...
Đừng tưởng cứ núi là cao,
Cứ sông là chảy, cứ ao là tù.
Cứ sông là chảy, cứ ao là tù.
Đừng tưởng cứ dưới là ngu,
Cứ trên là sáng, cứ tu là hiền.
Đừng tưởng không động là yên,
Cứ nhiều là được, cứ tiền là xong.
Đừng tưởng không nói là câm,
Không nghe là điếc, không trông là mù.
Cứ im lặng tưởng là vàng đến ngay
Đừng tưởng nốc rượu là say
Cứ hứa là thật, cứ tay là cầm
Đừng tưởng giặc ở ngoại xâm
Cứ bè là bạn, cứ dân là lành
Đừng tưởng cứ trời là xanh
Cứ đất và nước là thành quê hương
Đừng tưởng cứ lớn là khôn
Cứ bé là dại, cứ hôn... là chồng
Đừng tưởng chẳng có thì không
Chẳng trai thì gái, chẳng ông thì bà
Đừng tưởng chẳng gần thì xa
Chẳng ta thì địch, chẳng ma thì người
Đừng tưởng chẳng khóc thì cười
Chẳng lên thì xuống, chẳng ngồi thì đi
Đừng tưởng gần nhất là nhì
Gần quan là tướng, gần suy là hèn
Đừng tưởng cứ sáng là đèn
Cứ đỏ là chín, cứ đen là thường
Đừng tưởng cứ đẹp là thương
Cứ xấu là ghét, cứ vương là tình
Đừng tưởng cứ ghế là vinh
Cứ tiền là mạnh, cứ dinh là bền
Đừng tưởng cứ cố là lên
Cứ lỳ là chắc, cứ bên là gần
Đừng tưởng cứ đều là cân
Cứ đông là đủ, cứ ân là nhờ
Đừng tưởng cứ vần là thơ
Cứ âm là nhạc, cứ tờ là tranh
Đừng tưởng cứ vội thì nhanh
Cứ tranh là được, cứ giành thì hơn
Đừng tưởng giàu hết cô đơn
Cao sang hết ốm, tham gian hết nghèo
...
Bài thơ này, nghe nói, ban đầu chỉ có vài câu sau rồi được dân gian họa thêm cứ dài ra mãi và chưa kết thúc. Nhưng điều hay không phải là các câu thơ trên, mà ở các câu thơ đối lại, chẳng hạn:
"Đừng tưởng cứ núi thì cao.
Núi kia gặp gió núi nào cao hơn?"
Mà những câu này hình như không search được trên mạng mà chỉ tìm thấy qua truyền khẩu ở "Chợ nhân dân" thì phải?
Hẹn ở bài sau!
Bài liên quan:
Chợ nhân dân
20.11.2011
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét