Lễ hội Gion (祇園祭, còn được gọi là Gion Matsuri) – được lấy tên từ một quận
của Tokyo, tổ chức hằng năm tại Kyoto và là một trong những lễ hội nổi tiếng
nhất tại Nhật Bản. Lễ hội này được tổ chức trọn tháng bảy và có thể xem là tâm
điểm tháng này của Tokyo, điểm nhấn của lễ hội là một cuộc diễu hành, được biết
đến với cái tên Yamaboko Junko vào ngày 17/7.
Lễ diễu hành Yamaboko Junko
Khu vực thương mại của Tokyo sẽ được
dành riêng cho người đi bộ trong suốt 3 đêm diễn ra lễ hội cực lớn này. Các đêm
này được biết đến với cái tên yoiyama (ngày 16/7), yoiyoiyama (15/7) và
yoiyoiyoiyama (14/7). Con đường được tổ chức thành một dãy phố dài gồm các quầy
hàng bán thức ăn như yakitori (gà xiên nướng), taiyaki (bánh cá nướng),
takoyaki (bạch tuộc viên), okonomiyaki (bánh xèo Nhật Bản), các món bánh ngọt
truyền thống và nhiều món ăn đặc sắc khác. Các cô gái khi tham gia lễ hội sẽ
diện những bộ yukata (kimono mùa hè) đi bộ trên phố, trong tay là những chiếc
túi đựng tiền truyền thống cùng quạt giấy.
Các
quầy hàng bán thức ăn và các cô gái trong bộ Yukata
Trong suốt đêm hội yoiyama của cuộc
diễu hành, vài thương nhân sẽ mở cửa nhà cho khách vào tham quan, trưng bày
những cổ vật quý giá của gia đình. Phong tục này được biết đến với tên gọi
Byobu Matsuri hay Lễ Hội Bình Phong. Đây cũng là một cơ hội quý giá để tham
quan các dinh thự truyền thống ở Tokyo.
Các
thương gia trưng bày các cổ vật có giá trị của gia đình
Lịch sử:
Lễ hội này được bắt nguồn từ một
trong những trình tự của lễ tẩy trần để làm dịu đi suy nghĩ gây hỏa hoạn, lũ
lụt và động đất của các vị thần. Năm 869, người dân phải chịu đựng bệnh dịch và
dịch hạch được cho là cơn thịnh nộ của thần Gozu Tenno. Hoàng đế Seiwa đã chỉ
thị cho người dân gửi lời cầu nguyện của mình đến vị thần tại điện thờ Yasaka,
Yusanoo-no-mikoto. 66 mũi kích được cách điệu, mỗi cái tượng trưng cho mỗi tỉnh
thành của Nhật Bản cũ, đã được chuẩn bị và dưng thẳng ở Shinsen-en – một khu
vườn và điện thờ di dộng (mikoshi) từ đền thờ Yasaka.
Kiệu Mikoshi |
Phong tục này được lặp đi lặp lại
mỗi lần có bạo động diễn ra. Năm 970, nó được quy định là một sự kiện hằng năm
và kể từ đó rất ít khi bị phá vỡ. Sau này, trong thời Edo (1603 – 1868), khi
quyền lực và sức ảnh hưởng của tầng lớp thương nhân ngày càng to lớn, họ tổ
chức lễ hội này càng công phu hơn như một cách để gây dựng danh thế.
Năm 1533, tướng quân Mạc phủ
Ashikaga cho ngừng tất cả các sự kiện tôn giáo và đã nhận rất nhiều lời phản
đối của người dân, họ nói rõ rằng sẽ có thể bỏ các nghi lễ, nhưng không thể
thiếu các đoàn diễu hành. Việc này đánh dấu sự phát triển thành hình thức như
hiện nay của lễ hội. Những xe rước nhỏ từng bị mất hay phá hủy trong suốt thế
kỉ đều được phục hồi lại, và những người thợ dệt vùng Nishijin cung cấp những
tấm thảm dệt mới để thay thế cho những tấm thảm cũ. Khi không còn dùng đến nữa,
những chiếc xe và thần khí sẽ được cất giữ trong một nhà kho đặc biệt khắp khu
vực thương mại Kyoto dưới sự theo dõi của những người dân địa phương.
Lễ hội này cũng là một sự kiện quan
trọng được nhắc đến trong tiểu thuyết của Yasunari Kawabata, cùng với Lễ hội
Jidai và Lễ hội Aoi, là “ba lễ hội vĩ đại” của Thủ Đô Cũ mà ông đã miêu tả.
Lịch trình:
Sau đây là danh sách các sự kiện
được chuẩn bị hàng năm cho lễ hội.
Từ mùng 1 đến mùng 5 tháng 7: Kippuiri, bắt đầu lễ khai mạc
trong mỗi khu phố tham gia.
Mùng 2 tháng 7: Kujitorishiki, chơi xổ số để lấy thứ tự diễu
hành, được diễn ra tại hội trường thành phố
Mùng 7 tháng 7: Lễ viếng thăm điện thờ bởi những đứa trẻ
chigo của Ayagasaboko.
Mùng 10 tháng 7: diễu hành cùng đèn lồng để chào đón điện
thờ di động mikoshi.
Mùng 10 tháng 7: Mikoshi Arai, lễ thanh tẩy điện thờ mikoshi
bằng nước thiêng từ sông Kamo.
Mùng 10 đến 13 tháng 7: Lắp ráp xe rước.
Sáng 13 tháng 7: Lễ viếng thăm điện thờ bởi những đứa trẻ
chigo của Naginataboko.
Chiều 13 tháng 7: Lễ viếng thăm điện thờ bởi những đứa trẻ
chigo của điện thờ Kuse.
Ngày 14 tháng 7: Đêm hội yoiyoiyoiyama.
Ngày 15 tháng 7: Đêm hội yoiyoiyama.
Ngày 16 tháng 7: Đêm hội yoiyama.
Ngày 16 tháng 7: Yoimiya shinshin hono shinji, biểu diễn
nghệ thuật phục vụ người dân
Ngày 17 tháng 7: Lễ diễu hành của cỗ kiệu yamaboko.
Ngày 17 tháng 7: Lễ diễu hành rước mikoshi từ điện thờ
Yasaka đến thành phố.
Ngày 24 tháng 7: Lễ diễu hành của hanagasa hay “những chiếc
lọng hoa”.
Ngày 24 tháng 7: Lễ diễu hành rước mikoshi từ thành phố đến
điện Yasaka.
Ngày 28 tháng 7: Mikoshi arai, thanh tẩy mikoshi bằng nước
thánh từ song Kamo.
Ngày 31 tháng 7: Lễ bế mạc tại đền thờ Eki.
Chigo viếng thăm điện
thờ
Xe rước Yamaboko:
Những chiếc xe rước trong đoàn diễu
hành Yoiyama sẽ được chia ra làm 2, một là Hoko, một là Yama và thường được gọi
chung là Yamaboko (hay Yamahoko). Có 9 Hoko lớn (gồm cột dài hoặc kích), đại
diện cho 66 cây giáo đã được sử dụng trong lễ thanh tẩy gốc, và 23 Yama nhỏ hơn
chứa các hình nộm với kích cỡ bằng người thật của những người nổi tiếng và quan
trọng. Tất cả những chiếc xe rước đều được trang trí bằng những tấm thảm dệt
tuyệt đẹp từ Nishijin (vùng dệt thảm tốt nhất ở Nhật Bản) và từ khắp các nơi
trên thế giới. Để thêm tính nghệ thuật, có rất nhiều nhạc sĩ và nghệ sĩ cổ
truyền ngồi trên xe rước. Năm 2009, Yamaboko được xếp vào danh sách Các Di sản
Phi vật thể cần được bảo tồn của nhân loại.
Mỗi năm, các hộ gia đình chịu trách
nhiệm bảo quản xe rước sẽ tổ chức một buổi họp đặc biệt để quyết định trình tự
mình phụ trách trong lễ hội. Các phiếu rút thăm sẽ được cấp tại một buổi lễ đặc
biệt trước khi cuộc diễu hành diễn ra, trong khi Thị trưởng của Kyoto mặc áo
choàng học giả. Trên Naginata là một chigo – tiểu đồng của các vị thần, cậu bé
mặc áo choàng Shinto và đội mũ phượng bằng vàng, chigo được các gia đình thương
gia ở Kyoto thống nhất chọn lựa. Sau vài tuần trải qua lễ thanh tẩy đặc biệt,
cậu bé sẽ sống tách biệt để tránh các ảnh hưởng ô uế như sự hiện diện của phụ
nữ trong suốt thời gian đó. Cậu bé sẽ được ngồi trên đỉnh của xe rước và không
được phép chạm xuống mặt đất. Chigo sẽ phải cắt một sợi dây thánh (shimenawa)
với một vết cắt duy nhất để bắt đầu lễ hội.
Xe rước Hoko:
Trọng
lượng: khoảng 12.000kg
Chiều cao:
khoảng 25m từ mặt đất đến đỉnh và khoảng 8m từ mặt đất đến mái.
Đường kính
bánh xe: khoảng 1.9m
Số người
tham gia đoàn điễu hành: khoảng 30-40 người kéo xe, thường sẽ có 2 người đàn
ông chỉ huy bằng nêm.
Xe rướcYama:
Trọng
lượng: 1.200 đến 1.600kg
Chiều cao:
khoảng 6m
Số người
tham gia đoàn diễu hành: 14-24 người kéo, đẩy hoặc khiêng xe.
Nguồn: vnsharing.net
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét