Thứ Ba, 8 tháng 1, 2013

Khi trao đi là nhận lại được nhiều hơn

Vào sát ngày cuối năm 2012, các bạn cựu học sinh lớp 8AB – Chuyên Toán trường Trưng Nhị, Hà Nội năm xưa (trong đó có 7 bạn Amsers không kể mình và gần 20 bạn khác tham gia vào việc này nhưng không tham gia được chuyến đi) một buổi hội ngộ đặc biệt. Những ngày còn vừa lạ, vừa quen của những buổi đầu mới gặp lại được nhau sau gần 30 năm đã qua đi, những buổi tụ tập, chuyện trò rồi kết thúc bằng những bữa liên hoan đã tạm nhường chỗ cho một việc khác hẳn: Một chuyến đi chơi xa đặc biệt, phối hợp với anh chị em Vui-Khỏe-Ấm-No: đến với trẻ và người dân Thôn Đồng Nậm, Xã Sơn Hải, Huyện Lục Ngạn, Tỉnh Bắc Giang, cách Hà Nội 150km. Điểm trường mầm non Thôn Đồng Mậm chỉ có 1 lớp duy nhất có 12 trẻ tuổi 4-5, 3 trẻ ở xa đang phải đi học nhờ. Phương tiện đi lại duy nhất của người dân từ thôn ra đến trung tâm xã là thuyền trên Hồ Cấm Sơn. 15 bạn và 5 con đã quyết tâm lên đường.
Nôm na mọi người vẫn gọi những chuyến đi này là đi làm từ thiện. Thường người ta hay cho rằng những chuyến đi từ thiện là mang gì đó, trao gì đó, giúp gì đó cho những người nghèo, những người có hoàn cảnh khó khăn, mang lại cho họ niềm vui và san sẻ với họ bớt khó khăn. Quan điểm, trải nghiệm và cảm xúc của những người tham gia những chuyến đi từ thiện có thể rất khác nhau. Với không ít bạn và một số con đi cùng, chuyến đi thực sự là một trải nghiệm mới và nhận được nhiều niềm vui mà ở giữa phố phường sầm uất này không hề có được. Nhưng có đi tận nơi mới hiểu là những người trao đi đã nhận lại được quá nhiều từ chính những trẻ em, những người nghèo, những người có hoàn cảnh khó khăn đó.
Cả người và đồ đã sẵn sàng xuất phát. Hơn 3 tiếng đồng hồ từ Hà Nội đến được trung tâm Xã khoảng 140km nhưng mất 1h đồng hồ để vượt qua 13 km đường hồ từ trung tâm Xã và đến Thôn và không phải lúc nào cũng có thuyền máy sẵn sàng thế này. Thế mới hiểu là từ cấp 2 trở đi, các con trong Thôn phải đi học ở trường nội trú dân nuôi ở ngoài Xã thì vất vả thế nào.
Giữa vùng Hồ Cấm Sơn mênh mông là nước nhưng hơn 90 hộ dân của thôn không hề có nước sạch, không có điện lưới và không có nhà vệ sinh. Ngôi trường mẫu giáo có duy nhất 1 lớp học được World Bank hỗ trợ xây dựng cách đây không lâu.
Chẳng mấy khi phải mang vác nhiều mà mọi người vẫn vui và nhiệt tình thế này nhỉ
Mọi thứ sau chặng đường dài đã được tập kết: 15 ba lô, dụng cụ học tập và đồ chơi, 1 bộ đồ dậy và học dành cho học sinh mầm non, sữa, bánh kẹo , nhiều quần áo và đồ chơi đã qua sử dụng nhưng còn tốt.
15 ba lô, bộ chữ gỗ, bút sáp, đất nặn, đồ chơi con rối để trẻ mẫu giáo chuẩn bị cho năm những tới bắt đầu vào lớp 1.
Rõ ràng là người được trao quà vui không kém gì trẻ được nhận quà
2 giảng viên đại học có tiếng đang hì hụi lắp đồ chơi cho trẻ mầm non mà không dễ gì tìm ra cách lắp đúng
Bài học về vệ sinh môi trường được hướng dẫn ngay tại chỗ một cách đơn giản và hiệu quả "Khi ăn kẹo và uống sữa xong, các con đừng vứt rác ra sân mà cho vào thùng rác"
Nụ cười của cô giáo mầm non

Một phát hiện thú vị: không phải chỗ nào cũng có sóng điện thoại. Đây là vị trí có thể có sóng. Điện thoại di động được treo như điện thoại cố định nếu muốn liên lạc được.
Niềm vui của những người bạn khi công việc đã được hoàn thành.
Tạm biệt Đồng Nậm. Mong ngày trở lại.
Bài: Phạm Thu Ba
Ảnh: Nguyễn Tất Tuấn, Quản Lê Sơn
12/2012


1 nhận xét:

  1. Cám ơn Thu Ba kể chuyện rất hay và ý nghĩa ! Lại có ảnh để các bạn cũng như được đi cùng mọi người. Đề nghị cả nhà cứ tươi vui như thế tiếp đi nhé ! Để vài hôm nữa con trai vẽ xong tranh Tết sẽ gửi tặng cả nhà. Năm nay nhà Thu Ba có in lịch gây quỹ không nhỉ ?

    Trả lờiXóa