Thứ Tư, 26 tháng 10, 2011

Tại sao nên kết hôn?

Một trong những bài học thú vị nhất của mình trong học kỳ này.
"Gary Becker’s 1992 Nobel Prize in economics was awarded “for having extended the domain of microeconomic analysis to a wide range of human behaviour and interaction, including non-market behaviour”. He is recognised as the founder of modern labour economics but remains a controversial figure in the discipline."
Ngại dịch quá, hiểu được thì hiểu, không hiểu được cũng không sao cả. Phần thú vị nhất và cũng gây tranh cãi nhất trong quá trình đóng góp của ông Gary này là việc ông xây dưng the Neo-classical model of Marriage, tạm dịch là mô hình cơ bản của hôn nhân.


Theo mô hình của Gary, hôn nhân được nhìn nhận như một quá trình trao đổi (Trade). Nếu mô hình Trade giải thích lợi ích của việc chuyên nghiệp hóa và chuyên biệt hóa sản xuất và sau đó trao đổi (xuất/nhập khẩu) giữa các nước thì dựa trên chính lý thuyết này, Gary giải thích hôn nhân cũng là một hình thức khác của trade diễn ra giữa hai người.

Trước hết, nói sơ qua về mô hình trade cơ bản nhất để mọi người nắm. Mô hình này dựa trên model 2x2x2 (2 nước, 2 sản phẩm, 2 ..gì nhỉ T_T yếu tố sản xuất labor và capital – tạm hiểu là lao động và kỹ thuật). Cho 2 ví dụ, sản xuất may mặc cần nhiều labor thì sản phẩm sắt thép cần nhiều yếu tố kỹ thuật.

1. Chuyên nghiệp hóa và trao đổi dựa trên Comparative Advantage (thế mạnh cạnh tranh) có thể lấy 2 nước là India mạnh về sản xuất may mặc và UK mạnh về sản xuất sắt thép. Vì India có thế mạnh về lao động cho nên sẽ sản xuất các sản phẩm may mặc với mức chi phí rẻ hơn so với UK khi sản xuất may mặc. Và ngược lại UK có thế mạnh về kỹ thuật nên sản xuất sắt thép với chi phí rẻ hơn so với India. Đây chính là cái gọi là Comparative Advantage tức là mỗi nước có 1 thế mạnh riêng. Nếu India hay UK đều sản xuất 2 sản phẩm may mặc và sắt thép thì tất nhiên cả 2 nước đều không đạt đến lượng hàng hóa cao nhất. Đó chính là mấu chốt cho việc khuyến khích sản xuất chuyên nghiệp, tức India chỉ chăm chăm sản xuất hàng may mặc và UK chỉ chuyên sản xuất sắt thép và sau đó đôi bên trao đổi qua mức giá cân bằng. Đôi bên sẽ cùng có lợi và tổng sản phẩm 2 nước sẽ tăng.

2. Absolute Advantage (Thế mạnh tuyệt đối): dựa trên mô hình Trade thì ngay cả khi 1 nước không có comparative adv về bất cứ sản xuất sản phẩm nào thì nó vẫn có lợi thông qua trade bằng việc chuyên sản xuất sản phẩm khá khẩm hơn so với sản phẩm còn lại. Chẳng hạn lấy ví dụ là nước A. không mạnh về sản xuất may mặc lẫn săt thép so với UK nhưng khả năng sản xuất may mặc vẫn khá hơn là sản xuất sắt thép thì khi chuyên sản xuất may mặc rồi trao đổi với UK, đôi bên vẫn cùng có lợi.

Dựa trên mô hình này, Gary xây dựng Neoclassical model of Marriage.

Hãy xem đàn ông có comparative adv về làm việc bên ngoài xã hội, mỗi giờ kiếm đc 10k/h thì phụ nữ có comparative adv về làm việc nhà, điển hình nấu cơm nhà, quy ra trị giá 10k/h

Giả như 1 ngày tổng giờ làm việc là 8 tiếng cho mỗi người, tổng giờ nấu ăn là 3h.
Đàn ông đi làm 6 tiếng và về nấu ăn 2 tiếng sẽ kiếm được 6 x 10k/h + 2 x 5k/h = 70k
Phụ nữ đi làm 7 tiếng và về nấu ăn 1 tiếng kiếm được 7 x 5k/h + 1 x 10k/h = 45k
2 vợ chồng sẽ kiếm được 125k.

Nếu chuyên nghiệp hóa
Đàn ông đi làm 8 tiếng : 8 x 10k = 80k
Phụ nữ đi làm 5 tiếng và nấu ăn 3 tiếng = 5 x 5k/h + 3 x 10k/h = 55k
2 vợ chồng sẽ kiếm được 135k

Rõ là có lợi đúng không?

Ơ, nhưng trong trường hợp phụ nữ nấu ăn dc 10k/h còn đi làm được 9k/h mà chồng cô ý nấu ăn kém, đi làm cũng chỉ được 8k/h thì sao?

Nếu như cũ, ông ý đi làm 6 tiếng nấu ăn 2 tiếng = 6 x 8k + 2 x 5k = 58k
Cô ý đi làm 7 tiếng nấu ăn 1 tiếng 7 x 9k + 1 x 10 = 73k
Hai vợ chồng được 121k

Nhưng theo lý thuyết, chuyên nghiệp và trao đổi vẫn mang lại lợi ích cho đôi bên dù 1 bên có absolute adv
cho nên, ông chồng sẽ đi làm 8 tiếng được 8x8 = 64k
còn bà vợ sẽ làm 5 tiếng và nấu ăn 3 tiếng được 5 x 9 + 3 x 10 = 75k
Hai vợ chồng tăng thu nhập 139k.

Đó là 1 phần lý do tại sao nên kết hôn và…chuyên nghiệp hóa.

Tất nhiên hai vợ chồng còn phải trao đổi bàn bạc để đưa ra sự phân chia công việc cho phù hợp nữa. Với lại, lợi ích không thể chỉ tính dựa trên chuyện tiền bạc mà còn phải bao gồm sự thoải mái, niềm vui, sự sẻ chia, thấu hiểu giữa đôi bên.

Ngoài ra, dựa trên mô hình này, cũng còn những lợi ích khác của việc kết hôn

Một, Economies of Scale: lý thuyết này chỉ việc sản xuất càng nhiều thì chi phí cho từng sản phẩm càng giảm. Áp dụng trong hôn nhân thì chi phí nhà cửa cho 2 người ở luôn rẻ hơn chi phí 2 nhà riêng cho 2 người. Nấu ăn cho 2 người thì thường rẻ hơn là 2 ng tự nấu tự ăn.

Hai, Public goods: định nghĩa của các loại goods này là việc thưởng thức của người này không làm giảm đi hay ảnh hưởng đến quyền lợi của người khác. Public goods có thể lấy ví dụ như công viên, mọi ng đều có thể đến đó để vui chơi hay pháo hoa mọi người đều cùng thưởng thức mà không ai ảnh hưởng được ai. Sau khi kết hôn, tivi sẽ trở thành public goods vì 2 người cùng enjoy mà thậm chí còn cảm thấy vui vẻ hơn vì cùng xem với nhau.

Ba, vợ hát chồng khen hay: người này có thể tìm thấy niềm vui từ hành động của người khác. Ví dụ, vợ có thể vui và tự hào vì chồng mua một bộ quần áo mới hay chồng hãnh diện vì vợ dạo này xinh. Hhehe
Bốn, specific- marriage investments: có những kỹ năng chỉ phát triển mạnh mẽ trong cuộc sống hôn nhân: ví dụ như sinh con, chăm sóc con cái, chăm sóc chồng/vợ.

Năm, risk-pooling: người này có nhiều khả năng dựa dẫm vào đối tác vợ/chồng của mình. Ví dụ, 1 người độc thân khi thất nghiệp sẽ vô cùng khó khăn, có thể chết đói vì ko có tiền nhưng trong gia đình chồng hay vợ thất nghiệp thì có nhiều khả năng dựa vào tài chính của vợ hay chồng mình trong thời gian tìm việc mới, sẽ không chết đói ngay được. Chính vì vậy, đôi khi sẽ cảm thấy thoải mái hơn trong quyết định thay đổi công việc vì đã luôn có người hỗ trợ phía sau mà.

Sáu, ngoài ra dưới tư cách 1 đôi vợ chồng còn hưởng lợi ích từ một số dịch vụ, chẳng hạn dịch vụ bảo hiểm dành cho couples chẳng hạn.

Vậy thì tại sao không kết hôn nhở?

Tài liệu tham khảo
1.Becker, G. S., (1974), ‘On the Relevance of the New Economics of the Family’, American Economic Review, 64(2), May, pp.317-319
2. Blau, F., Ferber, M. and Winkler, A., (2006), ‘The Family as an Economic Unit’, chapter 3, The Economics of Women, Men and Work, 5th Edition, Upper Slade River, Prentice-Hall, pp. 35-83


Nguồn: Bình Minh Mưa blog

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét