13-14/1/2012
32 tiếng đồng hồ rời Kathmandu đi Makawanpur, tỉnh kề sát thủ đô của Nepal mà như lạc vào một thế giới khác. Cách nhau một dãy núi cao, đi theo đường quốc lộ chắc mất gần một ngày cho đoạn đường dài 185km. Nhưng chọn con đường tắt 85km, đường "nhà nước và nhân dân cùng làm" chỉ mất khoảng 4 tiếng mỗi chiều. Cứ tưởng đường đi Hoàng Su Phì và Mèo Vạc – Hà Giang đã là quá khó khăn, không nhiều người dám đi và trải nghiệm, thì đoạn đường tắt 85 km Kathmandu –Makawanpur phải được gọi bằng "Cụ". Về lại được Kathmandu, đồng nghiệp khảng khái nói "Về được đến đây là quá may rồi. Đi đường mà cứ như rơi xuống vực lúc nào không biết. Có tăng lương cho tôi gấp 10 lần tôi cũng không sang đây làm." Nghe có vẻ đanh đá quá nhưng quả không sai. Ngồi trong xe ô tô nếu không có dây an toàn giữ chặt thì chắc người ở trong xe bị tung lên, tung xuống như nổ bỏng ngô. Mặt trời cũng "đảo như rang lạc." Không ai kịp say xe vì tốc độ đảo chiều. Không ít đoạn đường các bác tài phải rất khéo để tránh rơi vào tình huống "Hai con dê qua cầu." Có lẽ người Nepal cũng đã quá quen với cái sự khó ấy nên họ điềm tĩnh, cam chịu và nhường nhịn nhau.
Cũng vì 32 tiếng đồng hồ ấy mà hiểu thêm được cuộc sống và con người Nepal, nơi rừng núi là đặc sản này. Âu cũng đáng. Những trẻ em và phụ nữ Nepal tôi được gặp ở 2 bên đường đi là người dân bản địa, khách bộ hành cũng dừng lại nghỉ giữa đường như tôi, dân di cư…nhưng hình dáng và ánh mắt của họ như đang kể những câu chuyện sống động nhất về cuộc sống và con người nơi đây – PTB.
Chính giữa mùa đông, trời luôn nắng, khô nhưng rét đậm. Ngồi phơi nắng là cách giữ ấm tốt nhất của mọi người ở đây
"Một công, đôi việc". Vừa làm được việc, vừa sưởi ấm bằng nắng.
Một cô bé 3 tuổi ở thành phố đang trên đường về thăm quê.
Nét tần tảo.
Niềm vui giản dị trong góc vườn nhà
Không dám nhìn lâu ánh mắt này
Nhưng cái nhìn này còn đáng ngại hơn
Đợi xe qua đoạn đường khó
Không một lời
Sự tần tảo của bà chủ của một bà chủ quán bên đường
Ở nơi núi cao này, mua được 2-3 con cá mè tươi cũng mang lại một niềm vui không nhỏ
Điều không dễ hiểu là hình ảnh người phụ nữ luôn phải mang vác thế này luôn nhiều hơn nam giới. 30-40 kg cá đi bộ vài km không phải là chuyện nhỏ.
Nhưng dễ hiểu khi nhìn mặt người phụ nữ vừa thồ cá, giao được cho cửa hàng
Cô bé mới chỉ 10 tuổi và cậu em chưa được 6 nhưng đây là công việc mưu sinh hàng ngày
Nhưng cũng có những đứa trẻ được chăm chút lắm
Và có những đứa trẻ được cười nhiều thế này
(Còn tiếp)
Từ thuở bé đến giờ mình mới được đi "du lịch Nepal qua màn hình nhỏ " của Blog,cũng thú vị ra phết đấy! Quang cảnh và con người Nepal có nét hao với VN mình nhỉ. Bạn PTB được đi nhiều nơi, ghen tị quá cơ ;-) Hihi.Đi nhiều ...,nhớ chịu khó chụp ảnh & viết nhiều bài cho tớ được "giải ngố" về lịch sử, địa lý cũng như những đặc thù văn hóa thế giới nhé!
Trả lờiXóaTks PTB !
Cảm ơn chị Thu Ba đã chia sẽ một bức tranh sống động vể cuộc sống và con người Nepal.
Trả lờiXóaEm Tâm