Thứ Tư, 2 tháng 11, 2011

Có phải người Việt Nam đang muốn hủy diệt nhau?


Chẳng phải đến bây giờ, các phương tiện truyền thông mới nói nhiều về vệ sinh an toàn thực phẩm. Nhưng cái sự việc "biết rồi, khổ lắm, nối mãi" này có nhắc đi nhắc lại mãi vẫn không thừa, có lẽ, cho tới khi nó không còn hoặc chỉ hãn hữu xảy ra mới thôi.

Ở Việt Nam, khi đi chợ có thể mua (có khi cố tránh cũng không tránh được):
  1. Chân gà trắng phau là món từng bị phát hiện ngâm ôxy già. Sau công đoạn rút xương, phần da và gân của chân gà sẽ được ngâm tẩy để từ màu trắng ngà trở thành trắng tinh.
  2. Bì lợn được “phù phép” để biến những mảng da bốc mùi hôi thối trở thành những sợi bì trắng nhờ ngâm hóa chất và dung dịch ôxy già.
  3. Thịt bò quá hạn sử dụng, thậm chí nhiều lô thịt bị hỏng được chế biến thành khô bò.
  4. Vịt quay được quét phẩm màu.
  5. Gà vàng là do nhuộm, da căng là do người bán bơm nước dưới mặt da làm cho mặt căng. Con nào mà khớp đùi, cánh dô lên thì rất có thể do bị bơm nước, để làm tăng trọng lượng.
  6. Măng bị ngâm tẩm hóa chất vì dễ đổi màu.
  7. Đặc sản bì lợn: Bì lợn nguyên liệu được chất thành đống dưới nền đất hoặc trong các thùng chứa cáu bẩn. Nhiều mảng bì lợn chứa trong thùng xốp chờ chế biến đang phân hủy bốc mùi hôi nồng nặc, các thùng nhựa ngâm da có màu vàng ố, sủi bọt bẩn.
  8. Nước uống đóng chai hiệu Aquarphar, Golf có chứa vi trùng gây mủ Pseudomonas.
  9. Thịt trâu nhập khẩu từ Ấn Độ bốc mùi hôi thối nồng nặc, chảy dịch trong kho lạnh chuẩn bị mang đi tiêu thụ.
  10. Chân gà nhập khẩu từ Ba Lan không đạt vệ sinh còn nguyên lông, da lụa, móng, được đóng thùng để bán ra thị trường.
  11. Mỡ trâu, bò, lợn được thu mua từ khắp nơi vứt xuống nền đất bẩn chờ “chế biến”, sau đó bán ra các tỉnh. Từ đấy phân phối cho các bếp nấu ăn tập thể, công trình xây dựng, khu công nghiệp, nhà hàng, quán ăn…
  12. Mỡ bẩn sau khi chế biến được đựng trong những thùng hóa chất bẩn thỉu.
  13. Bì lợn được luộc, ngâm vào ôxy già, tẩy trắng bằng hóa chất công nghiệp. Sau đó được cán nhỏ, chế biến thành món bì bán trong các cửa hàng cơm, bánh mỳ.
  14. Trên 80% mẫu hạt dưa, bột ớt có chứa chất gây ung thư (chất Rhodamine).
  15. Ngô được chiên bằng mỡ phế thải.
  16. 56% các mẫu thực phẩm được xét nghiệm bị nhiễm vi sinh vật và nhiều loại thực phẩm bị nhiễm chất hóa học, chất kích thích tăng trưởng, chất hỗ trợ chế biến, chất chống oxy hóa…
  17. Sản xuất mỡ bột, tóp mỡ từ lòng phèo, da, mỡ động vật còn dính phân.
  18. Nguyên liệu làm mứt đựng trong các thùng phuy với hằng hà sa số dòi bọ…
  19. Nằm cùng những miếng nguyên liệu mứt là dòi, ruồi nhặng, thằn lằn và cả phân gián.
  20. Sản phẩm mực đông lạnh trương thối, mốc xanh mốc đỏ được tẩy bằng hóa chất để “biến” thành mực… tươi, trắng phau. Có cả một hệ thống máy quay tạo lực ly tâm làm trắng mực. Công nghệ chế biến được các nhân công mô tả chính xác như những nhân viên kỹ thuật đích thực: mực bẩn đông lạnh được bóc sạch, sau đó cho vào thùng có chứa nước rồi đổ nửa cân muối, 1/3 cây đá và khoảng 250ml hóa chất hydrogen peroxide vào ngâm trong vòng 1 tiếng. Sau đó, mực được đưa vào máy quay ly tâm “làm trắng”, rửa sạch và đóng thùng xốp đem đi tiêu thụ.
  21. Ruốc thịt được “làm hàng” bằng phẩm màu, hương thịt tổng hợp. Bóng bì mốc meo, bốc mùi, phơi trên bãi rác. Miến giăng từ góc chuồng lợn tới miệng cống…
  22. (còn tiếp)
Vài “kết quả”:
  1. Thực phẩm nhiễm Listeria Monocytogene gây ngộ độc, sảy thai và thai chết lưu.
  2. 1/1/2009 – 12/1/2010: cả nước tạm thời ghi nhận con số 111 vụ ngộ độc thực phẩm với hơn 4.100 người mắc, trong đó 31 người tử vong.
Trách nhiệm:
  • Trong khi vấn đề an toàn thực phẩm khiến nhiều người phải “rùng mình” thì quả bóng trách nhiệm lại đang được tới 5 Bộ “đá” quẩn quanh. Không ai đứng ra chịu trách nhiệm đến cùng dù vẫn có Bộ thừa nhận vai trò “nhạc trưởng”…: xem
Câu hỏi:
  • Có phải vì lợi nhuận mà con người sẵn sàng hủy diệt lẫn nhau?
  • Tại sao các cơ quan chức năng lại đá qua đá lại như thế?
———-
TS. Lê Văn Út, ĐH Oulu, Phần Lan.

3 nhận xét:

  1. Mình cũng mới vô tình đọc được ở Blog của một bạn có bài đầu đề "10 đặc điểm của người VN do 1 Viện nghiên cứu xã hội của 1 nước khác đánh gía. Mình không biết là mức độ chính xác của đánh giá này thế nào hoặc có đúng có 1 đánh giá chuyên nghiệp không. Chia sẻ chỉ mang tính chất tham khảo cho biết thôi. Chắc chắn không phải ai cũng thế và hy vọng trong thực tế mọi việc tốt đẹp hơn.

    1. Cần cù lao động, song có tâm lý huởng thụ.

    2. Thông minh, sáng tạo, song thường có tính chất đối phó.

    3. Khéo léo, song không duy trì đến cùng, ít quan tâm đến sự hòan hảo.

    4. Vừa thực tế vừa mơ mộng, song lại nhút nhát.

    5. Ham học hỏi, có khả năng tiếp thụ nhanh, song ít khi học 'từ đầuđến đuôi' nên kiến thức không hoàn hảo, mất cơ bản. Ngoài ra, học tập không phải là mục tiêu tạo thân của mỗi người VN (nhỏ học vì gia đình,lớn lên học vì sĩ diện & công ăn việc làm, ít khi vì chí khí hay đam mê).

    6. Vui vẻ cởi mở với mọi người, song không bền.

    7. Tiết kiệm, song nhiều khi hoang phí vì những việc vô bổ.

    8. Có tinh thần đòan kết, tương thân, tương ái, song hầu như chỉ trong những hòan cảnh khó khăn, bần hàn. Còn trong điều kiện sống tốt hơn,giàu có hơn thì tinh thần này rất ít xuất hiện.

    9. Yêu hòa bình nhẫn nhịn, song nhiều khi lại hiếu chiến, háu thắng vì những lý do tự ái, lặt vặt, đánh mất đại cuộc.

    10. Thích tụ tập, nhưng lại thiếu tính liên kết để tạo ra sức mạnh (cùng một việc 1 người làm thì tốt, mà 3 người làm thì kém, và 7 người làm thì hỏng).

    Trả lờiXóa
  2. Haha... 10 đặc điểm của người VN. Cũng nhiều điểm đúng phết đấy! Người ngoài cuộc đôi khi nhìn nhận tỉnh táo hơn người trong cuộc.

    Trả lờiXóa