Thứ Sáu, 17 tháng 8, 2012

Vài hình ảnh về Lễ hội Tanabata ở Nhật Bản

Lễ hội Tanabata – Thất tịch - gắn với truyền thuyết tương tự như Ngưu Lang-Chức Nữ của Việt Mam mình. Hàng năm lễ hội Tanabata được tổ chức 3 ngày liên tục, từ 5 giờ chiều đến 9 giờ tối, vào đầu tháng 8 Dương lịch ở một số thị trấn tại Nhật Bản.

Đây là dịp các cơ sở kinh doanh, các tổ chức xã hội tham gia lễ hội, họ phải bỏ ra một số chi phí nhất định. Lượng khách tham gia đông, rất vui vẻ, thoải mái. Là một lễ hội mùa hè được trông đợi hàng năm.

Những lời cầu nguyện được ghi lên những mảnh giấy nhỏ treo lên cây nêu
Tân-cổ giao duyên
Mỗi cơ sở đăng ký tham gia lễ hội được có một gian hàng ( phải đóng một số phí nhất định chừng 30USD) để bán những thức ăn uống đơn giản như khoai tây nướng, thịt xiên nướng, nước đá bào, hoa quả…
2 chị em mang Yukata đi dự lễ hội
Những lễ hội gắn liền với tuổi thơ, bởi vậy khi tham gia lễ hội người lớn sống lại kí ức tuổi thơ, trẻ con sẽ có những kỉ niệm theo suốt cuộc đời!
Một gian hàng bán đá bào
Những đồ ăn thức uống bán ở lễ hội không cầu kỳ, và được bán với giá phải chăng.
Những lễ hội thế này, người ta tổ chức chỉ để vui và vui thôi, không có những mục tiêu chính trị, tuyên truyền gì hết, chỉ là dịp cả nhà hay bạn bè ra ngoài nêm nếm những món ăn dân dã, xem những tiết mục biểu diễn thú vị, lắng nghe tiếng trống dân gian…
Đặc biệt ấn tượng là những trang trí độc đáo của các cơ sở kinh doanh trong thị trấn, họ cố gắng phô diễn tài cắt dán, trang trí bằng giấy của mình.
Những bông hoa bằng giấy mềm
Mô phỏng các nhân vật hoạt hình nổi tiếng
Origami hình những bông hoa đủ màu sắc

Hình những ngôi sao chìm nổi

Lại những bông hoa hồng cầu kỳ
Những dải băng rực rỡ trên có gắn lời cầu nguyện của khách hàng
Hình thức trang trí bằng giấy cắt tròn với các tạo hình khác nhau
Trang trí bằng giấy cắt kết hợp chuông nhỏ
Origami trang trí mô phỏng những chiếc chong chóng
Origami những chiếc hộp nhỏ xen lẫn với hình vuông trang trí

Đội trống nhỏ đang đánh trống

Những lễ hội mùa hè vui vẻ sẽ đi vào kí ức các bé.
Và với cách đó, những giá trị văn hóa truyền thống không bị lu mờ!


TMQ st.
Nguồn: Ha Linh Blog

1 nhận xét: