Thứ Tư, 26 tháng 9, 2012

Trang phục Trung thu trên thế giới


Mỗi nước có một phong tục tập quán, có những ngày lễ truyền thống riêng của mình. Tết trung thu là một ngày lễ truyền thống được nhiều nước châu Á tôn thờ. Tùy theo phong tục tập quán của mỗi nước khác nhau, người dân họ có cách tổ chức và đón chào trung thu khác nhau. Và cũng có rất nhiều các lễ hội được tổ chức, các nét văn hóa được thể hiện để mọi người cùng chung vui, trong đó trang phục vẫn là tâm điểm thể hiện một cách rõ nét nhất.

Ngoài các loại bánh trái, trò chơi dân gian và các nghệ thuật truyền thống khác thì đêm trăng rằm cũng là thời gian để thời trang có dịp khoe sắc. Điều đặc biệt là dịp lễ này mọi người, từ người lớn đến trẻ nhỏ đều muốn khoác lên mình những bộ đồ truyền thống, mang màu sắc của dân tộc, của cội nguồn.

Dưới đây xin giới thiệu một vài mẫu trang phục mà người dân một số nước châu Á thường trưng diện trong ngày rằm tháng 8 này:


1. Hàn Quốc:

Người dân Hàn Quốc coi ngày tết trung thu là một ngày lễ trọng đại bậc nhất trong năm, và nó còn được gọi theo một cách khác là ngày lễ tạ ơn. Đây là dịp con cháu về đoàn tụ với gia đình, tỏ lòng thành kính với ông bà cha mẹ. Vào ngày lễ trung thu, người Hàn Quốc buộc phải mặc áo Hanbok, đây như là một phong tục bất di bất dịch mà mỗi người đều cảm thấy rất tự hào, kiêu hãnh khi diện nó lên người.



Hanbok được thiết kế riêng cho cả nam và nữ. Phái yếu có thể vấn đầu và cài thêm trâm đính ngọc. Đây là một bộ lễ phục phản ánh sâu đậm văn hóa Hàn nên với trẻ con, ngay từ khi còn bé đã được giáo dục và cho mặc Hanbok. Người ta cũng sắm sửa đủ các phụ kiện đi kèm như tất, mũ, giày, dây yếm... để từ đó Hanbok cứ ngấm dần vào tư tưởng con người cho đến khi họ trưởng thành.




Các trang phục và phụ kiện cần thiết cho bộ Hanbok truyền thống
Ngày nay, để theo kịp xu hướng của thời đại, các mẫu Hanbok có được biến tấu về đường nét cho trẻ trung và bớt phần cồng kềnh cho người mặc. Tuy nhiên kiểu dáng thì vẫn đảm bảo giữ đúng bản sắc văn hóa và phong tục riêng của đất nước này.


4Minute diện Hanbok "cải biên"
2. Nhật Bản:

Nhật Bản cũng là nước ăn tết trung thu khá lớn và "hoành tráng". Dù không to bằng Hàn Quốc nhưng đất nước của hoa anh đào cũng có nhiều nét văn hóa được thể hiện trong dịp lễ trung thu.

Trang phục Kimono của Nhật rất quen thuộc và chính nó cũng là kiểu trang phục được người dân Nhật diện trong dịp lễ này. Người Nhật nổi tiếng về sự kín đáo, nhẹ nhàng. Phụ nữ Nhật là mẫu người chăm chỉ và chịu khó. Vì vậy, khi bạn nhìn người dân Nhật mặc Kimono bạn hoàn toàn thấy được nét văn hóa được hiện lên rõ rệt từ chính kiểu áo đó.



Cũng giống như Hàn Quốc, trẻ con Nhật cũng được sắm sửa Kimono từ khi còn rất bé. Chúng cũng được cha mẹ cho đi chơi khắp nơi, cũng đi guốc gỗ như người lớn và dạy dỗ những phong tục về đất nước, về con người Nhật.


Đi guốc gỗ và mặc kimono.


Các mẫu trâm cài tóc.


Nghệ thuật pha trà đạo
Khi diện Kimono, các cô gái Nhật phải chăm chút khá kĩ lưỡng về đầu tóc và cũng có đủ loại trâm cài tóc đi theo cho phù hợp. Trong bất kì dịp lễ nào người dân Nhật cũng rất ưa thích phong tục uống trà đạo và tất nhiên dịp trung thu cũng không ngoại lệ. Họ pha trà, uống trà và và mặc Kimono. Tập quán đơn giản nhưng không thể thiếu và không bao giờ mất đi.

3. Trung Quốc:

Là một đất nước được coi là xuất sứ của ngày lễ trung thu cổ truyền. Vì vậy, với người Trung Quốc, đây là một ngày lễ trọng đại trong năm. Nó được tổ chức gần giống với ngày Tết cổ truyền âm lịch, nghĩa là con cái về quy tụ với tổ tiên, ông bà, cùng nhau thưởng thức đồ ăn, thức uống. Người Trung Quốc cũng mặc kiểu quần áo truyền thống ngày xưa để đón tết trung thu. Đặc biệt rất chuộng màu đỏ, bởi họ quan niệm màu đỏ là màu của sự may mắn và thịnh vượng. Mọi người cùng mặc màu đỏ để khi nhìn thấy nhau đều mang lại cho nhau những điều tốt đẹp.

Trẻ con Trung Quốc vào ngày lễ trung thu cũng mặc quần áo truyền thống để đi chơi. Sau khi quây quần bên gia đình chúng được tham gia vào các trò chơi như múa lân, rước đèn và cùng hát các bài hát trung thu vui nhộn.



4. Việt Nam:

Khác hẳn với các nước trong châu lục, người Việt Nam dành riêng ngày lễ trung thu cho các em bé. Nó mặc nhiên được hiểu là ngày tết, mà là ngày tết lớn của trẻ con Việt Nam. Vào ngày này, bọn trẻ được nô nức đi mua sắm đồ chơi, được mặc bộ áo dài truyền thống, được thỏa thích tham gia múa lân, múa sư tử...






Các trang phục múa lân.


Áo dài cách tân.
Và bản thân người lớn cũng háo hức không kém, mọi người cũng hòa chung cùng không khí với trẻ nhỏ. Nào là diện các bộ trang phục như các nhân vật trong chuyện cổ tích, rồi đeo mặt nạ... Đêm rằm trung thu ở Việt Nam vô cùng tưng bừng và náo nhiệt. Trẻ con được chơi những trò chơi dân gian độc đáo còn người lớn thì như thấy mình được trở về với những giá trị truyền thống bất diệt. Ngày lễ này xứng đáng được lưu truyền và còn mãi theo thời gian.

(Theo http://dochoitruyenthong.com)

2 nhận xét:

  1. Mỗi Việt Nam chẳng thấy có bộ trang phục truyền thống nào nhỉ? Có cái áo dài thì cứ cách tân kiểu này kiểu nọ: hết khoét cổ áo đến khoét tay áo, hết ngắn lại dài,...

    Trả lờiXóa
  2. Bài này hay nhỉ. Trông phần giới thiệu về Việt Nam cũng được đấy chứ. Có áo dài là tốt lắm rồi, bạn "nặc danh" ơi :-)

    Trả lờiXóa