Lại lang thang trên mạng, nhặt được bài viết này, gửi các bạn đọc chơi.
Đúng là, "...Trường mới bề thế, đẹp lắm,... đi đấy đến đấy mà chẳng thấy có cảm giác gì mấy..."
TMQ
Một xứ bỏ ra hàng tỷ đô la để bảo vệ thương hiệu. Xứ khác trong nháy mắt với vài chục triệu đô có thể hô biến một truyền thống?
Năm 2000, hãng Mitsubishi đã thu hồi 45.000 tivi vì có khả năng gây cháy nổ. Năm 2007, hãng Sharp sửa miễn phí cho nửa triệu máy giặt sản xuất từ năm 1998 vì sợ gây ra cháy. 10 năm sau người bán vẫn lo khách hàng gặp vấn đề. Còn vô vàn ví dụ khác về cung cách những công ty tên tuổi lớn bỏ hàng đống tiền để bảo vệ thương hiệu.
Nhớ chuyện xưa kia đổi tên và chống hủ tục. Làng quê bỗng đổi thành Quyết Tiến, Quyết Chiến, Quyết Thắng. Miếu mạo, đền chùa cổ kính vài trăm năm bị đập tan vì sợ dân mê tín dị đoan.
Đúng là, "...Trường mới bề thế, đẹp lắm,... đi đấy đến đấy mà chẳng thấy có cảm giác gì mấy..."
TMQ
Chân phanh và chân ga
Một xứ bỏ ra hàng tỷ đô la để bảo vệ thương hiệu. Xứ khác trong nháy mắt với vài chục triệu đô có thể hô biến một truyền thống?
Ai dùng xe hơi đều biết có hai chân phanh và ga. Muốn xe đi phải nhấn ga, lúc dừng chuyển sang đạp phanh.
Ở tầm quản lý cũng phải hiểu cơ chế "phanh" và "ga" này. Tuy nhiên, nếu vị lãnh đạo nào ngồi nhầm chỗ, hoặc do "mua" bằng, tài xế "bất đắc dĩ" đôi khi "vọt ga" bất ngờ, gây "tai nạn". Hoặc xe đang đi bon bon, bỗng khựng lại, người ngồi sau tay lái đạp nhầm vào "phanh".
Toyota chi 2 tỷ đô la sửa phanh
Hãng xe hơi Toyota đã tuyên bố thu hồi xe 8.1 triệu xe Prius (hybrid - dùng ác qui, thân thiện với môi trường) với giá khoảng 2 tỷ đô la. Lý do, chân phanh và tấm trải sàn xe có vấn đề.
Đây không phải lần đầu tiên vì uy tín và thương hiệu, người Nhật bỏ số tiền rất lớn để xử lý lỗi kỹ thuật.
Giữ thương hiệu đã khó, nhưng "bán" thì rất dễ. Chuyện gì sẽ xảy ra nếu mấy tuần trước, người Nhật không cử ông chủ tịch hãng Toyota sang "trình bày" với Quốc hội Mỹ với lời xin lỗi và cúi gập lưng xuống mặt sàn?
Toyota nỗ lực bảo vệ thương hiệu. Ảnh VNN. |
Ngày xưa, võ sỹ đạo tự mổ bụng nếu thua trận. Người Nhật hiện đại có thể nhẩy lầu nếu để công ty mất uy tín.
Thu hồi gần chục triệu xe hơi, vì nghi ngờ chân phanh có vấn đề, quả là tinh thần võ sỹ đạo trong thương trường.
Đó cũng là lý do trên cao tốc Mỹ, và trên khắp nẻo đường thế gian, phần đông là xe mác Nhật lưu thông.
Trường Ams và thương hiệu 25 năm
Hà nội đang xôn xao vụ tên trường Hà nội - Amsterdam (trường Ams) không còn nữa. Thành phố đầu tư 1.000 tỷ đồng, tương đương với 50 triệu đô la Mỹ, để xây trường mới nhưng sẽ không dùng tên Ams.
Tại sao không dùng chính số tiền 50 triệu đô kia để xây dựng, cải tạo trường Ams, giúp thương hiệu giáo dục này sang một vị thế mới mang tầm quốc tế. Cải cách giáo dục phải tìm ở đâu xa.
Ngành giáo dục mất bao nhiêu công sức để tìm ra chiến lược phát triển, trong đó đã nghĩ tới việc tạo ra những thương hiệu giáo dục mang tầm quốc tế.
Với lịch sử ¼ thế kỷ, trường Ams đã trở thành một trong những cơ sở đào tạo bậc trung học phổ thông nổi tiếng nhất của Việt Nam. Và tên tuổi ấy xứng đáng đứng trong các trường quốc tế. Bao nhiêu thế hệ học sinh từ nơi đây đã thành đạt và chính họ mang lại vinh quang cho đất nước.
Trường Ams còn là biểu tượng của mối tình hữu nghị giữa Việt Nam và Hà Lan trong nhiều thập kỷ. Năm 1985, người Hà Lan đã đến với Việt Nam ngay cả khi lệnh embargo (cấm vận của Mỹ) vẫn còn đang áp dụng. Họ đến với chúng ta lúc khó khăn nhất. Nay có đôi chút của ăn của để thì lẽ nào quên bạn cũ.
Theo các quan chức Sở GD HN giải thích, thủ đô bỏ tiền ra phải mang tên Hà Nội với đủ lý do, 1000 tỷ của "họ", 1000 năm Thăng Long, và 1000 lý lẽ khác, trong đó có tư duy nhiệm kỳ, hoặc tầm nhìn có hạn trong giáo dục.
Thương hiệu giáo dục một phần tư thế kỷ của Hà Nội được đổi bằng 2% số tiền Toyota bỏ ra dùng để sửa phanh xe. Không ngoa khi ai đó nói rằng, giáo dục Việt Nam rẻ nhất thế giới.
Nhớ chuyện xưa kia đổi tên và chống hủ tục. Làng quê bỗng đổi thành Quyết Tiến, Quyết Chiến, Quyết Thắng. Miếu mạo, đền chùa cổ kính vài trăm năm bị đập tan vì sợ dân mê tín dị đoan.
Để "mua lại" quá khứ, chùa Bái Đính đang được xây dựng đồ sộ. Từ dân đến quan tới cầu may. Dầu sao cũng là một thủ đô tâm linh cho mỗi người hướng thiện.
Dẫu vậy, thủ đô Phật Giáo dù hoành tráng cũng không thể có bát hương cổ, sớ khắc trên gỗ hay mái ngói có niên đại vài thế kỷ và xa hơn là một nền văn hóa lâu đời bị phá đi thuở trước.
Ngày xưa lạc hậu, duy ý chí, lỗi lầm có thể hiểu được. Nhưng nay có internet, đầy đủ thông tin, tại sao vẫn có những quyết định đổi tên trường khó hiểu như người ta đang làm với trường Ams.
Một xứ bỏ ra hàng tỷ đô la để bảo vệ thương hiệu. Xứ khác trong nháy mắt với vài chục triệu đô có thể hô biến một truyền thống.
Toyota mất 2 tỷ đô sửa phanh để xe Prius mát ga đưa nước Nhật tiến lên.
Thay vì đầu tư 50 triệu đô la cho "chân ga" của trường Ams phát triển tiếp tục, cùng với việc xóa tên trường gắn bó với bao thế hệ học sinh và thầy cô của trường PTTH Hà Nội - Amsterdam, phải chăng ai đó đã "đạp" nhầm vào "chân phanh" trong sự nghiệp trồng người.
Nếu nhận thức rõ rằng kỷ niệm là kỷ niệm, không đánh đồng nó hay cố so sánh nó với hiện tại thì sẽ đỡ thấy bất an khi đi qua ngôi trường mới xây kia có cái tên giống với niềm tự hào của nhiều thế hệ học sinh trường Ams cũ và học sinh Hà Nội nói chung. Chỉ giống ở cái tên thôi...
Trả lờiXóaMong các bạn đủ nhiệt huyết giữ được cái cũ nguyên là nó, và có thể chia sẻ được chỉ giữa những người bạn cũ, những người coi "góc lớp của bạn cũng là của tôi"!