất nhiên.
8. Đừng lãng phí sinh mạng của mình trong những chốn mà nhất định anh sẽ ân hận.
9. Khi nào anh thật sự buông xuống thì lúc ấy anh sẽ hết phiền não.
10. Mỗi một vết thương đều là một sự trưởng thành.

Thứ Ba, 14 tháng 2, 2012

Sớ cầu mưa Valentine


Thiên linh linh, địa linh tinh
Hôm nay ngày lễ nhân tình của Tây
Cớ sao mang đến đất này
Làm cho thiên hạ đổi thay phũ phàng
Sô cô la đắt như vàng
Hoa tăng đến cả trăm ngàn một bông
Phố phường vốn đã quá đông
Giờ đi xe đạp cũng không thể vào
Gửi xe đi bộ xem sao
Vừa nghe giá vé lộn nhào về sau
Đi tìm nhà nghỉ mới đau
Đến vài chục cặp tranh nhau 1 phòng
Đứa thắng xanh mặt đắng lòng
Trả tiền xong mới có phòng chui vô
Đứa thua miệng chửi bô bô:
" Nó khinh mình thiếu tiền đô đây mà"
Nói rồi tức giận quay ra
Trèo lên xe máy lượn ba bốn vòng
Vẫn ko kiếm nổi 1 phòng
Chọn ngay đám cỏ bờ sông làm giường
Còn bao nhiêu chuyện bất thường
Đấy là chưa kể yêu đương nhầm người
Chắp tay con vái ông trời
Làm sao để xóa cảnh đời bất công
Trước tiên làm bão với giông
Gió bay tốc váy che ko kịp hàng
Tiếp theo sấm chớp đùng đoàng
Cứ nhằm nhà nghỉ mà phang mạnh vào
Cuối cùng đổ trận mưa rào
Sau đêm sung sướng mua phao bơi về
Nước dâng mấp mé bờ đê
Nhưng đừng cho vỡ kẻo quê con nghèo
Vì con đói khổ bọt bèo
Người yêu ko có nằm queo 1 mình
Thiên linh linh, địa linh tinh
Xin trời xót kẻ thất tình như con
Sớ này con thảo alone
Chưa khô nét mực nóng giòn dấu tay
Ngọc hoàng xin hãy đọc ngay
Kẻo bao nhiêu kẻ dưới này thần kinh
Thiên linh linh, địa linh lình
Không mưa kéo sập thiên đình cho coi

(Sư tầm)

Да, я сказала: “Уходи”… - Em bảo anh: "Đi đi"


Да, я сказала: “Уходи”…
Silva Kaputikyan

Да, я сказала: “Уходи”…
Да, я сказала: “Уходи”, -
Но почему ты не остался?
Сказала я: “Прощай, не жди”, -
Но как же ты со мной расстался?
Моим словам наперекор
Глаза мне застилали слезы.
Зачем доверился словам?
Зачем глазам не доверялся?

Em bảo anh đi đi
Người dịch: Huyền Anh

Em bảo: anh đi đi!
Sao anh không ở lại ?
Em bảo: đợi chờ chi!
Sao anh xa em mãi ?
Lời em buông cứng cỏi,
Lệ em trào mắt đen.
Sao anh tin lời nói,
Mà không nhìn mắt em ?

Chiếc khăn màu cổ vịt

Thời nay, yêu nhau, con nhà giàu  tặng điện thoại di động model mới nhất, con đại gia  tặng người yêu @, SH. Thời  chúng tôi, tặng cây bút máy Trường Sơn có khắc cây dừa, đôi chim hòa bình, và không quên đôi chữ lồng. Cũng có thể chỉ là chiếc mùi xoa bằng phin trắng, móc diềm bằng chỉ màu. Bên tặng chỉ có thế, và bên nhận quà cũng rất nâng niu. 

 Chúng tôi yêu nhau gần ba năm thời bom đạn, khi tôi ra công tác hơn một năm thì cưới. lúc ấy em đã 25, là tuổi cứng rồi. Ở nông thôn tuổi ấy là cập kề với chuyện ế chồng!

Muốn có món quà thể hiện cũng phải có kế hoạch chắt chiu tiền nong hàng năm. Rồi cũng có món quà cho em tương xứng với tình yêu. Bây giờ nghe về món quà ấy có bạn sẽ nhếch mép: xì, chuyện vặt. Nhưng lúc ấy thì nó chẳng vặt chút nào.

Ba năm sau ngày nhà tôi đi xa,  tôi bùi ngùi ghi lại  được câu chuyện món quà ấy bằng một tản văn.

Chủ Nhật, 12 tháng 2, 2012

Ai bảo tên là Vươn?

Tác giả: Nguyễn Phương
Bài đã được xuất bản trên Tuần Việt Nam: 08/02/2012 05:00 GMT+7

Cây muốn lặng, gió chẳng đừng. Với câu chuyện của Đoàn Văn Vươn, người dân lương thiện không biết đặt chút niềm tin mong manh còn sót lại vào đâu.

Đánh đoàng một cái thế là anh nông dân kỹ sư nông nghiệp Đoàn Văn Vươn trở thành tội phạm ... bất đắc dĩ vì "chống người thi hành công vụ". Giá như anh Vươn đừng vươn lên bằng mồ hôi nước mắt của cả gia đình mình quai đê chắn sóng, đắp đập be bờ để có thành quả thì đâu đến nỗi.

Đánh đùng một cái, thế là nhà anh bị "nhân dân" san phẳng, vợ con anh không còn chỗ nương thân. Đầm tôm cá đổ bao công sức và tiền của nay lại bị "nhân dân"  đến tuyệt diệt bằng đủ cách. Không biết ông tiến sỹ giáo sư QĐND nọ, người từng định nghĩa thế nào là nhân dân, hiện giờ ở đâu mà không ra phán một câu xem Phó Chủ tịch thành phố Hải Phòng có nhầm lẫn từ "nhân dân" không, khi phát biểu trước báo chí?

Cho dù người dân làng anh, trong đó có cựu bí thư đảng bộ xã, biết ơn anh vì nhờ công lao của anh mà làng xóm bớt bị gió bão tàn phá. Và nay, cả cả những vị cựu quan chức cao cấp của Nhà nước và tướng lĩnh đều ghi nhận và ca ngợi công lao của anh, thì anh vẫn cứ là .... tội phạm.

Ông Đoàn Văn Vươn tại cơ quan điều tra

Lễ hội làng Cưỡng Chế

Hôm trước các bạn đăng chùm bài về Lễ hội Việt. Có 1 "lễ hội" mới đang được dân gian truyền tụng. Gửi các bạn đọc chơi.

Vùng đất này nguyên trước đây có tên là Cống Rộc, thuộc xã Vinh Quang huyện Tiên Lãng, Hải phòng, vốn là một bãi biển hoang không một mái nhà. Các cụ cao niên kể lại rằng sau đó có một người tên là Đoàn Văn Vươn đã khai hoang lấn biển, làm nhà sinh sống tại đây, và từ đó về sau người dân theo ông làm nhà, lập ấp, lâu dần tạo nên một vùng dân cư trù phú như ngày nay. Người dân vì thế thường gọi ông là Kỳ tài Đoàn Văn Vươn.

Lịch sử cũng ghi lại vào năm thứ hai triều nhà Nguyễn Phú, bọn cường hào ác bá lập mưu cướp đất khai hoang của những người dân nơi đây khởi đầu là việc cưỡng chế đất khai hoang của Kỳ tài Đoàn Văn Vươn, như là trường hợp răn đe điển hình. Nhưng không chịu khuất phục, người nông dân hiền lành này đã dám đứng lên cùng với các anh em họ hàng của mình tổ chức chống lại bọn tham quan bằng mìn tự chế và súng hoa cải. Việc tuy không thành, nhưng tin tức cũng đã đến tai triều đình, và nhờ đó những người dân đã giữ lại được đất đai của mình.

Sau này, khi Kỳ tài Đoàn Văn Vươn mất, người dân đã tôn vinh làm thành hoàng làng, và đặt tên làng là làng Cưỡng chế, để các thế hệ sau đời đời ghi nhớ ơn công khai phá và bảo vệ đất đai của ông. Một ngôi đình làng to đẹp cũng được dựng lên trên nền đất cũ của gia đình ông, nơi vốn trước đây là chỗ căn nhà bị bọn tham quan giật phá.

Theo tục lệ từ đó, hàng năm cứ nhằm ngày mùng 5 tháng 1 hàng năm, dân làng mở hội để tưởng nhớ thành hoàng làng, ngày khai hội cũng chính là ngày thành hoàng nổ mìn và bắn súng hoa cải chống lại bọn tham quan cưỡng chế. Lễ hội diễn ra trong 3 ngày.

Ngày khai hội, sau nghi lễ tế thành hoàng, dân làng cũng tổ chức nghi lễ nổ mìn và bắn súng hoa cải để diễn lại tích truyện thành hoàng giữ đất trước đây. Theo tục lệ, mỗi xóm phải làm một quả mìn tự chế, đến giờ đẹp mang ra cánh đồng trước đình cho nổ thi, xóm nào nổ to nhất sẽ được nhiều may mắn, nếu mìn không nổ thì sẽ xui xẻo cả năm. Các xóm cũng cử ra một người bắn súng hoa cải giỏi nhất để thi bắn, ai bắn giỏi sẽ được nhận một phần thưởng của các bô lão trong làng. Người được chọn ra thi bắn phải là người không có tang trở, vợ chồng song toàn, con cái có nếp có tẻ, làm ăn phát đạt.

Ngoài ra dân làng còn tổ chức các trò diễn như hôi cá, giật nhà để nhớ về việc ngôi nhà và đầm thủy sản của thành hoàng bị phá trước đây. Trong trò diễn, hành trăm máy xúc được trang trí bằng các hình vẽ graffiti bắt mắt, cùng xông vào ngôi nhà được dân làng dựng sẵn trước đó và kéo sập trong tiếng hò reo cổ vũ của dân làng. Sau khi căn nhà bị san phẳng, hàng trăm nam thanh, nữ tú trong làng thi nhau nhảy xuống đầm nước trước của đình bắt cá. Theo người dân trong làng, người nào càng bắt được nhiều cá thì sẽ càng gặp nhiều may mắn trong năm.

Lễ hội làng Cưỡng Chế là một nét đẹp văn hóa của người dân vùng biển Tiên Lãng, nêu cao truyền thống khai hoang lấn biển và bảo vệ đất đai của cư dân nơi đây.

(Sưu tầm)

Thứ Bảy, 11 tháng 2, 2012

Bài hát Nga - Стеклянные цветы

Bông hoa thủy tinh không héo không phai tàn nhưng lại vô tri vô giác. Bài hát Bông hoa thủy tinh thật nhiều ý nghĩa. Cùng nghe bài hát các bạn nhé.






Thứ Ba, 7 tháng 2, 2012

Quà năm mới từ Hà Giang

Sau những chuyến đi công tác tới Hà Giang, những câu chuyện về trẻ em và người dân nơi đó là sự sẻ chia và rất nhiều nỗ lực của anh chị em Plan và những người bạn, trong đó có "Nga2 và Bè bạn". Mọi việc như mới chỉ bắt đầu nhưng thực sự niềm vui đã và đang đến với trẻ em ở Hoàng Su Phì, Xín Mần và Mèo Vạc - Hà Giang. 

Xin chia sẻ với các bạn hai trong số nhiều câu chuyện như món quà đầu năm tri ân tới những người bạn luôn đồng hành trong công việc này cùng anh chị em Plan nhé. Mong rằng các bạn tiếp tục đồng hành để trẻ miền núi có thêm nhiều niềm vui. 

Xin chân thành cảm ơn các bạn.

PTB và anh chị em Plan - 3/2/2012

Câu chuyện thứ nhất

Thứ Hai, 6 tháng 2, 2012

Rong ruổi Nepal - Phần cuối: Cuộc sống trên những chiếc xe


Nepal là một trong những nước nghèo nhất trên thế giới. Đường xá nơi đây hạn hẹp, gập ghềnh như chỉ đành cho những người có kỹ năng lái xe thật điêu luyện. Giờ là mùa khô, nước các con sông đều cạn kiệt. Ngay tại thủ đô Kathmandu, vào thời điểm tháng 1, giữa mùa đông, điện bị cắt khoảng 16 tiếng và sẽ tăng dần lên đến 19 tiếng một ngày cho đến khi mùa mưa lại về. Cũng  phải vài tháng nữa. Nước sạch và xăng dầu cũng là hai thứ đặc biệt khan hiếm ở đây. Cuộc sống của con người nơ đây phụ thuộc nhiều vào những chiếc xe thuộc đủ thể loại. Trong tình trạng khó khăn ấy, xe đạp cải tiến và xe kéo bằng sức người được tận dụng tối đa. Cho dù ở hoàn cảnh nào, con người ta cũng phải kiên trì, nhẫn nại vượn lên để sống.

Câu chuyện Nepal vẫn còn dài nhưng cũng nên dừng ở đây trước khi nó thành quá dài. Không dễ có dịp quay lại Nepal nhưng những người bạn nơi đây vẫn không quên nói “Namaste” – vừa là lời chào, vừa là lời tạm biệt. PTB – 1/2012

Thứ Bảy, 4 tháng 2, 2012

Bài hát Nga - Бессонница

Bài "Mất ngủ" này của Алла Пугачёва ca từhơi khó hiểu :D (có lẽ dành cho các bạn muốn đuổi chứng mất ngủ thôi) nhưng mình rất thích giai điệu của bài hát này.

Các bạn cùng thưởng thức bài hát này nhé




Thứ Sáu, 3 tháng 2, 2012

Rong ruổi Nepal - Phần 4: Đất nước của những công trình văn hóa, đền thờ và bảo tháp (2)

Với bề dày hàng nghìn năm lịch sử, Kathmandu được coi là thành phố thủ đô độc đáo nhất ở châu Á. Đã đến thung lũng Kathmandu thì không thể không ghé qua các quảng trường Durbar (Durbar Squares). Hóa ra Durbar Squares là tên gọi của những ba quảng trường của Kathmandu. Quần thể  các quảng trường Durbar được UNESCO đưa vào danh sách những di sản văn hóa thế giới.

Theo lịch sử ghi lại, đến thế kỷ 14, vua Malla của Bahaktapur đã thống nhất vùng thung lũng Kathmandu thành một vương quốc độc lập. Nhưng đến thế kỷ 15 đã xảy ra sự phân chia thung lũng thành ba vương quốc nhỏ là Kathmandu, Patan và Bhaktapur. Mỗi vương quốc nhỏ này xây một Durbar Square để làm cung điện của hoàng tộc. Đây cũng là nơi xây dựng các đền đài, tượng thần, là nơi diễn ra các nghi thức tôn giáo, và thể hiện quyền lực, sự hưng vượng của nhà vua. Tuy nhiên, ba vương quốc này thường xuyên giao tranh với nhau. Cho đến năm 1768 vua Prithvi Narayan Shah ở miền Gorkha đã thống nhất các vương triều nhỏ tạo thành đất nước Nepal, và dời đô từ Gorkha về Kathmandu.

Quảng trường Kathmandu Durbar (Kathmandu Durbar Square)

Quảng trường Kathmandu Durbar hiện được biết đến với cái tên Hanuman Dhoka. Tên gọi này có nguồn gốc từ bức tượng Hanuman, con Khỉ đã hết lòng vì đức vua. Hiện bức tượng Hanuman được đặt ngay cổng vào của cung điện nay là bảo tàng trên quảng trường. Không còn chứng cứ lịch sử  về việc hình thành quảng trường, nhưng hàng nghìn năm qua, tổ hợp các công trình kiến trúc, cung điện, đền đài đã được các đời vua xây dựng, gìn giữ cùng thăng trầm của đất nước. Vào khoảng thế kỷ thứ 19, cung điện được di dời đi nơi khác nhưng quảng trường vẫn là một địa điểm quan trọng dành cho các đại lễ long trọng của hoàng gia. Giờ đây, khi chế độ quân chủ không còn nữa, quảng trường là một nơi để dân địa phương và du khách phương xa cùng chiêm ngưỡng những công trình kiến trúc, nghệ thuật độc đáo của đất nước Nepal và các tổ chức các lễ hội.

Một điều thú vị nữa là tên gọi của thủ đô Kathmandu có nguồn gốc từ chính một ngôi đền ở Kathmandu Durbar Square, đền Kasthamandap. Ngôi đền được vua Laxmi Narsingh Malla xây dựng vào thế kỷ 16 với kiến trúc gồm ba tầng với chóp mái mang hình kim tự tháp chồng lên nhau và được làm hoàn toàn bằng gỗ. Tương truyền rằng toàn bộ số gỗ dùng cho ngôi đền được lấy từ một cây gỗ lim cổ thụ. Tên của đền khi dịch ra theo tiếng Sanskrit: Kasth là “gỗ”, Mandap là “nơi trú ẩn”. Đây được coi là ý nghĩa của tên gọi Kathmandu ngày nay.

Thứ Tư, 1 tháng 2, 2012

Chia buồn với bạn Lê Hải Hà!


Xin chia buồn với bạn Lê Hải Hà và gia đình về việc Mẹ bạn đã qua đời vào ngày 30/1/2012 tức 8/1 Nhâm Thìn.

Rong ruổi Nepal - Phần 3: Đất nước của những công trình văn hóa, đền thờ và bảo tháp (1)

Chuyến đi Nepal đã lùi lại phía sau nhường chỗ cho Tết cổ truyền Việt Nam nhưng những hình ảnh về đất nước và con người Nepal dường như vẫn còn nguyên vẹn. Có lẽ so với những nơi tôi đã được may mắn đặt chân tới, đất nước và con người nơi đây đã để lại cho tôi quá nhiều ấn tượng và muốn chia sẻ tiếp với mọi người.

Đất nước Nepal chỉ chiếm 0,1% diện tích lục địa của toàn thế giới nhưng lại là nhà của 2% tổng số hoa và cây cảnh trong đó có 319 loài phong lan, 8% số chim muông thuộc hơn 848 loài trên thế giới. Nepal cũng là quê hương của dãy Himalya hùng vĩ, nóc nhà của thế giới, nơi có 8  ngọn núi cao nhất trong đó có đỉnh Everet, cao 8,848 mét so với mặt nước biển. Người Việt Nam thường nhớ tới Nepal là đất Phật, có Lumbi nơi đức Phật được sinh ra. Nhưng 86% dân số Nepal lại theo đạo Hindu. Sự giao thoa giữa hai tôn giáo Ấn Độ giáo và Phật giáo với những công trình chùa chiền, đền thờ và bảo tháp làm nên sự đặc sắc của đất nước Nepal. Chỉ riêng thung lũng Kathmandu, thủ đô của Nepal đã là nơi hội tụ của bẩy di tích được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới: ba quảng trường lịch sử Kathmandu, Patan và Bhaktapur Durbar, hai bảo tháp Phật giáo Swayambhunath và Bauddhanath, và hai đến thờ đạo Hindu Pashupatinath và Chandu Narayan. Mời các bạn đến thăm vài địa điểm nhé – PTB 1/2012.

Bảo Tháp Swayambhunath

Bảo Tháp Swayambhunath nằm trên đỉnh của một ngọn đồi cao 77m trong thung lũng Kathmandu. Bảo Tháp này là một trong những cấu trúc tôn giáo lâu đời nhất của Nepal và có một sức mạnh tâm linh quan trọng. Trong kinh điển Phật giáo có một số thần thoại liên quan đến Bảo Tháp này. Theo truyền thuyết, trên ngọn đồi này, Hoàng đế Ashoka xây dựng một ngôi đền từ thế kỷ thứ 3 trước công nguyên. Mọi người nói rằng Đức Phật đã đến thăm Swayambhunath trong suốt cuộc đời của mình. Mặc dù Bảo Tháp là một địa danh của Phật giáo nhưng cũng rất nhiều người theo đạo Hindu tôn kính.



 Đỉnh tháp là các khung thiếp vàng của các mắt Phật nhìn về bốn phía. Giữa hai mắt thường có thêm mắt thứ 3 tượng trưng cho khả năng thiên nhãn thông. Phướn cầu nguyện ngũ sắc được treo rợp trời như một lời cầu nguyện an lành cho thành phố.