Một
dự án với mục đích truyền bá kỹ thuật nhiếp ảnh và đặc biệt là trong phòng tối
khi tráng và rửa phim, trước khi có ảnh kỹ thuật số được Anton Orlov thực hiện
mang tên ‘The Photo Palace Bus’, từ San Diego, Hoa Kỳ. Ảnh: Rahill và ba trẻ em
Nga tại một ngôi làng nhỏ.
Dự
án nhằm truyền bá kiến thức liên quan tới lịch sử kỹ thuật nhiếp ảnh qua các
triển lãm trên thế giới. Qua dự án này năm 2005 ông đã phát hiện một bộ sưu tập
ảnh quý giá về Cách mạng 1917 tại Nga. Ảnh: Thành viên YMCA mua vui cho người đi
tàu.
Theo
ông Orlov, đây là tác phẩm của John Wells Rahill, một mục sư tốt nghiệp Đại học
Yale năm 1906 và đã tham gia YMCA của Mỹ năm 1917. Ông được điều tới mặt trận
phía Đông tại Valk, nay nằm trên biên giới giữa Estonia
và Latvia.
Ảnh: Binh lính trên sân ga Omsk.
Suốt
thời gian ở đây ông đã dùng máy Kodak chụp rất nhiều ảnh. Khi trở lại Mỹ, ông
chuyển các bức ảnh đẹp nhất sang thành phim màu dương bản. Ảnh: Binh lính đeo
mặt nạ chống hơi cay.
"Rahill
cũng tới thăm Matxcova và mua hơn 50 tấm phim dương bản", Orlove giải
thích. Ảnh: Một trong những phim dương bản được Rahill mua tại Matxcova.
Khi
trở lại Mỹ, ông Rahill đã có nhiều bài nói chuyện về công việc của YMCA trong
thời chiến, theo ông Orlov. Dường như sau đó những ai từng làm việc tại Nga bị
đưa vào sổ đen và mệnh danh là "những người thân xã hội chủ nghĩa".
Ảnh: Cảnh nhà cửa bị tàn phá tại Matxcova.
Hơn
500 tấm kính dương bản, bản in và ghi chú cùng với một máy chiếu được lưu giữ
và chỉ được cháu gái ông Rahill phát hiện sau khi ông qua đời. Ảnh: Bên trong
Soldiers House do ông Rahill lập ra tại Valk
Ông
Rahill tiếp tục ghi lại những hình ảnh qua ống kính của mình trên đường trở về
Mỹ qua Nhật Bản và Trung Quốc. Ảnh: Đám tang tại Bắc Kinh, Trung Quốc.
Năm
2012, Orlov mua bộ sưu tập này. Ông nói: "Mục đích của tôi là trở lại Nga
vào năm 2017 và đi lại con đường mà John đã đi qua và sẽ chụp lại chính những
nơi chốn cách này 100 năm sau." Ảnh:Làng đánh cá Nhật Bản.
Bộ sưu tập này thuộc bản quyền Anton Orlov.
Nguồn: BM Blog
Bộ sưu tập này thuộc bản quyền Anton Orlov.
Nguồn: BM Blog
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét