Thứ Hai, 16 tháng 9, 2013
Người Việt - Người Nhật.
Rất nhiều người Việt nam gán cho người Nhật một câu so sánh giữa người Nhật và người Việt mà chính tôi dù quen biết khá nhiều người Nhật chưa bao giờ nghe họ nói: "Một người Việt hơn một người Nhật, nhưng ba người Việt nam hợp lại thua ba người Nhật". Câu nói đó có vẻ như một nhận xét khiêm nhường, nhìn nhận sự thua kém về khả năng làm việc tập thể của người Việt,nhìn nhận khuyết điềm chính của người Việt là thiếu đoàn kết. Tuy vậy trong cách nói vẫn có sự thỏa mãn : "Một người Việt hơn một người Nhật", vế đầu này có vẻ được nhấn mạnh hơn vế sau.
Nếu quả thực người Nhật nào đã có nói câu đó thì nó cũng chỉ là một câu khẳng định sự hơn hẳn của dân tộc Nhật, nó phải được hiểu là: "Ngay cả nếu một người Việt nam có hơn một người Nhật đi nữa, thì ba người Việt nam hợp lại vẫn thua ba người Nhật". Nói một cách khác, sự thua kém của dân tộc Việt nam so với dân tộc Nhật là tuyệt vọng, hết thuốc chữa. Còn một người Việt nam có hơn một người Nhật hay không lại là một vấn đề khác. Tôi tin là không, theo nhưng kinh nghiệm sống.
Lúc còn đi học và ở cư xá đại học Paris, tôi đã có dịp làm quen với nhiều bạn Nhật.
Trước hết họ là những người đáng tin. Họ hứa điều gì, họ làm hết sức để giữ lời hứa, rủi làm không xong họ khiêm tốn và thành thực nhận lỗi, không viện dẫn một lý do nào cả. Thứ hai là họ thực sự chuyên cần, làm cái gì đều làm đến nơi đến chốn, học cái gì đều cố gắng học cho hiểu thật tường tận, không như người mình chỉ làm cho xong, học tắt, học tủ đẻ thi đậu, bất chấp có thực sự hiểu hay không. Người Nhật hiểu biết một cách chắc chắn, vì họ học đễ lấy kiến thức, nhưng thi có thể thua người Việt vì người Việt học để đi thi lấy bằng. Bằng cấp của người Nhật có thể thấp hơn bằng cấp của người Việt mà sự hiểu biết của họ vẫn hơn. Tôi có được đọc một luận án của một sinh viên Nhật về xã hội Việt nam dưới thời Tự Đức. Anh ta dày công sưu tập tài liệu, suy nghĩ chín chắn và nhận định rất chính xác. ít có một công trình biên khảo nào của người Việt về nước Việt có giá trị như thế, nhưng luận án của anh chỉ là một luận án tiến sĩ đệ tam cấp, nghĩa là một bằng cấp tiến sĩ thấp nhất trong thứ bậc các bằng tiến sĩ, và anh ta ghi rõ như vậy trong luận án. Dầu vậy, luận án của anh ta được đánh giá cao, và được một nhà xuất bản Pháp in, được quần chúng Pháp đọc, trong khi nhiều luận án tiến sĩ quốc gia, cấp tiến sĩ cao nhất, của người Việt về nước Việt không được như vậy.
Người Nhật rất yêu nước, và vì yêu nước họ học hỏi rất kỹ về những khả năng của đất nước họ. Các bạn Nhật của tôi thường nói: Nước Nhật chúng tôi kẹt lắm, đất hẹp, người đông, tài nguyên thiên nhiên không có, con người lại không thông minh, chúng tôi cố gắng làm cũng không thể bằng được các nước khác . Nhờ sự lo âu thường trực đó mà họ đã xây dựng ra cường quốc số một tại châu á, và trên nhiều địa hạt cũng số một trên thế giới. Họ không tự hào là có giang sơn gấm vóc, dân tộc tinh anh.
Nhưng trên thực tế họ rất thông minh. Tôi đã đọc trên tuần báo Newsweek, một bài so sánh hệ số thông minh (I.Q.) của các dân tộc, và thấy người Nhật đứng đầu khá xa. Tuy vậy tôi chưa hề gặp một người Nhật nào tự hào dân tộc họ là thông minh. Thì ra họ vừa thông minh vừa khiêm tốn. Sự khiêm lốn đó tôi đã thấy ngay trong các bạn Nhật của tôi.
Trong cư xá đại học tôi có một cô bạn người Nhật là Ichiko học về hội họa và điêu khắc. Thân nhau rồi, Ichiko rủ tôi về phòng và cho tôi xem các tác phẩm của cô, con mắt mỹ thuật kém cỏi của tôi cũng phải bắt buộc tôi nhìn nhận đó là những tác phẩm rất hay. Tôi rủ một người bạn Pháp mê hội họa và điêu khắc tới xem, ra về anh ta tấm tắc khen hay. Thế nhưng khi tôi bảo Ichiko nên làm triển lãm thì cô dẫy nẩy từ chối, bảo rằng mình còn dở quá. Dầu vậy, Ichiko có lý do để tin mình không dở, cô đã được giải nhất về điêu khắc trong một cuộc triển lãm của Trường Cao Đẳng Mỹ Thuật.
Người Việt nam, nhất là đám sinh viên Việt nam tại Paris chúng tôi, thường hay chê người Nhật là kém về ngôn ngữ. Quả thật họ nói tiếng Pháp rất dở. Ông thày dạy võ của tôi chẳng hạn, sang Pháp đã mười mấy năm mà tiếng Pháp chẳng ra đâu vào đâu cả. Ông nói những tiếng thật tức cười như levez pieds (nhắc chân lên), baissez bras. Nhưng khi tới thăm ông, tôi gặp ông đang đọc một cuốn sách tiếng Nhật, hỏi ra thì được biết thú tiêu khiền chính của ông là đọc sách tiếng Nhật. Nhìn cách bố trí căn phòng có thể thấy ngay là ông chuẩn bị rất chu đáo đẻ tận hưởng thú đọc sách. Ông có cả một cái bàn thấp để ngòi xếp bằng đọc sách, trên bàn là một cái giá sách nghiêng do ông đóng lấy. Cách sắp xếp trong phòng rõ ràng là để có thể đọc sách trong những điều kiện tốt nhất. Các bạn Nhật của tôi đâu nói tiếng Pháp kém cả, nhưng bù lại họ nói rất dề hiểu, bởi vì họ hiểu rõ những gì họ nói và khi không hiểu họ nói rõ ràng không hiểu chỗ nào. Dần dần tôi hiểu rằng họ không nói giỏi tiếng Pháp là vì họ chú trọng học lấy kiến thức và vì họ coi trọng văn hóa của họ. Là một dân tộc lớn, họ cho học tiếng mẹ đẻ là quan trọng hơn cả, họ học hỏi tiếng nước ngoài như một phương tiện đễ hiểu và học hỏi người khác. Người Nhật chác chắn không phải là một dân tộc có biệt tài về hùng biện, nhưng tôi phải thú nhận họ diễn tả rõ ràng và mạch lạc hơn người Việt. Người Việt là một trong những dân tộc dở về truyền thông nhất, điêu này tôi sẽ có dịp đề cập đến.
Nhưng hãy trở lại với người Việt mình. Nếu ngay cả lấy ba người Việt có khả năng hơn ba người Nhật mà kết quả cũng chỉ là để tạo ra một nhóm ba người dở hơn nhóm của ba người Nhật kia thì chắc chắn là người Việt mình không có khả năng làm việc chung. Mà đã không cố khả năng làm việc chung được thì không thể nói là mình hay được bởi vì khả năng quan trọng nhất, khó khăn nhất chính là khả năng làm việc chung. Nó đòi hỏi trước hết sự lương thiện, bơi vì một tập hợp của chung con người chơi gian, chơi xấu, chơi gác nhau không thể kéo dài. Nó cũng đòi hỏi vô số đức tính khác : nhạy cảm, biết lắng nghe, biết truyền đạt ý kiến, có ý kiến hay, đủ bao dung để hiểu cái lý của người khác và nhất là đủ thông minh đễ thấy sự cần thiết của tổ chức và để thích ứng quyền lợi của mình với quyền lợi của tổ chức. Nếu con người chỉ sống và làm việc một mình thôi thì sự hay dở có lẽ không đặt ra, mình làm mình hưởng, mình làm mình biết, làm sao đánh giá được hay, dở? Cái trí thông minh lớn nhất chính là khả năng làm việc chung. Đã không biết làm việc trong khuôn khổ một tổ chức thì không thể nói là mình thông minh.
~ Trích "Tổ Quốc Ăn Năn", Nguyễn Gia Kiểng
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét